Liêu Trai Chí Dị

Chương 64 : Mỹ nhân cứu mạng

Ngày đăng: 12:16 19/04/20


Kiều Na



Một kiếp tài hoa chẳng hổ danh



Khen ai lấy vợ khéo đa tình



Cô Tùng sắc đẹp, cô Na cứu



Lưỡi búa thiên lôi chết chẳng đành.



Khổng Tuyết Lạp dòng dõi Khổng Thánh Nhân, tính tình đằm thắm, tài làm thơ, có người bạn đồng học cũ làm huyện lệnh Thiên Thai, gửi thư mời chàng đến huyện chơi.



Chàng tới nơi thì ông huyện vừa mới qua đời, bơ vơ không có tiền trở về quê quán, phải ở đậu trong chùa Bồ Đà, viết thuê chép mướn cho mấy thầy sãi để nuôi thân.



Cách chùa hơn trăm bước về phía Tây, có toà nhà của Đơn tiên sinh. Tiên sinh vốn con nhà quan, vì kiện cáo mãi mà nhà hiu quạnh, gia quyến lại ít người, ông liền dời vô trong xóm thành ra tòa nhà bỏ không.



Một hôm tuyết xuống, trên đường vắng tanh không có người qua lại, Khổng sinh chợt đi ngoài cửa thấy một thiếu niên từ trong đi ra, vẻ người rất lịch sự. Thiếu niên trông thấy chàng liền chào hỏi rất niềm nở, rồi mời vào trong nhà chơi.



Chàng vui vẻ theo chân vào liền.



Nhà không rộng rãi mấy nhưng chỗ nào cũng treo màn gấm, trên tường đầy những tranh vẽ và chữ viết của người xưa. Trên bàn có một quyển sách, ngoài bìa đề chữ “Loan hoàn tỏa ký” (nghĩa là chuyện vặt ở động Loan Hoàn).



Chàng mở ra xem qua một lượt toàn thấy chép những cảnh mình chưa được thấy bao giờ. Nhân nghĩ thiếu niên ở tòa nhà họ Đơn, vậy tất là chủ nhà, cho nên không màng hỏi thăm về gia thế làm gì. Thiếu niên gạn hỏi tình cảnh của chàng, tỏ ý thương xót khuyên bảo chàng nên mở lớp dạy học.



Chàng than thở:



- Tôi là người bơ vơ lữ thứ thế này, có ai chịu dương danh mách mối cho mình?



Thiếu niên nói:



- Nếu đừng chê tôi đơn hèn, thì chính tôi xin thụ giáo đây!



Chàng mừng rỡ, nhưng không dám nhận là thầy học, chỉ xin làm bạn, nhân dịp hỏi thăm tại sao nhà này đóng cửa bịt bùng đã lâu?



Thiếu niên đáp:



- Đây là nhà của ông Đơn, lúc trước vì ông dời vào ở trong làng, cho nên chốn này bỏ hoang đã lâu. Tôi họ Hoàng Phủ, quê quán ông bà vốn ở đất Thiểm, vì nhà cửa tôi bị cháy rụi, phải đến tạm ở nhà này.



Bấy giờ chàng mới rõ thiếu niên không phải là Đơn Ngay đêm hôm đó hai người chuyện vãn rất vui vẻ, khi ngủ nằm chung một giường. Tảng sáng, đã có thằng nhỏ dậy đốt lò than trong nhà. Thiếu niên thức dậy trước, đi vào nhà trong, chàng vẫn còn ôm mềm trên giường. Thằng nhỏ vào nói có ông cụ đến. Chàng sửng sốt vùng dậy. Một cụ già bước vào, râu tóc bạc phơ, chào hỏi rồi ngỏ lời cảm tạ chàng:



- Tiên sinh có lòng thương đến thằng con khờ dại của lão mà chịu ở lại đây dạy dỗ, lão rất cám ơn. Nó mới bắt đầu tập viết và tập đọc, vậy xin đừng lấy nê làm bạn, coi nó như cùng trang lứa.



Đoạn lão sai mang ra biếu chàng một bộ áo gấm, và mũ lông cùng giấy vở, mỗi thứ một món. Lão săn sóc cho chàng rửa mặt chải đầu xong rồi, gọi bưng cơm rượu ta thết đãi. Các thứ áo giường ghế không biết gọi tên là gì, chỉ thấy bóng lộn sáng ngời, choáng cả mắt.



Ngồi tiếp một hai ly rượu, lão đứng dậy từ tạ, chống gậy đi vào. Cơm xong, thiếu niên đem văn bài ra trình, toàn là giọng điệu cổ văn không có lối khoa cử theo thời một chút nào...



Chàng hỏi tại sao, thiếu niên cười và nói:
- Thú thực chúng tôi là hồ tinh, chứ không phải là người. Hôm nay có số kiếp bị sét đánh, nếu anh chịu lấy thân ra cứu nạn, thì cả nhà tôi có trông được sanh toàn. Bằng không thì xin anh phải bồng con đi trước, đừng ở đây mà phải vạ lây!



Chàng kêu trời thề sống chết. Công tử bèn nhủ chàng cầm gươm đứng trấn ngoài cửa và căn dặn kỹ lưỡng:



- Sấm sét đùng đùng, anh đừng nhúc nhích!



Chàng y theo lời dặn quả thấy mây mù kéo tới, đen tối như mực, nghoảnh lại chỗ ở cũ, không còn thấy tòa ngang dãy dọc gì nữa, chỉ thấy đá cao lù lù, hang hốc thăm thẳm. Giữa cơn kinh ngạc, một tiếng sét đánh dữ dội, vang động núi non, mưa to gió lớn, đánh bậc cả những gốc cây đã già. Chàng hoa mắt choáng tai, nhưng cứ đứng nguyên, không hề cục cựa.



Bỗng trong đám mây đen gió thét hiện ra một con quỷ, mỏ dài nanh nhọn cắp một người từ trong hang ra, bay thẳng lên mây. Chàng trông thoáng áo giày giống hệt Kiều Na, vội vàng nhảy lên khỏi mặt đất, hươ kiếm đánh với theo. Người đó theo tay rớt xuống. Thế rồi núi non rung chuyển, sấm sét đùng đùng, chàng té rụi xuống đất chết giấc.



Một lát sau, trời quang mây tạnh, Kiều Na đã tự tỉnh hồn trông thấy chàng chết cạnh, cất tiếng khóc rống:



- Khổng lang vì ta mà chết, thì ta còn sống làm gì?



Lúc ấy Tùng nương vừa ra đến nơi. Chị em xúm lại vực chàng đem về nhà.



Kiều Na sai Tùng nương ôm đầu, thoạt tiên lấy cây trâm cạy hàm răng, dùng lưỡi đẩy viên hồng hoàn vào trong miệng, lại kề môi mà hà hơi vào. Hồn hoàn theo hơi thở vào cuống họng, nghe tiếng ừng ực.



Một lát chàng tỉnh dậy, trông thấy vợ con, người nhà đông đủ trước mặt, nghĩ như cơn mộng bừng tỉnh.



Bấy giờ hết sợ tới mừng, cả nhà sum họp. Chàng nghĩ nơi mồ mả âm u chẳng nên ở lâu, bèn đề nghị cùng về quê nhà mình.



Ai nấy cũng tán thành, chỉ có Kiều Na không vui. Chàng xin mời cả Ngô lang cùng về ở chung, nhưng lại lo ngại ông cụ không chịu xa lìa cô bé. Vì thế suốt ngày bàn soạn chưa biết nhất định thế nào?



Chợt thấy thằng nhỏ ở bên nhà họ Ngô, mồ hôi nhễ nhại hơi thở hổn hển, từ ngoài bước vào. Mọi người sửng sốt hỏi thăm nguyên do, thì ra cũng ngày hôm đó. Ngô gia bị số kiếp lôi đình, cả nhà chết ráo.



Kiều Na dậm chân gào khóc, nước mắt tuôn mãi không thôi. Ai nấy xúm lại an ủi khuyên lơn, rồi đó cái mưu toan tính cùng về mới được quyết định.



Chàng vào trong thành, mua bán, cách vài ngày sửa soạn hành lý lên đường. Về đến nơi, chàng để một khu vườn cất riêng cho công tử ở. Nhà thường khóa trái, lúc nào chàng và Tùng nương đến mới mở cửa ra.



Chàng với anh em công tử, ly rượu cuộc cờ, chuyện trò thân mật như người một nhà.



Tiểu Hoạn lớn lên, mặt mày xinh đẹp, hơi có vẻ chồn. Mỗi khi nó đi chơi phố phường, ai cũng biết là con chồn đẻ ra.



ĐÀO TRINH NHẤT dịch



Chú thích:(1) Nguyên văn:



Tằng kinh thương hải nan vi thủy



Trừ khước Vu Sơn bắt thị vân.



Thơ của một thi sĩ đời Đường khóc vợ, cực tả nỗi niềm thương nhớ, trên đời không có ai đáng cho mình yêu quý hơn nữa, cũng như đã ra biển cả mênh mông, thì nước sông nước hồ chẳng có nghĩa gì: đã lên tận Vu sơn trông thấy mây đẹp thì mây ở chỗ khác chỉ là đám khói chứ không phải mây.



Khổng sinh mượn hai câu thơ này ngâm nga cảm khái, muốn tỏ ra trước mắt mình không còn ai đẹp hơn Kiều Na và chỉ Kiều Na mới đáng để cho mình lấy làm vợ thôi!