Liêu Trai Chí Dị

Chương 76 : Lớp học ma

Ngày đăng: 12:16 19/04/20


Tiểu Tạ



Nhà quan bộ lang họ Khương ở phía Nam sông Vị, có nhiều ma quỷ thường hiện hình nhát người. Vì thế ông phải dọn nhà đi, chỉ để lại người đầy tớ trông coi. Người ấy bị ma làm chết, thay người khác cũng bị chết nốt, cho nên nhà đành phải bỏ hoang.



Trong làng có một người học trò, tên là Đào Vọng Tam, tính tình phóng khoáng, ưa gần con hát, son cứ rượu ngà ngà là bỏ về. Bạn bè bảo đào hát chạy theo kéo lại, chàng cười mà không cưỡng, song dù có ở lại cả đêm chàng cũng không mảy may đụng chạm đến gái. Chàng thường ngủ nhà quan Bộ lang, có cô hầu gái đến gạ gẫm hiến thân, nhưng chàng cương quyết cự tuyệt không làm điều dâm loạn. Ông Bô lang thấy thế càng quý trọng.



Nhà Đào vốn nghèo, vợ lại chết, mấy gian nhà tranh ẩm thấp nóng nực không thể chịu nổi. Vì thế chàng nói với quan Bộ lang cho ở nhờ ngôi nhà hoang. Ông Bộ lang từ chối, nói thực là nhà có ma không ở được. Đào liền làm bài văn: Lại luận về không có ma đưa cho ông bộ lang còn nói thêm: “Ma làm được gì mà sợ”. Bộ lang thấy chàng cứ cậy cục mãi như thế cũng đành phải bằng lòng.



Chàng dọn đến căn chính sảnh, mới chập tối vừa để quyển sách ở giữa bàn, trở về nhà cũ lấy đồ vặt khác thì quyển sách đã biến đâu mất. Chàng lấy làm lạ, nằm ngửa trên giường, lặng lẽ chờ xem có sự gì xảy ra. Chỉ một lát đã nghe thấy tiếng giày dép loẹt quẹt, hé mắt nhìn thấy hai cô gái từ trong buồng đi ra, đem theo quyển sách vừa mất lúc nãy để lên bàn. Một cô ước chừng hai mươi tuổi, một cô khoảng mười bảy đến mười tám tuổi đều xinh đẹp cả, cứ đứng quanh quẩn bên giường trông nhau mà cười. Chàng nín lặng không động cựa. Cô lớn gác một chân lên bụng chàng, cô nhỏ bưng miệng cười khúc khít. Đào thấy rạo rực không cầm lòng đặng, nhưng lập tức suy nghĩ đứng đắn trở lại, cuối cùng không đoái tưởng đến. Cô gái sáp gần lại, tay trái vuốt râu, tay phải khẽ vỗ lên trán, lên má chàng bem bép. Cô nhỏ tuổi càng cưòi tợn. Đào không chịu được, bật dậy quát:



- Lũ quỷ, sao dám hỗn xược như thế?



Hai cô gái hoảng sợ, ù té chạy biến mất. Đào ngại bị quấy nhiễu suốt đêm, đã muốn quay về nhà cũ song lại xấu hổ vì đã nói cứng, cho nên đành phải khêu đèn ngồi đọc sách. Trong các mảng tối, bóng ma vẫn chập chờn song chàng cứ làm ngơ, không dòm tới.



Gần nửa đêm chàng cứ để đèn đi nằm. Vừa mới nhắm mắt đã thấy có vật gì nho nhỏ ngoáy vào lỗ mũi làm chàng hăt hơi ầm lên. Trong bóng tối có tiếng cười khe khẽ. Đào vẫn chẳng nói chẳng rằng, giả bộ ngủ say xem chúng còn giở trò gì khác nữa.



Một lúc đã thấy cô nhỏ lấy tự quấn ngay vào bắp vế, lò dò tới gần, Đào nhổm dậy quát ầm lên, họ lại chui lũi trốn mất biệt, vừa chợp mắt, lỗ tai lại bị ngoáy, cứ thế suốt đêm không sao ngủ được. Đến khi có gà gáy sáng, Đào mới được yên mà ngủ một giấc.



Cả ngày không nghe thấy chuyện gì lạ, nhưng không mặt trời vừa lặn, ma lại hiện hình. Đào bèn nấu cơm về đêm để thức luôn tới sáng. Cô lớn xếp chân bằng tròn tót lên ghế nhìn chàng đọc, rồi đột nhiên thò tay bịt lấy sách. Đào tức quá nắm lấy thì ma đã vụt biến mất. Chỉ có một lát lại bò ra, lại cầm lấy sách. Đào phải lấy tay chặn quyển sách mới đọc nổi. Còn cô bé thì lùi tới sau lưng Đào, lấy hai tay bịt mắt chàng rồi chạy vụt ra xa đứng nhăn nhở cười. Đào tức quá trỏ vào mặt mà mắng rằng:



- Đồ quỷ con! Ta mà bắt được ta giết chết cả đôi.



Nhưng hai cô gái vẫn cứ nhơn nhơn không sợ. Nhân vậy Đào mới đùa rằng:



- Thôi, cái trò lăn lóc chiếu giường đây không có màng đâu, các cô ghẹo tôi chỉ vô ích.



Hai cô mủm mỉm cười, quay mình vào bếp, kẻ chẻ củi kẻ vo gạo giúp Đào nấu cơm. Đào ngó vào khen:



- Hai cô cứ làm như thế chẳng hơn là trêu cợt tôi ư?



Lát sau cơm chín, lại tranh nhau lấy thìa đũa, bát đĩa bày đặt lên bàn. Đào nói:



- Cám ơn hai cô đã phục dịch, lấy gì để đền đáp công đức sau đây?



Cô gái lại cười nói dọa:



- Cơm có thuốc độc đấy, cẩn thận kẻo chết!
- Đạo sĩ là người tiên. Hay ta đi cầu cứu một lần nữa, may ra người thương mà giúp cho.



Đào nghe lời, tìm đến nơi đạo sĩ ở, quỳ rạp xuống đất giải bày sự tình. Đạo sĩ cứ khăng khăng xin chịu, không còn phép thuật nào nữa. Đào vẫn kêu cầu thảm thiết không thôi. Cuối cùng đạo sĩ mới cười bảo:



- Anh chàng si tình này khéo làm rầy người ta quá! Thôi cũng vì anh còn duyên số với cô ta, ta xin dốc bằng hết mọi sức lực.



Rồi đạo sĩ theo chàng về nhà, đòi ở một gian riêng tĩnh mịch đóng chặt cửa ngồi trong đó, dặn không được ai gọi hỏi gì, cứ thế hơn mười ngày không ăn uống. Lên dòm thì thấy ông ngồi thiêm thiếp như ngủ vậy. Một hôm trời vừa sáng, có một thiếu nữ vém rèm bước vào nhà Đào, mắt sáng long lanh, răng trắng muốt, vẻ kiều diễm rực rỡ. Nàng cười bảo chàng:



- Tôi phải lặn lội lần dò suốt đêm, mệt tưởng chết. Bị các người đeo đẳng rầy rà mãi, bôn ba hơn một trăm dặm đường mới tìm được ngôi nhà tốt. Đạo sĩ đi đón và cũng cùng đến đây. Chờ gặp được người giao lại là xong.



Mới sẩm tối Tiểu Tạ tới, thiếu nữ đứng vội dậy đón, ôm chầm lấy. Hai người hòa vào làm một thân thể, ngã quay xuống đất cứng đờ. Đạo sĩ từ trong buồng đi ra, chắp tay chào rồi đi luôn. Đào vái tạ đưa tiễn thì cô gái đã tỉnh. Chàng vội ôm đặt lên giường, hơi thở cô gái đã điều hòa, nhưng còn ôm cẳng kêu đau, vài hôm sau mới dậy đi được.



Sau đó Đào thi đỗ tiến sĩ, có người bạn đỗ cùng khoa là Thái Tử Kính, nhân có việc đi qua, ghé vào nhà Đào vài ngày. Tiểu Tạ từ bên hàng xóm về, Thái trông thấy vội đuổi theo sát gót. Tiểu Tạ tìm cách lánh đi, trong lòng thầm trách con người không đứng đắn. Thái quay vào, nói với bạn:



- Có một việc kỳ quái hết sức, bác có cho phép tôi nói không?



Đào gặng hỏi. Thái nói:



- Ba năm trước đây, em tôi chết yểu, qua hai đêm thì thi thể biến đâu mất. Đến nay tôi vẫn còn băng khoăn không biết vì sao? Vừa rồi tôi thoáng thấy bác gái sao giống em tôi làm vậy?



Đào cười:



- Vợ tôi là kẻ quê mùa, sao giống được cô nương nhà ta. Song đã là bạn đồng khoa, nghĩa tình chí thiết, có ngại gì không để nhà tôi ra chào.



Đào vào nhà trong, bảo Tiểu Tạ mặc bộ đồ liệm táng ngày trước để ra chào khách. Thái vừa trông thấy thất kinh:



- Thực là em tôi đây rồi!



Rồi ông ta khóc rưng rức. Đào thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho bạn nghe. Ông mừng rỡ:



- Thế là em gái tôi chưa chết. Tôi phải về ngay để báo tin vui cho song thân.



Mấy ngày sau cả nhà họ Thái kéo sang. Sau thường thường lui tới như nhà họ Hác vậy.



NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch