Kim Sơn Hồ Điệp

Chương 119 : Mississippi (4)

Ngày đăng: 13:28 19/04/20


Khách sạn ven sông Mississippi nằm ở Briest, thuộc vùng ngoại ô phía đông bắc của thành phố St. Louis, trong trấn có rất nhiều kiến trúc mô phỏng lại thời kỳ thực dân, cùng với cây sồi đỏ tươi tốt nhờ phù sa bồi đắp. Hoài Chân cho rằng từ “rất già” chỉ là dùng để hình dung khách sạn kia; nhưng tới khi chạy xe vào thị trấn lúc hoàng hôn, cô mới biết thì ra toàn bộ thị trấn đều già cỗi như vậy. Trấn tuy nhỏ, song lữ khách đến tìm nơi trú chân không hề ít, khi lái xe vào cổng khách sạn thì trong nhà xe đã có rất nhiều xe hơi, chỉ còn lại thưa thớt vài ba chỗ trống.



Mưa phùn bay lất phất, phục vụ trẻ tuổi áo mũ chỉnh tề từ trong nhà xe đi ra giúp họ dừng xe, Hoài Chân cầm thẻ căn cước của hai người vào lễ tân đăng ký. Nếu quá sáu giờ rưỡi, khách sạn có quyền đưa phòng đã đặt trước cho khách khác thuê.



Cô vừa xuống xe, một nhân viên già tóc muối tiêu, mặc đồng phục màu đỏ từ bên ngoài cổng lớn khách sạn đi tới, xách túi du lịch ở trong cốp xe ra, dùng xe đẩy chậm rãi đẩy nó vào đại sảnh khách sạn.



Đại sảnh khách sạn sơn màu xanh biển đậm – là màu sắc rất mốt vào cái thời nó vừa ra đời. Trên ghế sofa ở đại sảnh có rất nhiều khách khứa đang ngồi đọc sách đọc báo, thoạt nhìn bọn họ trông giống nhà truyền giáo. Còn có vài ba vị phu nhân thấp giọng cười nói, ngoài ra còn có một chú chó đốm nằm cạnh chủ nhân. Lúc Hoài Chân đi vào, không một ai ngẩng đầu nhìn cô. Bờ Đông không hẳn kỳ thị chủng tộc, nhưng nói cho đúng thì chỉ là do bọn họ không rảnh rỗi, không muốn quan tâm đến nhiều thứ.



Ông lão ở quầy lễ tân sau lưng cũng đã già, cái đầu hói và chiếc bụng mập phệ đã phát huy rõ nhất nguy cơ trung niên. Ông cầm thẻ căn cước và bằng lái của Ceasar xác nhận, sau đó quay đầu nhìn đồng hồ, đẩy kính lão lên, hòa ái mỉm cười, cầm lấy bút mực viết thông tin vào cuốn sổ đăng ký to đùng. Vừa viết ông vừa nói, “Cháu đã mười bảy tuổi rồi à… Ta còn tưởng cháu có thể được hưởng đồ ăn nhẹ miễn phí cho trẻ dưới mười lăm tuổi của khách sạn bọn ta.”



Hoài Chân bĩu môi, “Đối với một cô gái, đây đúng là một thông tin xấu.”



Ông cụ nói nhỏ với cô, “Có điều không sao, hôm nay tất cả đều là người già tham gia cuộc họp của đạo Tin Lành tại Briest. Bọn họ không hứng thú vòng hành tây chiên vàng và ức gà nướng đâu.” Nói đoạn, ông lấy ra một tấm thẻ miễn phí ăn vặt cùng chìa khóa khắc số phòng ở trong ngăn kéo giao cho Hoài Chân, nháy mắt với cô nói, “Chúc vui vẻ. Còn nữa, bạn trai cháu đúng là một anh chàng đẹp trai.”



Hoài Chân ngoái đầu lại, đúng lúc nhìn thấy Ceasar và nhân viên phục vụ xách túi du lịch kia đi vào khách sạn. Thành phố St. Louis lạnh hơn nhiều so với thành nhỏ tên Columbia ban trưa, trước khi xuống xe anh đã mặc thêm áo len đan tay màu lam đậm phủ ngoài áo sơ mi, đứng đằng xa nhìn mình mỉm cười.



Hoài Chân nghĩ bụng, ông cụ lễ tân nói đúng thật.



Trước đó đã có một nhóm người đi lên lầu. Lúc chờ thang máy, Hoài Chân thuận tay cầm một cuốn sách đầy màu sắc lên nhìn – nó vốn nằm trên giá tạp chí bên cạnh ghế sofa nhung màu đỏ sẫm, phát hiện đây là cuốn tạp chí đăng tải tiểu thuyết dài kỳ. Thang máy đến, Hoài Chân cầm luôn tạp chí, quyết định về phòng nghiên cứu kỹ hơn. Mở thang máy là một người phụ nữ da đen xinh đẹp, trông ngầu không khác gì Halle Berry*, mặc váy đồng phục, giày cao gót và tất màu đen, vóc dáng vô cùng hấp dẫn, có đường cong chữ S cùng bắp chân nhỏ dài mà người da trắng và người da vàng bình thường khó mà có được, ngay đến Hoài Chân cũng bất giác nhìn thêm nhiều lần.



(*Halle Berry là nữ diễn viên da màu người Mỹ, cựu người mẫu thời trang và nữ hoàng sắc đẹp.)



Vừa ra khỏi thang máy, cô lập tức cảm thán, “She’s beautiful.” (Cô ấy đẹp quá.)



Người nhân viên trung niên đẩy xe cười nói với cô, “She could have been a model.” (Có thể cô ấy là người mẫu.)



Ceasar hỏi, “Is she a mulatto?”



Nhân viên trung niên cười nói đúng thế, “Tiên sinh, mắt nhìn của cậu đúng là tốt, rất ít có ai nhận ra cô ấy có huyết thống người da trắng. Mẹ cô ấy là người da đen, còn cha là một Octoroon.”
Ceasar bật vòi sen đến mức tối đa, nói, “Thêm một câu nữa, ‘Hoặc anh có thể để lại hóa đơn khách sạn tại quầy lễ tân, ngày mai tôi tôi sẽ trả tiền hóa đơn lúc trả chìa khóa phòng’.”



Hoài Chân nghe xong, lập tức ghi lại lời này lên giấy rồi chuyển cho nhân viên.



Sau khi nhân viên rời đi, Hoài Chân cẩn thận suy tính, cảm thấy màn kịch này diễn không tệ.



Trong thời gian rất ngắn, anh ta không thể làm giả thông tin nhận phòng hay tài khoản chi phiếu được, hễ khách sạn tiết lộ bất kỳ thông tin nào trong số đó, thì thông tin cá nhân của anh ta sẽ bị truy nguyên; cho dù anh ta không chịu sử dụng bất cứ quyền lợi nào trong dịch vụ khách sạn, thì ngày mai Hoài Chân và Ceasar cũng có lý do đến chỗ lễ tân hỏi hóa đơn của người này; nếu lễ tân chuyển lời “khách cố ý dặn dò không được tiết lộ hóa đơn người dùng”, thì có nghĩa người này khả nghi.



Mấy phút sau, nhân viên quay lại nói, “Vị tiên sinh kia nói nếu có tiêu xài quá mức thì anh ấy sẽ để lại ở lễ tân, cũng nhờ tôi cám ơn hai người.”



Hoài Chân đưa cho nhân viên ba đồng 25 cent, nhân viên phục vụ vui vẻ nhận lấy.



Tiễn nhân viên đi, đúng lúc Ceasar thay áo sơ mi ra khỏi phòng tắm, hỏi cô người kia trả lời thế nào.



Cô thuật lại nguyên văn với Ceasar, rồi bổ sung thêm một câu, “Có lẽ người ta cũng chỉ đến thành phố nào đó ở bờ Đông, vừa hay đêm qua cũng trải qua một đêm ở sòng bạc thành phố Kansas, cho nên lên đường mới muộn.”



Ceasar nghĩ ngợi rồi cười nói, có lẽ thế, có điều phải sáng mai mới biết kết quả được.



Anh lau tóc, ngẩng đầu nhìn đồng hồ báo thức, tám giờ kém năm, thế là ra cửa mặc giày vào, gọi Hoài Chân dậy xuống lầu ăn cơm.



Nhưng cô nhìn anh sững sờ, không nhúc nhích.



Ceasar hỏi cô, “Sao thế?”



Cô nói, “Không phải vừa rồi em đã thấy anh ở trần đấy chứ?”



Anh nhớ lại, đáp, “Đúng vậy. Lần này em thấy rõ chưa?”