Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307

Chương 86 :

Ngày đăng: 01:15 19/04/20


GẶP NHÀ BÁO KHÁNH VÂN BÊN DÒNG SUỐI

SAEM.



Từ

khu chiến D2 anh em chúng tôi trở lại căn cứ F bộ bên dòng suối Saem. Đơn vị

trinh sát chốt ở phía đông F bộ bên kia suối. Khi chúng tôi về, cả C trinh sát

chỉ còn mấy anh em bị bệnh ở nhà, nhiều nhất là bệnh đau lưng (thực chất là

thoát vị đĩa đệm cột sống), còn lại đã đi phối thuộc ở các E trong toàn sư

đoàn.



Buổi

chiều họp giao ban ở BTM sư đoàn tôi thấy một người lạ và hỏi anh Cho thông tin

F thì được biết người ấy là nhà báo Khánh Vân, công tác tại Báo QĐND. Sau giờ

cơm chiều đang ngồi nói chuyện với mấy anh em thì thấy ông xoắn quần lội suối để

qua đơn vị.



Chúng

tôi chưa kịp chào ông, thì ông đã lên tiếng trước: Chào anh em trinh sát.



Chào

Thủ trưởng… tôi thay mặt anh em đáp lại (lúc đó ông là Trung tá).



Ông

rút trong túi áo ra gói Tam Đảo và mời anh em. Tôi mời ông vào nhà BCH nhưng ông

bảo ngồi đây nói chuyện với anh em cho vui. Ông hỏi thăm từng người về quê

quán, nhập ngũ năm nào, tình hình vợ con (có đứa nào có vợ đâu mà có con) người

yêu (yêu người khác rồi)… tình hình thư nhà.



Ông

có khiếu nói chuyện rất hay và rất nghệ sĩ nhưng rất sâu sắc…



Đến

tối, tôi mời ông vào BCH vì bên ngoài rất nhiều muỗi.



Bước

vào hầm ông đưa cho tôi gói trà bọc trong giấy báo, tôi nhờ anh nuôi pha trà và

chúng tôi ngồi tâm sự…



Ông
“Người

cán bộ ấy ra đi từ mái tranh nghèo của một vùng quê Bắc Bộ vào tháng 5 – 1972

khi vừa lập gia đình chỉ hơn một tháng. Vượt qua bức tường lửa Vĩnh Linh, xuyên

qua con đường Trường Sơn huyền thoại, đến với mặt trận B3 Tây Nguyên tháng 12 –

1972, là lính của E95 chiến đấu khắp chiến trường Tây Nguyên và vùng duyên hải

Trung Bộ trong đại thắng mùa xuân năm 1975. Không một cánh thư, không một lời

nhắn về nhà trong những năm tháng đó.



Năm

1977 là C trưởng của một C Anh hùng của E95, anh cán bộ này được đi phép ba

tháng. Ai cũng hiểu tâm trạng của người cán bộ này khi rời mảnh đất Chư Nghé

421.



Về

đến quê… Đi qua những cánh đồng làng ở quê nhà, mọi người đều nhìn anh với con

mắt cảm thông dò xét.



Ngôi

nhà này, ngày anh ra đi chỉ còn ba người và nay đã tăng lên năm người… Cha mẹ

anh… người thì nằm một chỗ suốt mấy năm, người thì bệnh hoạn liên miên. Bố anh

đang đu đưa võng cho một thằng cu hai tuổi do vợ anh sinh ra nhưng không phải

là cháu của ông, và đến trưa có một cháu gái đi nhà trẻ về, chào bố anh là ông

nội nhưng không phải là con của anh?



Ngang

trái đến tột cùng… Anh mang ba lô trở lại đơn vị chỉ sau mười hai ngày sau đó.



Ngày

anh ra đi, người phụ nữ của hai đứa trẻ trong nhà anh cũng đưa anh ra bến xe và

dúi vào tay anh một ít tiền dành dụm (Ông không nói là anh này có nhận hay

không?) và dòng nước mắt ngấn trào. Anh không còn đủ bản lĩnh để nắm lấy tay

người phụ nữ hay vòng tay qua vai… mảnh vai gầy cáng đáng nuôi bố mẹ anh ngần ấy

năm anh ở chiến trường. Bố mẹ anh vẫn thương hai đứa cháu, vì chính ông bà đã

lo cho chúng nó khi vừa mới lọt lòng, và vẫn thương người con dâu lam lũ tảo tần…

những lúc trái gió trở trời… tô cháo nóng và nồi lá xông hơi…’’



Anh

ra đi lòng trĩu nặng…



Câu

cuối cùng mà ông nói với tôi “Mọi sự ở đời là vô nghĩa, khi nhận biết hai chữ HI

SINH. Ngay cả ngòi bút của tôi, có những khi đã cảm thấy bất lực trước những mất

mát, hi sinh quá lớn của đồng chí, đồng đội mình. Hãy sống và chiến đấu em ạ.”



Đổi

gác lần thứ tư tôi và ông mới ngừng câu chuyện, và leo lên võng ngủ.



Ngày

mai cả tôi và ông đều theo Đoàn Văn Công QK5 lên Chùa Preah Vihear phục vụ bộ đội.