Kinh Thánh Của Một Người
Chương 20 :
Ngày đăng: 00:48 19/04/20
Không biết bây giờ Magritte như thế nào. Nàng đã đẩy anh vào vũng bùn, để viết nên cuốn sách nhơ bẩn, thối tha này. Chẳng có ai còn hứng thú với loại sách nhảm nhí đó, và đến như anh cũng cảm thấy vô duyên, ngán tận cổ, tiến thoái lưỡng nan trước nỗi khổ tâm. Mỗi lần biên thư cho anh, Magritte không quên vẽ một ngôi sao sáu cánh màu xanh ở góc trên phong bì, hầu như không thể quên nổi nàng là người Do Thái, còn ở đây, ngược lại anh rất muốn xóa đi bao dấu ấn khổ đau. Anh phải gọi cho nàng phải tới hơn bảy, tám mươi lần điện thoại và lúc nào cũng thế, chỉ mỗi một tràng dài lời đáp được ghi âm sẵn bằng tiếng Đức, toàn kiểu phát âm lưỡi, anh nghe không hiểu, đoán là chủ nhân yêu cầu có gì xin nhắn lại. Nàng chưa hề gọi điện thoại cho anh, chỉ gửi thư. Lá thư gần đây nàng viết, hãy tìm một cô gái Pháp vui tính đi anh, em không thể sống cùng anh, vì sẽ rất đau khổ, đau khổ bội phần, em muốn có một gia đình ổn định, sinh con, làm mẹ và liệu đứa con Do Thái nòi giống Trung Quốc có đem lại hạnh phúc cho em không hở anh? Chữ Hán nàng viết trong thư thiếu nét, kì cục, tạo nên một cảm giác xa lạ, không giống như tiếng Trung nàng nói trôi chảy, thân thiết, gợi cảm. Nàng có một kiểu dùng từ đặc biệt, nàng nói, nhục thể và tính giao đều tự nhiên biết chừng nào, khiến anh cảm thấy nàng rất ấm áp và trơn tru. Nhưng trái lại, thư nàng viết rất lạnh, đẩy anh ra ngoài vòng thân xác và tình cảm với nàng, đã thế còn mang vẻ trào lộng, làm anh khổ sở. Anh đoán là nàng muốn nói, em đã ngoài ba mươi rồi, không thể cùng anh lang bạt khắp trên thế giới, lần sau sẽ gặp gỡ ở đâu, Paris hay New York, Ulysses vĩnh hằng hay Odysseus hiện đại. Cứ cho đó là một lần hạnh ngộ, một lần trong nhiều lần hạnh ngộ của anh, những gì anh muốn, nàng đều hiến dâng, nhưng chỉ lần ấy mà thôi. Nàng không trở thành bạn gái của anh, chia tay như những người bạn bình thường, bạn lâu dài, nhưng không muốn làm một tình phụ. Hãy tìm một cô gái Pháp và chơi trò tính dục với ả ta, thỏa mãn những ảo tưởng của anh, cho anh linh cảm và gợi lại bao đau khổ chất chứa trong lòng. Anh chẳng khó khăn gì để tìm một người đàn bà như thế, người đàn bà anh cần. Nhưng cái nàng muốn là an bình, phẳng lặng, gia đình đầm ấm chứ không phải nỗi đau. Nàng thiếu cảm giác an toàn vì vậy đã vùng vẫy thoát ra không nổi, còn anh thì không giúp được gì.
Không có người đàn bà nào muốn nghe anh kể chuyện đau thương, hành hạ thân xác. Nếu cần thà đi xem phim khủng bố của Hollywood còn hơn, vì đó là những hoang tưởng sáng tác, hư cấu. Ngược lại, câu chuyện tình “bạo lực” mà anh định chấp bút, rằng lúc vào trò nên chăng cần một tí kích thích để tận hưởng khoái cảm cao trào thì cũng chẳng có ai để trao đổi, tâm sự; chỉ tự nói với mình, tự quan sát, phản tỉnh, phân tích, nhớ lại, thậm chí độc thoại.
Anh cần tìm một giọng điệu bình tĩnh, lọc đi những phẫn uất lắng đọng tận đáy lòng, từ đó mà đem bao ấn tượng rối ren, tạp loạn, bao kí ức tầng tầng lớp lớp, bao tình cảm tư tưởng chồng chất, lặng lẽ kể ra, kể một cách từ tốn, nhưng khó biết chừng nào. Anh cần tìm một cách trần thuật đơn giản, những mong sử dụng ngôn ngữ chất phác để miêu tả, trình diện bộ mặt cuộc sống nguyên bản nát bét, bị ô nhiễm chính trị nặng nề nhưng cũng chẳng dễ dàng gì. Anh muốn khạc nhổ những gì thải loại, nhưng không một hốc hang nào trống rỗng có thể chôn vùi, chứa chất, vì đã tràn đầy bao uế tạp của cuộc sống tinh thần và vật chất, từ lời nói đến việc làm, đều khó chia khó tách. Hồi ấy chẳng có ai có khả năng chạy thoát. Anh muốn kể một cá nhân bị ô nhiễm chính trị, loại chính trị không hề bẩn thỉu thì cần phải quay về tâm thái của anh ấy lúc bấy giờ một cách rất chính xác, thật là càng khó vô cùng. Kí ức tầng tầng lớp lớp đan xen với vô vàn sự kiện, dễ làm thiên hạ rùng rợn, ngạc nhiên. Anh muốn tránh lối khoa trương, khuếch đại, nhưng lại vô tình kể chuyện đau thương, truy tìm bao ấn tượng và tâm thế thời ấy, thì phải tách bạch những cảm thụ lúc này, giờ này của anh, gác sang một bên các suy tưởng hiện thời.
Anh cần tìm một giọng điệu bình tĩnh, lọc đi những phẫn uất lắng đọng tận đáy lòng, từ đó mà đem bao ấn tượng rối ren, tạp loạn, bao kí ức tầng tầng lớp lớp, bao tình cảm tư tưởng chồng chất, lặng lẽ kể ra, kể một cách từ tốn, nhưng khó biết chừng nào. Anh cần tìm một cách trần thuật đơn giản, những mong sử dụng ngôn ngữ chất phác để miêu tả, trình diện bộ mặt cuộc sống nguyên bản nát bét, bị ô nhiễm chính trị nặng nề nhưng cũng chẳng dễ dàng gì. Anh muốn khạc nhổ những gì thải loại, nhưng không một hốc hang nào trống rỗng có thể chôn vùi, chứa chất, vì đã tràn đầy bao uế tạp của cuộc sống tinh thần và vật chất, từ lời nói đến việc làm, đều khó chia khó tách. Hồi ấy chẳng có ai có khả năng chạy thoát. Anh muốn kể một cá nhân bị ô nhiễm chính trị, loại chính trị không hề bẩn thỉu thì cần phải quay về tâm thái của anh ấy lúc bấy giờ một cách rất chính xác, thật là càng khó vô cùng. Kí ức tầng tầng lớp lớp đan xen với vô vàn sự kiện, dễ làm thiên hạ rùng rợn, ngạc nhiên. Anh muốn tránh lối khoa trương, khuếch đại, nhưng lại vô tình kể chuyện đau thương, truy tìm bao ấn tượng và tâm thế thời ấy, thì phải tách bạch những cảm thụ lúc này, giờ này của anh, gác sang một bên các suy tưởng hiện thời.
Những gì anh ấy trải qua đều trầm lắng trong lưới kí ức của anh, từng lớp từng lớp được bóc lên; rồi với nhãn quang lạnh lùng, anh quét qua mọi sự kiện, anh là anh, mà anh ấy là anh ấy. Anh rất khó trở về trong tâm trạng của anh ấy lúc bấy giờ, anh ấy đã trở thành xa lạ, hãy đừng lấy sự tự mãn và đắc ý của anh để tẩy xóa anh ấy, giữa anh và anh ấy phải giữ một khoảng cách, dằn lòng xuống mà quan sát, thẩm định. Hãy đừng trộn lẫn giữa hưng phấn, khát khao của anh với hoang tưởng, ngu xuẩn của anh ấy, hãy đừng che đậy bao nỗi sợ hãi và yếu đuối nơi anh ấy. Khó lắm phải không anh. Còn nữa, hãy đừng thấm sâu vào cõi tự ngã của anh ấy, tự yêu và tự ngược đãi, anh chỉ nên quan sát và lắng nghe, chứ không được thể nghiệm cảm thụ của anh ấy.
Anh hãy cho anh ấy, đứa bé ấy, cậu thiếu niên ấy, chàng trai chưa thành niên ấy, kẻ nằm mơ giữa ban ngày ấy, tín đồ cuồng vọng ấy, thằng cha dần dần trở thành giảo hoạt ấy, con người chưa mất hết lương tri nhưng đã có tà tâm ấy qua đi, vì anh ấy đã ít nhiều đồng tình với anh. Từ trong kí ức của anh, hãy cho anh ấy đi ra, đừng biện hộ anh ấy và cũng đừng sám hối thay cho anh ấy.
Anh hãy cho anh ấy, đứa bé ấy, cậu thiếu niên ấy, chàng trai chưa thành niên ấy, kẻ nằm mơ giữa ban ngày ấy, tín đồ cuồng vọng ấy, thằng cha dần dần trở thành giảo hoạt ấy, con người chưa mất hết lương tri nhưng đã có tà tâm ấy qua đi, vì anh ấy đã ít nhiều đồng tình với anh. Từ trong kí ức của anh, hãy cho anh ấy đi ra, đừng biện hộ anh ấy và cũng đừng sám hối thay cho anh ấy.
Lúc anh quan sát và lắng nghe anh ấy, nhất định sẽ ôm bao sầu muộn. Cũng hãy đừng lấy bất cứ tình cảm nào để khỏa lấp nỗi thương đau. Khi bóc trần anh ấy ra khỏi tấm mặt nạ để quan sát và thẩm định, anh còn phải hư cấu, hư cấu một nhân vật không liên can đến mình, chỉ có phát hiện thì câu chuyện này mới làm anh hứng thú, hiếu kì, khám phá để viết.
Anh không được làm trọng tài, cũng không nên xem anh ấy như người chịu nạn, nhường chỗ cho những đau khổ và phẫn uất làm tổn hại nghệ thuật là quan sát và thẩm định lần này. Thật là lí thú bởi vì không phải sự phán xét của anh cũng như lòng phẫn nộ của anh ấy, không phải nỗi thương cảm của anh hay bao thống khổ của anh ấy, mà là tự thân một quá trình phản tỉnh.