Kim Sơn Hồ Điệp
Chương 82 : Công viên Cổng Vàng (4)
Ngày đăng: 13:27 19/04/20
Chuông điện thoại reo vào lúc chín giờ rưỡi tối San Francisco. La Văn vẫn cứ như thường, đến tối thứ bảy là tới hội đồng hương Tân Ninh đánh bài, A Phúc đã ngủ, Vân Hà vẫn chưa về, trong tiệm chỉ có một mình Hoài Chân.
Trước lúc điện thoại đổ chuông, một chiếc tàu chở hàng từ Trung Quốc cập bến. Từng thùng hàng do cư dân trên phố người Hoa mua ở quê được xe tải vận chuyển đến phố người Hoa. được Vì trong số hàng hóa có rất nhiều rau dưa trái cây, nên không thể chậm trễ đưa tới vào ngày hôm sau được. Người giao hàng của công ty vận chuyển P.H Dụ Hải đưa hàng hóa đến đầu phố Grant Ave, đứng ở giao lộ thổi kèn, lớn giọng đọc to tên họ của người nhận. Hoài Chân ngồi đằng sau quầy, mắt thấy các cửa sổ mỗi nhà vừa tắt đi lại sáng lên, những cô gái hoặc các dì mặc đồ ngủ màu hồng màu trắng lê dép vội vã chạy từ trong nhà tới cây bồ kết ở đầu hẻm.
Tên La Văn cũng được xướng lên. May mà tiệm giặt A Phúc cách cây bồ kết không quá xa, người giao hàng nhìn thấy cô dáng người bé nhỏ, bèn giúp cô chuyển hai thùng hàng đến ngoài cửa tiệm A Phúc, bảo cô kiểm tra xem. Nếu không phải nhờ thế thì cô đã bỏ qua cuộc điện thoại kia.
Cô vừa dùng tiếng Anh nói “xin chào” thì đã không còn tâm trí để tâm đến nội dung trong ống nghe. Vì người giao hàng đã kéo một chiếc túi nhăn nhúm, gần như nổi mốc ở dưới đáy thùng lên, bụi gần như bay lên mặt cô.
Người giao hàng nói bằng tiếng Quảng: “Ngọ tì gúi pồi sàng gè. Sàng lợi mìng dáu dắt ti xi xù… Lị dim ngm di ngọ cấu ma?”
(Chúng tôi sẽ bồi thường, bởi vì trong thùng có tơ lụa… Cô hiểu ý của tôi không?)
Cô bị mùi cơ thể xộc đến làm gần như tắt hơi, gật đầu đáp, “Tôi hiểu tôi hiểu.”
Có chớp mắt đầu óc Hoài Chân bị chạm điện, không kịp đổi qua tiếng Anh mà dùng luôn tiếng Quảng nói vào đầu dây: “Néi tấu dáu dím moong, gaa ngm gaa di…” (Hoài Chân muốn nói là “có hơi bận, có thể chờ một lát không?”)
Người ở đầu dây cũng trả lời bằng tiếng Quảng: “Anh đợi em.”
Lần đầu tiên gặp nhau, Hoài Chân nghe anh dùng tiếng Quảng Đông nhạo báng, nên cô khắc sâu giọng tiếng Quảng của anh hơn là tiếng Anh và tiếng Đức, nên gần như trong nháy mắt đã nhận ra ngay.
Ban đêm gió lớn thổi vù vù trên phố, Hoài Chân run rẩy. Ở đầu dây bên kia rất ồn, có một cây vĩ đang kéo bài nào đó đại diện cho trường phái cổ điển Vienna, xen lẫn với đó là tiếng nói chuyện ồn ào, giống như đang ở trong một nhà hàng cao cấp hoặc một quán bar đêm.
Anh không nói tiếp, Hoài Chân cũng không cúp máy. Trong tay cô cầm tờ hóa đơn La Văn để lại, chỉ có thể kẹp điện thoại giữa bả vai và mặt. Nếu cư dân trên phố người Hoa đi ngang qua thì sẽ thấy, vào chín giờ rưỡi, cô con gái nhỏ của tiệm giặt A Phúc đi dép lê đứng trên bậc thềm ngoài ngưỡng cửa, kéo dài dây điện thoại treo tường.
Người giao hàng lấy hai chiếc khăn trải giường thêu lụa và hai tấm màn thêu lụa ở trong một thùng ra, ngoài ra còn có vải gấm và vải nhung được mua từ Thượng Hải cho để may quần áo, ghi lại mức độ nhiễm bẩn trên hóa đơn, từ đó báo cáo lại tổn thất với công ty vận tải.
Lại mở một chiếc thùng khác ra, lấy một túi su hào, đậu bắp, bắp cải Quảng Đông, tỏi tây và bí đao ra. May mắn chính là, hàng hóa trong chiếc thùng này không bị sứt mẻ gì.
Hai thùng hàng báo giá ở hải quan là 24 đô la, người giao hàng ghi đơn bồi thường 8 đô ra, nói với cô là La Văn cần phải cầm thẻ căn cước đến công ty vận chuyển đường thủy nhận. Vừa xé biên lai, anh ta vừa trách móc: “Ai lại để đồ ăn dưới đáy thùng chứ?”
Hoài Chân cũng đại khái đoán được ý đồ La Văn làm thế, cô đỏ mặt luôn miệng cám ơn người giao hàng, trong lòng hơi xấu hổ.
Đợi người của công ty rời đi thì trên bến tàu đổ chuông mười giờ.
Đúng, cô sẽ còn lên cấp ba, có vô số bạn học là nam. Ở tuổi mười bảy mười tám này là thời kỳ hoóc-môn bùng nổ, ngay cả khi đã xếp nam ở riêng nữ ở riêng để ngăn cấm chuyện yêu đương, thì đa số bạn cùng phòng sẽ lén nhảy cửa sổ, thì vẫn có mấy chàng trai lén nhảy cửa sổ lẻn vào ký túc xá nữ ở bên kia sân trường.
Trong khoảnh khắc bị Lucinde cản lại trước cửa phòng, lớn tiếng chất vấn vì sao anh lại thô lỗ với bạn cô mời tới như vậy, Ceasar cảm thấy mình sắp phát điên rồi.
Lucinde mặc váy trễ ngực, không biết bị ai hôn mà son môi lem cả ra ngoài.
Ceasar nhìn chằm chằm đôi mắt màu xanh da trời như thủy tinh của cô nàng, đột nhiên bật cười, dùng tay đỡ cô, đưa tay vặn mở khóa phòng.
Lucinde bị nụ cười của anh làm cho sợ hãi, xoay người đi, khó lòng tin nổi: “Anh cười kỳ lạ lắm đấy, anh cười cái gì? Trời ạ, Falmouth lại thêm một người ngột ngạt đến phát điên rồi!”
Ceasar mở cửa, đột nhiên cười hỏi cô: “Em có muốn về New York không?”
Lucinde đáp: “Dĩ nhiên là có, tại sao không? Em ở cái nơi rách nát này lâu tới nỗi sắp biến thành tu nữ Thiên Chúa giáo rồi!”
Anh nói: “Vậy thì bắt đầu từ mai phải nghe anh, đừng có mở mấy bữa tiệc vớ vẩn kia nữa, được không?”
“Vì sao?”
“Arthur và cha mẹ cho người đến quản chúng ta chặt chẽ như vậy là vì nơi đây cách Long Island quá xa. Trừ khi chúng ta yên phận ở đây đến hết mùa thu rồi trở về Long Island, thì mọi giám sát sẽ tự động biến mất… Em hiểu không?”
Lucinde nhìn chằm chằm vào đôi mắt đen kia, đột nhiên đã hiểu vì sao mẹ cô lại nói với cô là: người này rất thông minh.
Mặc dù lúc này người trẻ tuổi được mẹ cô thầm ca ngợi vô số lần đó đang nhìn mình như nhìn kẻ thiểu năng trí tuệ, nhưng cô vẫn gật đầu.
Ceasar cảm thấy mình đã biểu đạt đủ rồi, anh hy vọng cô ấy có thể nghe hiểu.
Kết thúc cuộc nói chuyện, anh xoay người đóng cửa phòng ngủ lại, thế giới lập tức tĩnh lặng hẳn đi. Anh cởi áo ướt đẫm mồ hôi ra, bực bội chui vào trong chăn rên rỉ.
Anh sắp phát điên mất thôi.
Chỉ khi về Long Island, thì anh mới có thể tìm được cơ hội về San Francisco gặp cô.