Liêu Trai Chí Dị II

Chương 219 : Nhiếp Tiểu Thiến

Ngày đăng: 02:23 19/04/20


Ninh Thái Thần người đất Chiết (tỉnh Chiết Giang), tính hào sảng, ngay thẳng tự trọng, thường nói với người ta rằng bình sinh không biết tới người đàn bà thứ hai. Gặp lúc có việc tới huyện Kim Hoa (tỉnh Chiết Giang), tới cổng bắc huyện thành vào nghỉ trong một ngôi chùa. Thấy trong chùa điện tháp nguy nga tráng lệ nhưng cỏ tranh cao lút đầu như không có người qua lại, thiền phòng hai bên đông tây cửa chỉ khép hờ, duy gian nhà nhỏ phía nam thì then khóa như còn mới. Nhìn qua góc đông điện có rặng tre to hàng chét tay, bên dưới có cái ao lớn, sen dại đã nở hoa, có ý thích cảnh u nhã. 



Gặp lúc quan Học sứ về khảo khóa, giá thuê nhà trong thành đắt đỏ nên Ninh quyết ở lại, nhân tản bộ đợi sư về. Trời sẩm tối có người sĩ nhân tới mở cửa gian nhà phía nam. Ninh bước tới chào hỏi rồi ngỏ ý. Sĩ nhân nói “Nhà này không có chủ, ta cũng chỉ ở ngụ, nếu không chê là hoang vắng, sớm tối chỉ giáo cho thì may lắm!” Ninh mừng rỡ bèn rải cỏ làm giường, ghép ván làm ghế, tính kế ở lâu. Đêm ấy trăng sáng vằng vặc, trời trong như nước, hai người nằm gác vế dưới hiên chuyện trò, hỏi han tên họ. Sĩ nhân tự nói họ Yến tên Xích Hà, Ninh tưởng là Chư sinh* chờ khảo khóa nhưng nghe giọng nói không phải là người đất Chiết, hỏi thì đáp là người đất Tần (tỉnh Thiểm Tây), ăn nói rất chất phác thật thà. Kế chuyện vãn đã cạn, hai người chia tay đi nghỉ. 



*Chư sinh: sinh viên nhà Thái học. 



Ninh lạ nhà nằm mãi không ngủ được, chợt nghe gian phía bắc có tiếng rì rầm như người nói chuyện bèn trở dậy tới núp dưới song cửa sổ bằng đá dưới vách tường phía bắc nhìn qua. Thấy sau tường có một khu nhà nhỏ, có người đàn bà khoảng hơn bốn mươi tuổi và một bà vú già mặc chiếc áo hồng bạc màu, trên tóc cài cái lược to, lưng gù già sọm đang trò chuyện dưới trăng. Người đàn bà nói “Tiểu Thiến sao mãi không tới?", bà vú già nói "Thế nào nó cũng tới mà”. Người đàn bà hỏi “Nó có oán thán gì với bà không?", bà vú già đáp "Ta không nghe thấy, nhưng nó có vẻ buồn rầu”. Người đàn bà nói "Con nhãi ấy thì không cần phải tử tế đâu”. Chưa dứt lời thì một cô gái khoảng mười bảy mười tám tuổi tới, nhìn phảng phất có vẻ xinh đẹp. 



Bà vú cười nói “Đừng nói chuyện người vắng mặt, hai người bọn ta chỉ trò chuyện thôi, mà con tiểu yêu lẻn tới không một tiếng động. May là bọn ta không nói gì xấu” Lại nói "Tiểu nương tử thật là xinh đẹp như trong tranh, giả như già này là đàn ông cũng bị bắt mất hồn rồi”. Cô gái nói “Bà mà không khen ta thì còn ai khen chứ”. Kế không rõ họ nói với nhau những gì, Ninh cho rằng đó là gia đình nhà láng gìềng nên bỏ vào ngủ không buồn nghe nữa, hồi lâu tiếng trò chuyện mới tắt. Ninh vừa thiu thiu sắp ngủ chợt thấy như có người tới chỗ mình nằm, vội trở dậy nhìn thì ra là cô gái bên gian nhà phía bắc. Ninh ngạc nhiên hỏi, cô gái cười đáp “Đêm trăng không ngủ được, xin tới vui vầy" Ninh nghiêm sắc mặt nói “Nàng phải đề phòng điều dị nghị còn ta thì sợ tiếng chê cười, lỡ chân một bước thì hết cả liêm sỉ”. Cô gái nói "Đêm hôm đâu có ai bỉết", Ninh xì khinh bỉ nhưng cô gái cứ lần lữa như còn muốn nói gì nữa, Ninh quát “Đi mau đi, nếu không ta kêu to cho người bên kia biết đấy” Cô gái sợ lui ra ngoài cửa nhưng lại trở vào đặt một nén vàng lên nệm, Ninh cầm lấy ném ra thềm nói "Của phi nghĩa chỉ làm bẩn túi ta” Cô gái thẹn thùng quay ra nhặt vàng nói một mình “Người này sắt đá thật”. 




Mẹ tin lời bàn với con trai, Ninh mừng lắm bày tiệc báo cho thân thích bè bạn. Có người xin nhìn mặt cô dâu mới, cô gái thản nhiên trang điểm lộng lẫy bước ra, cả tiệc đều tròn mắt nhìn, không nghĩ là ma mà ngờ là tiên. Vì vậy họ hàng nội ngoại đều mang lễ vật tới đến mừng, tranh nhau làm quen. Cô gái giỏi vẽ hoa lan hoa mai, cứ vẽ ra đưa tặng để đáp lễ, người được tặng đều trân trọng cất kỹ, lấy làm vinh dự. 



Một hôm cô gái cúi đầu đứng bên song cửa sổ có vẻ lo lắng buồn bã, kế chợt hỏi cái bao da để đâu Ninh đáp “nàng sợ hãi nên ta gói cất ở chỗ khác". Nàng nói "Thiếp nhận được sinh khí người sống đã lâu nên không còn sợ nữa, chàng nên đem ra treo ở đầu giường". Ninh hỏi làm thế là có ý gì nàng đáp "Ba hôm nay trong lòng thiếp cứ hồi hộp không yên, có lẽ bọn yêu tinh ở Kim Hoa hận thiếp bỏ trốn đi xa, e sớm chiều sẽ tìm tới đây". Ninh đem cái bao da ra, cô gái lật đi lật lại nhìn kỹ rồi nói "Cái này là bậc kiếm tiên dùng để bắt ma quỷ, rách nát đến thế này không biết đã giết bao nhiêu rồi. Hôm nay thiếp nhìn thấy còn rợn cả người", rồi đem treo lên. 



Hôm sau nàng lại bảo Ninh đem treo trên cửa, đến tối ra ngồi bên đèn, dặn Ninh đừng ngủ. Chợt có một vật như con chim bay rơi xuống, nàng hoảng sợ nép vào sau tấm rèm, Ninh nhìn ra thấy hình dáng nó như quỷ Dạ Xoa, mắt lóe như chớp, miệng đỏ như máu, tay quờ quạng như sắp chộp bắt ai tiến thẳng tới trước cửa, dừng lại hồi lâu rồi tới gần cái bao da, quờ móng giật lấy như muốn xé rách. Cái bao chợt kêu soạt một tiếng, thấp thoáng như có nửa mình quỷ bên trong nhô ra nắm Dạ Xoa kéo vào, tiếng động tắt ngay mà cái bao cũng co lại như cũ. Ninh hoảng sợ, cô gái cũng bước ra mừng rỡ nói “Hết lo rồi!". Cùng nhìn vào bao, chỉ thấy có vài đấu nước trong mà thôi. 



Vài năm sau quả nhiên Ninh thi đỗ Tiến sĩ, sinh được một con trai. Sau khi Ninh lấy vợ lẽ, mỗi vợ lại sinh một trai nữa, ba con sau đều làm quan, rất có danh tiếng.