Liêu Trai Chí Dị

Chương 97 : Một đêm lấy ma

Ngày đăng: 12:16 19/04/20


( Công Tôn Cửu Nương)



Vụ án Vu Thất dậy giặc, làm người ta vị vạ lây mà chết, nhiều nhất là người ở hai huyện Thế Hà và Lai Dương. Có ngày bị bắt mấy trăm người, điều ra trường tập võ chém tất, máu đào lênh láng, xương trắng ngổn ngang. Quan trên động lòng từ bi, giúp tiền mua hòm; các tiệm đồ gỗ ở Thế Thành, đóng hòm tới đâu, bán sạch tới đó. Những người bị xử tử, phần nhiều bị chôn vùi ở Nam Giao.



Khoảng năm Giáp Dần, có người học trò người huyện Lai Dương, có việc đến phủ Tế Nam chơi; vì chàng có hai ba bạn thân cũng ở trong đám chém, nên nhân dịp mua vàng hương đi viếng mộ bạn, rồi thuê một căn phòng ở trong chùa trọ.



Sáng hôm sau, vào trong thàh có công việc mãi đến trời xế chưa về.



Bỗng có một thiếu niên đến buồng trọ của chàng thăm viếng, nhưng thấy chàng đi khỏi, liền bỏ mũ leo lên giường, chân để nguyên giày mà nằm ngửa mặt. Tên đầy tớ chàng hỏi là ai, khách nhắm mắt làm thinh không trả lời.



Đến lúc chàng về thì trời đã nhá nhem tối, nhìn mặt người không rõ, đến bên giường hỏi khách; khách trừng mắt nói:



- Ta đã bảo rằng đến viếng ông chủ mi, sao cứ phải hạch hỏi lôi thôi mãi, bộ ta ăn cướp ăn trộm gì ư?



Chàng cười nói:



- Chủ nhân chính là tôi đây.



Thiếu niên vùng dậy, đội mũ mặc áo mà ngồi, vồn vã hỏi thăm. Chàng nghe tiếng nói như người quen, liền hô thắp đèn cho sáng, nhìn mặt hoá ra Châu sinh, người đồng hương chết vì tai nạn Vu Thất. Chàng sợ hãi khiếp vía, toan chạy. Châu sinh níu lại và nói:



- Tôi với anh là bạn văn chương, sao lại vô tình với nhau như thế? Bây giờ tôi đã chết thành quỷ, nhưng cái tình bạn cũ vẫn canh cánh bên lòng. Nay có một chuyện đến làm rầy anh, xin chớ coi nhau là dị vật mà ra chiều bạc bẽo.



Chàng mạnh dạn ngồi xuống, hỏi muốn chuyện chi, Châu sinh nói:



- Người cháu gái của anh hiện còn ở goá chưa lấy ai; tôi cần một người nội trợ đôi ba phen cậy mối đến dạm hỏi, nhưng cô ta khăng khăng từ chối, lấy cớ không có mạng lệnh bề trên cho phép. Vậy xin anh, anh nghĩ tình bạn cũ, tán thành cuộc nhân duyên này giùm tôi.



Nguyên trước chàng có đứa cháu gái, kêu chàng bằng cậu, từ nhỏ mồ côi mẹ nên chàng đem về nuôi nấng, mười lăm tuổi mới về ở với cha. Nó bị bắt giải tới Tế Nam, nghe tin cha vừa bị tử hình, thương xót quá đỗi, kêu thét lên mà đứt hơi chết luôn. Nay Châu sinh muốn cưới người cháu gái đó về làm vợ.. Nhưng chàng lưỡng lự nói:



- Ủa! Con bé đó thì nó có cha nó làm chủ, sao anh phải cầu đến tôi?



Châu sinh đáp:



- Ông thân sinh cô ta đã được thằng cháu lấy xương cốt đi cải táng chỗ khác cho nên hiện thời không có mặt tại đây.



- Vậy thì con bé ở với ai?



- Cô ta sống chung với mụ hàng xóm.



- Nhưng tôi là người, làm sao mối lái cho ma được?



- Được, hễ anh bằng lòng thì xin theo tôi.



Châu sinh đứng dậy, nắm tay chàng kéo đi. Chàng cố từ chối và hỏi đi đâu.



Châu nói:
Chợt nhớ rương xưa đem vật cũ



Quần là vấy máu hãy còn đây.



Trời gần sáng, nàng hối thúc chồng:



- Mình nên về sớm đi chớ để bọn tôi tớ bàn tán khó chịu.



Từ đó ngày tới đêm đi lại ái tình hết sức gắn bó. Một đêm chàng hỏi vợ:



- Làng này tên chi?



- Tên là Lai Hà Lý. Nàng đáp- Trong làng phần nhiều là ma mới, vốn là người hai huyện Lai Dương, Thế Hà cho nên thành tên.



Chàng nghe bùi ngùi khôn xiết, nàng cũng bi cảm nói:



- Cô hồn bơ vơ, ngàn dặm trôi nổi, tình cảm hai má con tôi, nói ra đau lòng xót ruột. Nếu chàng nghĩ đến ân nghĩa một đêm, thì lấy cốt em mà táng bên mộ ông bà để cho em có chỗ nương tựa muôn đời không còn ân hận gì nữa.



Chàng nhận lờ, nàng lại nói:



- Âm dương cách trở, người quỷ khác nhau, mình cũng không nên bịn rịn ở chốn này lâu.



Nói rồi đưa tặng chàng cái khăn lụa để làm kỷ niệm và gạt lệ giục chàng lên đường. Chàng rầu rĩ ra đi, trong lòng còn thương tiếc không đành, bèn tiện đường gõ cửa nhà họ Châu.



Châu chạy chân không ra đón, vợ cũng trỗi dậy, đầu tóc rũ rượi, thấy cậu nửa đêm đến nhà mình, có ý sửng sốt hỏi gạn căn do. Chàng ngẩn người giây lát, mới thuật lại lời nói của Cửu Nương. Châu nói:



- Mợ cháu không nói với cậu thì cháu cũng định nói, vì mấy hôm nay cháu suy nghĩ đêm ngày đã tính đến việc đó. Chốn này không phải là trần gian, thiệt tình cậu chẳng nên ở lâu.



Hai cậu cháu ngó nhau trào nước mắt. Một lúc chàng mới gạt lụy, từ biệt lên đường.



Trở về gõ cửa nhà trọ nằm trằn trọc tới sáng.



Thức dậy, muốn đi tìm mộ Cửu Nương ngay, nhưng lại quên hỏi dấu tích thì biết mộ nàng ở đâu mà tìm. Mong cho mau tới đêm tối lại đi nhưng mồ mả lố nhố ngổn ngang không đường nào xóm cũ đành phải thở dài bỏ về.



Chàng nhớ chiếc khăn nàng tặng, lấy ra xem, gặp gió thổi rách tả tơi, nát như tro tàn.



Thầy trò sửa soạn hành lý trở về quê quán, luôn nửa năm trời bứt rứt trong tâm, không sao chịu nổi, lại cưỡi ngựa đến trước cửa thành Tế Nam, may ra gặp được nàng chăng? Khi đến Giao Nam, trời đã chạng vạng, liền buộc ngựa gốc cây trước sân, rồi lần mò vào bãi tha ma.



Nhưng chỉ thấy mồ con mả lớn, gai góc um tùm, lập loè lửa ma. Tê lòng sởn óc, đành bóp bụng trở về quán trọ, rồi ngày hôm sau rầu rĩ lên đường hồi hương.



Đi chừng một dặm, xa trông thấy một thiếu nữ đi thơ thẩn một mình trong đám mồ mả, nhìn cách ăn mặc đi đứng thật giống Cửu Nương, vội vàng xuống ngựa để nói chuyện với nàng. Nhưng nàng bỏ chạy, làm như không từng quen biết. Chàng lại muốn tới gần mữa, thì nàng nhăn mặt trừng mắt tỏ vẻ giận dữ, đưa tay áo lên che mặt. Chàng kêu Cửu Nương mấy tiếng, nàng biến đâu mất.



ĐÀO TRINH NHẤT dịch