Liêu Trai Chí Dị

Chương 24 : Liên hương

Ngày đăng: 12:15 19/04/20


Thư sinh họ Tang tên là Hiểu, tự là Tử Minh, người Nghi Châu. Mồ côi từ nhỏ, thuê nhà ở tại bến nước Hoa Hồng. Tang là người tính ưa trầm tĩnh, một mình cũng đủ vui, ngày hai bận ra ngoài, đến nhà hàng xóm phía Ðông ăn cơm, kỳ dư ngồi lỳ trong nhà mà thôi. 



Có anh học trò ở láng giềng phía Ðông tình cờ đến chơi, nói đùa rằng: 



- Anh sống một mình mà không sợ ma hồ ư? 



Chàng cười đáp: 



- Là trượng phu thì sợ gì ma với hồ. Con trống đến ta có kiếm sắc, con mái đến thì còn phải mở cửa, rước vào ấy chứ! 



Anh học trò láng giềng trở về, bày kế với bạn hữu, đêm bắc thang cho gái điếm trào tường vào, rón tay gõ cửa. 



Chàng nhìn ra, hỏi là ai, cô kỹ nữ tự xưng là ma. Chàng khiếp đảm, răng va vào nhau lập cập. 



Cô gái quay gót trở ra. Hôm sau, anh học trò láng giềng đến phòng học của chàng từ sớm. Chàng kể lại điều mình đã gặp, lại ngỏ sắp bỏ đây mà về. 



Anh học trò lá gặp, giềng ngỏ 



- Thế sao không mở cửa rước người ta? 



Chàng bỗng hiểu ra mình bị lỡm, bèn cứ ở yên như trước. 



Ðược chừng nửa năm, đang đêm một cô gái đến gõ cửa thư phòng. Chàng nghĩ đây chắc là trò đùa của bạn, bèn mở cửa mời vào, thì hoá ra một mỹ nữ đẹp nghiêng thành. Ngạc nhiên, Chàng hỏi từ đâu đến, nàng đáp rằng: 



- Thiếp là Liên Hương, kỹ nữ ở khu nhà phía Tây. 



Trên bến sông vốn có nhiều thanh lâu nên chàng tin ngay. Bèn tắt đàn lên giường, quấn quít bằng thích. 



Từ đó cứ cách dăm ba ngày lại một lần nàng đến. 



Một đêm, đang ngồi một mình trầm tư mặc tưởng thì một cô gái thướt tha bước vào. Chàng cứ nghĩ là Liên Hương, đón đợi để cùng trò chuyện, nhìn mặt hoá ra không phải. Tuổi chỉ mười lăm, mười sáu, tay áo buông chùng, tóc thề bỏ xoã, phong vân thanh tú, bước đi uyển chuyển như chao qua lượn lại. Thất kinh, ngờ là hồ. Cô gái bảo: 



- Thiếp là con gái nhà lương thiện. Họ Lý, mến chàng cao nhã, mong được mắt xanh rủ lòng đoái đến. 



Chàng mừng rỡ, cầm tay, thấy lạnh như băng, hỏi: 



- Sao mà lạnh thế? 



Ðáp: 



- Tạng người mảnh dẻ, đêm nay lai phải dầm sương móc, không lạnh sao được! 



Thế rồi giải quần là trút bỏ, lồ lộ là gái trinh. Nàng nói: 



- Thiếp vì tình duyên xui khiến mà chỉ một sớm đánh mất tấm thân son trẻ; nếu không rẻ rúng là quê mùa, thì ngày ngày xin được hầu gối chăn. Không biết chốn khuê phòng còn có người nào nữa không? 



Chàng đáp: 



- Không có ai, chỉ có một nàng ca kỹ láng giềng, nhưng thỉnh thoảng mới đến. 



Nàng bảo: 



- Nếu thế thì phải cẩn thận đề phòng mới được. Thiếp không thể sánh vai với đám người trong kỹ viện, chàng hãy giữ kín chớ tiết lộ. Cứ bên kia đến thì bên này đi, bên kia đi thì bên này đến là được. 



Gà vừa gáy, sắp từ biệt, nàng tặng lại một chiếc giày thêu, nói rằng: 



- Ðây là vật thiếp mang dưới chân, cầm mà chơi cũng gửi vào đây chút thương nhớ, nhưng lúc có người thì cẩn thận, đừng có đem nghịch. 



Chàng nhận lấy, ngắm nghía, thấy mũi cong cong như chiếc dùi cởi nút, trong lòng rất thích thú. Ðêm hôm sau nhân vắng người, lại mang ra sờ ngắm, bỗng cô gái từ đâu phơi phới đi đến, bèn lại quấn quít yêu đương. Từ đó mỗi lần mang giày ra, thế nào nàng cũng đến đúng như mình mong. Lấy lấy làm lạ, bàn gạn hỏi. Nàng cười nói: 



- Tình cờ mà phù hợp đấy thôi. 



Một hôm, Liên Hương đến, kinh ngạc hỏi: 



- Chàng sao thần sắc tiều tuỵ thế? 



Chàng nói chính mình cũng không rõ vì sao. Liên Hương bèn từ biệt mà đi, hẹn mười này sau sẽ trở lai. Sau khi nàng đi, Lý đến thường xuyên, không đêm nào vắng. Hỏi chài, 



- Người tình của chàng sao đã lâu lắm không thấy tới? 



Nhân kể lại lời hẹn của Liên, Lý cưn, Lš 



- Chàng xem nhan sắc của thiếp so với Liên Hương thế nào? 



Ðáp: 



- Khá khen cả hai đều tuyệt sắc. Nhưng Liên Hương da dẻ có phần ấm áp hơn. 




- Phiền em vất vả nuôi dùm cái giống oan nghiệt này. Con ta cũng là con mình. 



Yến chảy nước mắt, lựa lời khuyên giải. Muốn mời thầy lang, nhưng nàng khước từ. Bệnh ngày thêm nguy kịch, hơi thở mỏng manh như sợi tơ. Chàng và Yến Nhi đẳu khóc. Bỗng nàng mở bừng mắt ra nói: 



- Ðừng thế! Các người lấy sống làm vui, riêng ta lấy chết làm thích. Nếu quả có duyên, sau mười năm nữa lại được họp mặt. 



Nói xong thì chết. Mở chăn ra định liệm, thấy đã hoá thành con hổ. Chàng không nỡ coi là khác loài, lo tang gia hậu hỹ. 



Con trai tên là Hồ Nhi, Yến nuôi nấng như con đẻ. Mỗi lần gặp tiết thanh minh, thế nào cũng bế con đến khóc trước mộ mẹ. 



Về sau, chàng đậu kỳ thi Hương, nhà dần dần sung túc, mà Yến vẫn khổ sở vì không sinh đẻ. Hồ Nhi cũng khá thông tuệ, nhưng tạng người yếu đuối, lại lắm bệnh. Yến vẫn muốn tìm người vợ lẽ cho chồng. Một hôm, con hầu bỗng vào thưa: 



- Ngoài cửa có một bà cụ, dắt theo người con gái muốn tìm chỗ bán. 



Yến cho gọi vào. Thoạt nhìn thấy giật nẩy mình nói: 



- Chị Liên lại ra đời đấy chăng? 



Chàng nhìn cô ta thì giống hệt, nên cũng hoảng. Hỏi: 



- Bao nhiêu tuổi rồi? 



Ðáp rằng: 



- Mười bốn. 



- Tiền cưới định lấy bao nhiêu. 



Ðáp: 



- Thân già chỉ được có mụn con này, chỉ cốt nó được chốn yên thân, mà tôi cũng có nơi để kiếm miếng cơm, ngày sau nắm xương tàn không đến nỗi bỏ nơi ngòi rãnh, thế là đủ. 



Chàng bàn trả giá cao, rồi giữ luôn bà cụ lại. Yến cầm tay cô gái, dắt vào buồng kín, nâng cằm, cười mà bảo: 



- Mày có biết tao không? 



Thưa rằng: 



- Không biết. 



Hỏi họ là gì, đáp: 



- Thiếp họ Vi. Bố làm nghề bán nước ở trong thành Từ Châu, chết đã ba năm rồi. 



Yến bấm ngón tay tính lại thì Liên vừa chết đúng mười bốn năm. Lại ngắm nhìn cô gái, dung nhan, cử chỉ, chỗ nào cũng giống Liên Hương đến thần tình. Bèn vỗ vỗ vào trán mà gọi to lên rằng: 



- Chị Liên, chị Liên! Cái hạn mười năm lại gặp đúng là không lừa tôi. 



Cô gái bỗng như trong mộng bừng tỉnh, thình lình mắt sáng lên, nói: 



- A! 



Rồi nhìn kỹ Yến Nhi. Chàng cười bảo: 



- Ðó là Dường như quen nhau én lại về đấy. 



Cô gái ràn rụa nước mắt, nói: 



- Phải rồi. Nghe mẹ bảo, lúc thiếp mới sinh ra đã biết nói, nghĩ là điềm không lành, lấy máu chố cho uống,nên mới lú ấp cả nhân duyên kiếp trước. Hôm nay thực như trong mơ chợt tỉnh. Nương tử đây có phải là em Lý vẫn hổ thẹn vì phải làm ma khôem 



Bèn cùng nhau trò chuyện về quãng đời thuở trước, buồn vui xen lẫn tuôn trào. 



Một hôm, gặp tiết hàn thực, Yến bảo: 



- Ðây là ngày hàng năm em và chàng vẫn khóc chị đấy. 



Nói đoạn cùng nhau thân hành đi thăm mộ. Cỏ hoang đã xanh rờn, cây đã vừa ôm, nàng cũng động lòng than thở. 



Yến bảo chàng rằng: 



- Thiếp và chị Liên đã hai đời tình nghĩa, không nỡ lìa nhau, nên cho nắm xương trắng được cùng huyệt. 



Chàng làm theo lời, đào mộ Lý, lấy xương mang về hợp tán ở mộ Liên. Họ hàng, bè bạn nghe câu chuyện lạ, mặc lễ phục kéo đến tận huyệt, không hẹn mà tụ họp đến vài trăm ngưo 



Năm Canh tuất, ta đi chơi miền Nam đến đất Nghi, vì mưa ngăn trở, phải nghỉ lại ở quán trọ. Có thư sinh Lưu Tử Kính là thân thích bên ngoại của chàng Tang, đưa cho xem chuyện chàng Tang do người trong cùng văn xã là Vương Tử Chương soạn, khoảng hơn một vạn chữ, được đọc hết. Trên đây chỉ là tóm lược mà thôi.