Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307
Chương 82 :
Ngày đăng: 01:15 19/04/20
ĐÔI DÒNG KỈ NIỆM VỀ THỦ TRƯỞNG NGUYỄN
HỮU HÀ.
Cuối
năm 1980, e95 có mở một lớp tập huấn cán bộ cấp a, b của trung đoàn. Từ khu chiến
d2, tôi được BTM e95 rút về, để truyền đạt một số kĩ năng sử dụng bản đồ cùng với
anh Lập c trưởng trinh sát e95 cho lớp tập huấn này. (Lớp trưởng là anh Lê Duy
Hoa, một trong những anh em còn lại của c2 d1 sau trận ngày 8/1 ở bờ tây sông
Mêkong). Tôi được phân công ở cùng phòng với anh Đỉnh (trợ lí ban tác huấn) khi
đó là phụ trách lớp (trung úy Đỉnh là sỹ quan duy nhất của e95 xuất thân từ trường
SQLQ 1 Sơn Tây).
Một
buổi chiều sau giờ cơm… tôi ngồi trước dãy nhà ban tác huấn đọc lá thư thứ hai
của người bạn gái cùng lớp, tôi mới nhận hồi chiều… (lần đầu tiên cô nàng đổi đại
từ nhân xưng với tôi…)
“… Chiều về trên biển Phương Mai - Quy Nhơn… Em
ngồi một mình lắng nghe tiếng sóng biển, lắng nghe những kỉ niệm ngày xưa hiện
về trong kí ức.
Này
sóng ơi! Sóng đang ca bài ca gì thế… bài ca của sóng khó hiểu quá… sóng vẫn lặng
thầm ca bài ca muôn thuở…
Cũng
chính nơi đây, giữa tiếng sóng của một đêm trăng sáng… tim em rung động lần đầu
tiên, cảm nhận thầm yêu một người… Anh và em cùng ngồi trên tảng đá bên bờ nước,
chúng mình không ai bận tâm đến những con sóng dạt vào người, và bọt nước làm ướt
sũng quần áo… chỉ lắng nghe rất say sưa những tiếng sóng dập dìu vút lên cao, rồi
lại rơi ào xuống… Sóng trườn lên bãi cát trắng tinh, vuốt ve lên đôi chân trần
của em và của anh. Ngày đó, anh chỉ thích nhìn mặt trăng… khi từ từ nhô lên khỏi
mặt nước…còn em, em chỉ thích nghe tiếng sóng biển, nghe tiếng đập thổn thức của
con tim em. Anh vẫn vô tư hay nói đúng hơn là anh vẫn vô tâm… Anh vẫn cứ thích
nhìn, thích nghe tiếng sóng vỗ mạnh vào vách đá đằng xa kia, làm phát ra những
âm thanh rung tai, kéo theo những bọt nước trắng tinh lấp lánh dưới ánh trăng…
khi chúng tung lên…
Anh
đâu biết rằng, chính những âm thanh mạnh mẽ nhất từ con sóng, đã làm đứt gãy và
bình thường thời ấy. Nhưng là thủ trưởng nên ông cũng lướt qua cho có đọc, có lẽ
ông cũng không muốn đọc hết làm gì).
Ngồi
ở đó tâm sự, tôi mới biết rằng ông cũng là con người rất yêu thơ. tôi có chép lại
bài thơ “Lá chanh” do ông đọc, nhưng nay thì không còn nữa nên không viết ra
đây được (bài thơ cảm nhận về vẻ đẹp của người con gái khi tắm (hay gội) bằng
nước chanh thì phải…)
Ông
đã kể chuyện về thời trai trẻ của ông trên đường Trường Sơn.
Ngày
ấy, thơ là thiêng liêng, là máu thịt, là nơi duy nhất để tỏ bày, gửi gắm điều
chi. Trên đường Trường Sơn hành tiến về Nam, anh bộ đội hay cô thanh niên xung
phong, đều có cuốn sổ nhỏ chép những bài thơ mà họ yêu thích. Thơ là người bạn
gần gũi với số phận người lính, với cái sống và cái chết của người lính, cả
trong nỗi đau và khát khao cần được chia sẻ. chính thơ đã đưa những điều cộng cảm
đến với con người. Trong những bài thơ ông đọc, tôi chỉ biết có bài: Màu tím
hoa sim của Hữu Loan.
Chính
ông cũng đưa ra những suy nghĩ về thơ…
Thơ
trong chiến tranh lúc giống như người yêu, lúc giống như người đồng đội, lúc lại
giống đôi mắt buồn thăm thẳm của người mẹ. Nó bất chợt như bàn tay mẹ xoa trên
lưng con một chiều trước hôm tiễn biệt. Nó như giọt nước mắt người ta yêu, rơi
lặng lẽ lúc đoàn xe chở quân… vang lên tiếng còi trong một buổi sáng mua đông
giáp Tết năm nào. (Ông thoát li gia đình vào chiều 28 tết). Dòng thơ mập mờ ẩn
hiện theo nhịp rung đều đều của con tàu chở quân ra mặt trận…
Và
nhiều cảm nhận nữa mà tôi không thể nhớ hết... Thời trai trẻ có ai nghĩ rằng những
kỉ niệm sẽ là phần còn lại duy nhất của đời sống con người. Nhà văn nào đó đã
viết như vậy.
Đang
say sưa nói chuyện về thơ, thì anh công vụ đến mời ông về họp với Phó chính ủy
Vũ Minh Thái (nay là Chủ tịch hội CCB huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi)…
Chia
tay tôi, ông hẹn một ngày nào đó sẽ tiếp tục câu chuyện. Nhưng rồi nhiệm vụ và
môi trường công tác, cả tôi và ông đều bị cuốn sâu vào công việc, nên không có
điều kiện để nói chuyện về thơ văn với nhau nữa.
Và
lần cuối cùng tôi nói chuyện với ông là sau trận đánh 547 (4/ 1984), trước khi
tôi và năm mươi anh em khác chuẩn bị ra quân, vì thiếu điều kiện để thực hiện “chế
độ một thủ trưởng.” Khi đó ông là Phó Tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy Sư
đoàn 307.