Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307

Chương 90 :

Ngày đăng: 01:15 19/04/20


NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG NĂM 1981



Bước

vào năm 1981, Pốt được các thế lực nuôi dưỡng hà hơi tiếp sức, cũng như sự dung

dưỡng của nhà cầm quyền Thái Lan, ẩn nấp dưới những cánh rừng già dọc theo tuyến

biên giới Thái – Căm. Pốt bắt đầu tung quân quậy phá ta và chính quyền của bạn,

lập các căn cứ nằm sâu trong nội địa đất K. Quan sát trang thiết bị của Pốt ta

thấy rằng chúng được trang bị gần như mới toàn bộ, các loại mìn, súng, đạn ta

thu được đều rất mới. Quần áo không phải là màu đen mà là màu xanh, nổi danh là

“áo Pốt” mà anh em ta ai cũng thích (đến nỗi Bác Haanh phải cầm trái B chạy

theo đập đầu chúng để lấy). Pốt nào cũng có đồng hồ SEIKO FIVE mới toanh (cung ứng

cho anh em ta canh giờ gác đêm, cũng đỡ khổ). Chỉ cần một bi đông nước, chúng

có thể đi và về dễ dàng… Khi gặp ta đánh, chúng chỉ cần vượt qua biên giới là

coi như ổn… Phía bên kia đồi 300 của c11d3 chúng có cả trại dân tăng gia sản xuất…

như là đất của nhà chúng. Cao điểm 500 nằm ngay đường ranh biên giới, nghiêng

nhiều về đất Thái, chúng đặt khẩu DKZ, lâu lâu chúng hỏi thăm d bộ d1, c13 và

c11 ở vòng quanh hồ Vườn Xoài…



Cái

khó khăn lớn nhất của chúng ta là cái lằn đen đậm trên bản đồ…



Không

phải ta không đủ lực lượng hay khả năng để vượt qua lằn đen đó… Đây là lệnh của

trên. Ngay cả Tư lệnh f307 cũng bị cấp trên “quán triệt nghiêm khắc” về vấn đề
trên. Ngay cả Tư lệnh f307 cũng bị cấp trên “quán triệt nghiêm khắc” về vấn đề

này.



Còn

nỗi đau nào hơn khi chúng đánh ta… ta truy kích… chúng vượt qua biên giới… quay

mặt lại “nhoẻn miệng cười”…



Thời

đó nghe anh nào nói câu “Bực đ… chịu được” là biết anh này đã bị Pốt “nhoẻn miệng

cười.”



Trong

một cuộc nói chuyện tại d bộ dBB1 Vườn Xoài, Phó Chính ủy QK5 Thiếu tướng Nguyễn

Huy Chương cũng phải thốt lên “Liên Hiệp Quốc như là một cái chợ...” Có đoạn

trong lúc nói chuyện, ông còn nhấn mạnh “Thằng nào nói giỏi thì đem quân vào

đây…” Vì bên kia bờ đại dương, thành phố New York, chiếc ghế thành viên LHQ của

Campuchia vẫn do Pốt ngồi. Tư lệnh Lục Quân Thái Lan rêu rao “Bộ đội Việt Nam tấn

công vào đất Thái Lan.” Một vị ở Đại sứ quán Việt Nam tháp tùng thủ tướng

Campuchia Chăn – Xi lên thăm f307, có nói đến chuyện ở Thái Lan, nhà cầm quyền

còn thuê người, biểu tình ở trước Sứ quán Việt Nam tại Bangkok, để la ó việc

này. Rồi cuộc đối đầu giữa ASEAN và ba nước Đông Dương…



Lính
Lính

tráng đâu có biết rằng vào thời điểm đó, chúng ta khổ sở như thế nào về vấn đề

Campuchia… Những hạt gạo mới xay xát xong tại Bến Lức (Long An) còn nóng hổi,

được xe H13 của TCHC nhanh chóng chuyển đến chiến trường qua ngả Congpong Thom

đường số 7… và lúc quay về… có khi trên xe là những người con đất Việt đã từ

giã cuộc chiến, yên nghỉ tại Nghĩa trang K số 4 được đưa trở về đất mẹ Việt Nam:

Nghĩa trang Tân Biên - Tây Ninh.



Phạm

trù chính trị và ngoại giao, là công việc của những nhà chính trị và ngoại giao.

Còn phạm trù của người lính chỉ đơn giản là ĐÁNH TIÊU DIỆT (Chính ủy f307 Lê

Lung bảo đó là nguyên tắc số 1 của 10 hay 12 điều gì đó… trong tác chiến).



Đối

với người lính tình nguyện Việt Nam “đất thánh” không phải ở hướng bắc, hướng

trước mặt… với những cánh rừng già sâu thẳm… nơi chưa chấp những tên đao phủ của

thời đại, trang bị những vũ khí mới toanh…



“Đất

Thánh” của người lính chúng tôi ở hướng Đông và Đông Nam, từ Đồng Văn đến mũi

Cà Mau, dải đất hình chữ S nhìn ra bờ Thái Bình Dương, với bầu trời xanh gió lộng…

thuyền ta ngược… thuyền ta xuôi… mỗi khi chiều về.





điều gì xảy ra thì phải xảy ra… Phải đánh, đánh cho bằng được, để chiến thắng

mà trở về… Mẹ đợi… người yêu mong… vợ chờ…



Chỉ

có vậy và phải vậy. Chiến tranh không có khái niệm nơi nào có chứa vũ khí là bất

khả xâm phạm.