Liêu Trai Chí Dị

Chương 6 : Vương thành

Ngày đăng: 12:15 19/04/20


Vương Thành, con nhà thế tộc lâu đời ở Bình Nguyên, tính lười biếng, sinh nhai ngày càng sa sút, chỉ còn mấy gian nhà nát, vợ chồng đêm nằm đắp mảnh vải bố, nhiếc móc nhau đũ điều. Bấy giờ là tiết đại thử, khí trời nung nấu. Trong làng có cái vườn cũ của họ Chu, tường vách đã đổ nát, chỉ còn một cái đình, người làng vẫn đến đấy ngủ nhờ, Vương cũng thế. Một hôm trời sáng, mọi người đi cả rồi, mặt trời đã lên cao ba con sào, Vương mới dậy, quanh quẩn muốn về, chợt thấy trong đám cỏ có chiếc thoa vàng, nhặt lên xem thấy có khắc mấy chữ nhỏ Phủ Nghi Tân chế tạo. 



Ông nội của Vương là Nghi Tân trong phủ Hành. Những vật cũ trong nhà phần nhiều đều có dấu hiệu ấy, nên chàng nhân cầm chiếc thoa có dáng chần chừ. 



Bỗng có một bà cụ đến tìm thoa. Vương tuy nghèo nhưng tính vốn liêm khiết, liền đưa trả lại. 



Bà cụ mừng lắm, hết sức khen ngợi tấm lòng cao thượng, bà nói rằng: 



- Chiếc thoa có đáng giá trị là bao, nhưng là chút kỷ vật của ông nhà tôi ngày xưa để lại. 



Vương hỏi: 



- Cụ nhà xưa là ai? 



Ðáp rằng: 



- Ðó là quan Nghi Tân, họ Vương tên Giản Chi đã quá cố. 



Vương kinh ngạc, nói rằng: 



- Ông nội tôi đấy! Sao mà gặp nhau với bà được? 



Bà cụ cũng kinh ngạc nói: 



- Anh là cháu cụ Vương Giản Chi đó sao? Ta là hồ tiên một trăm năm trước đây có trao duyên gắn bó với cụ cố nhà anh. Cụ cố mất đi, già này tu ẩn, đi qua đây đánh rơi chiếc thoa lại vào tay anh, đó chẳng phải là số trời hay sao? 



Vương cũng đã nghe nói ông nội mình có vợ hồ, cho nên tin lời bà cụ, bèn mời bà hạ cố đến nhà. Bà cụ theo về, Vương gọi vợ ra chào; áo rách bù đầu, sắc mặt đói ăn tối sầm. 



Bà cụ than rằng: 



- Ôi! Con cháu Vương Giản Chi mà nghèo khổ đến thế này sao? 



Lại nhìn về phía cái bếp lạnh tanh không có khói lửa mà nói: 



- Gia thế như thế này thì lấy gì mà sống? 



Người vợ bèn kể hết nỗi khổ, nghẹn ngào sướt mượt. 



Bà cụ đưa chiếc thoa cho chị vợ, bảo hãy cầm cho người ta lấy tiền để đong gạo, rồi ba ngày nữa bà sẽ đến thăm. Vương cố giữ lại, bà nói: 




Thân Vương nói: 



- Tôi không để anh thiệt đâu, thôi trả anh hai trăm đồng. 



Thành lắc đầu; lại trả thêm một trăm. Thành đưa mắt nhìn chủ quán. Chủ quán không động đậy. Thành bèn nói: 



- Thưa mệnh Ðiện Hạ, xin bớt một trăm. 



Thân Vương nói: 



- Thế thì thôi vậy, ai đời lại đem chín trăm lạng đổi lấy một con chim Thuần bao giờ? 



Thành xách lồng chim lên định đi thì Thân Vương gọi: 



- Này anh chọi chim, lại đây! Lại đây! Tôi dứt khoát trả anh sáu trăm đồng. Bằng lòng thì để, không bằng lòng thì thôi vậy! 



Thành lại đưa mắt về phía chủ quán. Chủ quán vẫn điềm nhiên. Ý nguyện của Thành đã hoàn toàn thoả mãn, chỉ sợ nhỡ mất thời cơ, bèn nói: 



- Với cái giá của Ðiện Hạ, thật không hài lòng, nhưng đã y ước với nhau mà lại không xong, sợ mắc lỗi thất kính càng lớn cực chẳng đã, xin y theo mệnh lệnh của Ðiện Hạ. 



Thân Vương mừng rỡ, cho người cân vàng đưa ngay, Thành nhận vàng, lạy tạ mà đi ra. Chủ quán giận, trách rằng: 



- Tôi bảo anh thế nào mà đã vội vã bán đi như thế? Nếu kéo thêm một chút nữa thì đã có tám trăm cầm tay rồi! 



Thành về nhà trọ, đặt vàng lên án mời chủ quán tự lấy. Chủ quán không chịu, Thành ép mãi mới đem bàn tính ra, tính toán đủ tiền phí tổn ăn uống mà nhận. 



Thành xắp đặt hành lý ra về. 



Ðến nhà, thuật lại những việc đã làm, bỏ vàng ra cùng mừng với nhau. 



Bà cụ bảo tậu ba trăm mẫu ruộng tốt, dựng nhà cửa, sắm đồ đạc, nghiễm nhiên là một thế gia. 



Bà cụ dậy sớm, đôn đốc cho Thành trông nom việc cày bừa, vợ trông nom việc canh cửi, hơi lơ là thì quát tháo, mà vợ chồng vẫn không hề oán thán. 



Qua ba năm, nhà càng giàu, bà cụ ngỏ ý muốn đi, vợ chồng cố giữ lại, đến chảy nước mắt. Bà bèn ở lại. 



Sáng ngày vào hầu, thì đã mất hút.