Liêu Trai Chí Dị
Chương 69 : Vợ bé là chồn
Ngày đăng: 12:16 19/04/20
Hồ thiếp
Lai Vu, Lưu Động Cửu, làm quan ở Phân Châu, có bữa ngồi một mình ở trong đình, nghe ngoài sân có tiếng cười nói, trước xa sau gần, rồi vào tới trong nhà, thì ra là bốn người con gái. Người lớn nhất độ bốn mươi tuổi; thứ hai chừng ba mươi; thứ ba tới hai bốn hai nhăm trở lại; cuối cùng là một cô còn để tóc xõa.
Cả bốn cùng đứng trước kỷ ngó nhau mà cười.
Lưu vốn biết trong đình nhiều chồn, cho nên mặc kệ, không buồn để ý. Giây lát cô bé tóc xõa lấy chiếc khăn đỏ ra ném giỡ trên mặt Lưu, Lưu nhặt lấy quăng lên cửa sổ, vẫn không thèm nhìn.
Bốn cô cười rồi bỏ đi.
Một hôm người lớn tuổi nhất đến nói với Lưu:
- Con bé em tôi có nhân duyên với ông, xin ông chớ chê là hèn hạ mà bỏ qua.
Lưu ậm ừ cho qua chuyện, người ấy mới đi. Lát sau, lại cùng một thị nữ dẫn cô bé đến, đặt ngồi sánh vai với Lưu rồi nói:
- Thật là tốt đôi. Đêm nay động phòng hoa chúc ráng ở với Lưu lang, chị về nhé!
Lưu nhìn kỹ, thấy nàng tươi đẹp vô song, bèn cùng chuyện trò thân mật, thăm hỏi gốc tích. Nàng nói:
- Em đây chẳng phải là người, nhưng thật cũng là người, nguyên em là con gái ông quan trấn nhậm ở đây trước, bị chồn làm chết, xác chôn trong vường. Lũ chồn làm phép cho em sống lại, cũng biến hóa như chồn vậy.
Lưu thò tay sờ phía sau. Nàng hiểu ý và cười nói:
- Ý hẳn chàng bảo chồn có đuôi phải không?
Rồi chuyển mình nói tiếp:
- Giờ thử rờ lại xem có đuôi không?
Từ đó nàng ở luôn trong đình, khi đứng ngồi đều có con hầu nhỏ bên cạnh. Gia nhân một mực tôn kính là bà nhỏ, vu bô tôi tớ lên chào, được thưởng tặng món này quà kia khá lắm.
Sắp đến ngày sinh nhật của Lưu, Lưu sợ quan khách đông đảo, tính tới ba chục mâm cỗ, vậy cần phải nhiều đầu bếp làm cỗ mới đủ. Trước đó, Lưu đã ra sức đòi ở các nơi, nhưng chỉ có một hai người tới, thành ra đâm lo. Nàng biết, bảo Lưu:
- Không can chi mà lo. Số đầu bếp đã không đủ dùng, chi bằng đuổi mấy đứa kia về. Tôi tuy kém tài nhưng làm ba chục mâm cỗ cũng chẳng khó gì.
Lưu mừng rỡ, sai mang các món rượu thịt tỏi gừng vào trong tư thất để nàng nấu cỗ. Người nhà chỉ nghe tiếng dao thớt kêu lách cách không dứt. Bên trong cửa đặt một chiếc bàn, những người tức trực bưng cỗ cứ để mâm trên đó, nghoảnh đi nghoảnh lại các món ăn đã dọn đầy mâm, họ chỉ có việc bưng đi. Hơn mười người đi lại liên tiếp, mà món ăn lấy hoài, có hoài chẳng hết.
Sau chót, một người bưng mâm vào gọi lấy bánh chay. Bên trong trả lời:
- Quan ngài có bảo trước đâu, bây giờ gấp rút quá làm sao có được?
Rồi nói tiếp:
- Thôi thì đành phải mượn đỡ của người ta vậy.
Đến ngày hẹn, Nguyên vô đứng cách màn, chắp tay vái và kính lời thăm hỏi, nhưng thấy dung nhan một cách phản phất, chứ không dám nhìn kỹ. Khi cách xa mấy bước mới nghoảnh mặt lại ngó đăm đăm, nghe tiếng nàng nói:
- Kìa chú rể day đầu lại!
Nói đoạn cười khanh khách như tiếng quạ kêu, Nguyên nghe mềm nhũn cả chân tay, run rẩy như mất hồn phách. Lúc ra bên ngoài, phải ngồi giây lát, mới định thần nói:
- Vừa rồi nghe tiếng cười của bà như tiếng sấm sét, đến nỗi không biết thân mình còn hay mất.
Một lát, con hầu vâng lệnh nàng, mang ra ba mươi lạng tặng Nguyên, Nguyên lãnh số tiền rồi nói với con hầu:
Thánh tiên ngày ngày ở với ông nhạc ta, há không rõ tính ta xài lớn, chứ không quen những món tiền nhỏ sao:?
Nàng nghe nói trả lời:
- Ta đã biết trước mà, Hiềm vì trong túi vừa vặn hết tiền, ta đã cùng bạn bè đi Biện Lương để lấy, rủi ro trong thành bọ thần Hà Bá chiếm giữ, bao nhiêu kho bạc đều ngập dưới nước. Vì thế ta không lấy được nhiều tiền để nhồi vào túi tham không đáy của y. Nói giả tỷ ta có cho nhiều đi nữa, phước đức của y mỏng manh, cũng không được hưỏng cơ mà.
Mọi việc, nàng hay kiên trì, cho nên trong nhà gặp việc chi nguy nan cứ bàn với nàng chẳng việc gì là không xong.
Bữa nọ, vợ chồng ngồi đàm đạo, bỗng nàng ngửa mặt lên trời, tỏ vẻ cả kinh và nói:
- Đại nạn sắp tới biết làm sao đây?
Lưu hoảng sợ hỏi vợ coi trong nhà lành dữ ra sao, nàng nói:
- Tất cả vô sự, trừ ra cậu hai đáng lo. Chốn này nay mai trở thành chiến trường, vậy chàng xin quan trên cho đi công cán nơi xa, mới khỏi tai nạn.
Lưu nghe lời, xin quan trên cho đi áp tải lương thực ở miền Vân Nam, Quý Châu. Đường xá xa xôi hiểm hóc, ai cũng lo ngại cho Lưu, duy có nàng lấy làm vui mừng.
Quả nhiên ít lâu, Khương Khôi dấy binh làm phản, Phân Châu hóa ra hang ổ của giặc, con thứ hai của Lưu, từ Sơn Đông tới thăm cha, vừa gặp loạn nổi, bị giết. Thành bị giặc lấy, quan lại lớn nhỏ đều ngộ hại trừ Lưu đi việc quan xa, thoát nạn.
Chừng yên giặc xong. Lưu trở về. Rồi sau liên can vào vụ án lớn, nghèo túng tới nước thiếu cả bữa ăn. Các nhà cầm quyền ại đòi tiền đút nhiều, Lưu vừa quẫn vừa lo, muốn chết. Nàng bảo:
- Đừng lo, Còn ba nghìn đồng chôn dưới chân giường lấy lên dùng đỡ cũng được.
Lưu mừng, hỏi nàng đánh cắp của ai, nàng nói:
- Trong thiên hạ, thiếu gì của vô chủ can chi phải trộm cướp của ai.
Lưu dùng số tiền ấy lo chạy được thoát về quê quán. Nàng đi theo. Mấy năm sau, tự dưng đi mấy để lại mấy món đồ gói giấy tặng Lưu. Trong đó có cái phướn chỏ treo nhà đám ma dài độ hai tấc.
Ai cũng cho là điềm gở. Rồi ít ngày sau, Lưu chết.
ĐÀO TRINH NHẤT dịch.