[Việt Nam] Lĩnh Nam Chích Quái (1960)
Chương 36 : Truyện Khai Thiên Trấn Quốc Đằng Châu Phúc Thần
Ngày đăng: 02:20 30/08/19
(Đây là một vị trong mười hai Sứ quân. Miếu ở huyện Kim Động, xã Đằng Châu).
Xét sử Đỗ Thiện thì thấy chép rằng Thần vốn là vị Thần Thổ địa ở cổ miếu Đằng Châu. Xưa cuối đời Lê Ngọc Triều, Lý Thái Tổ chưa lên ngôi, còn giữ thân vệ binh, thực ấp ở Đằng Châu, có khi đi chơi xem đến bản hương, thuyền đi giữa sông bỗng gặp gió to mưa lớn, vương ngoảnh lại hỏi:
- Trên bờ sông là đền thờ thần gì thế, có linh ứng không?
Thưa rằng:
- Đó là đền thờ thần Thổ Địa của Đằng Châu, dân thường đến cầu mưa đảo nắng, cho là linh ứng.
Vua Thái Tổ lớn tiếng bảo rằng:
- Nếu làm lui được một trận gió mưa, khiến nửa bên tạnh ráo mới là linh ứng.
Trong khoảng chốc lát, quả một nửa sông mưa, một nửa sông tạnh; vua cho làm lạ bèn khiển sửa sang từ vũ mà phụng sự. Thôn nhân có bài thơ rằng:
Tốt bấy Đại vương danh vọng trọng. Đằng Châu Thổ địa hiển thần linh. Khiến cho mưa lớn không xâm phạm. Một nửa sông mưa, nửa vắng tanh.
Vua nghe bài thơ, thầm có ý tự phụ. Kịp đến thời của Ngoại Triều hôn bạo, vua toan mưu đại sự nên đến đền thần xin cáo mộng. Đêm ấy, vua mộng thấy thần nhân cáo rằng:
Muốn thắng tất thắng. Muốn thành là thành. Muôn nước hưởng thăng bình. Ba năm nên hoan lạc. Bảy miếu tự an ninh.
Rồi vua tỉnh dậy, chưa hiểu ý (...) quẻ,
què bói cho là điềm lành.
Sau Vua Thái Tổ lên ngôi, thăng (...) làm Thái Bình Phủ, đặt thần làm Khai Thiên Thành Hoàng Đại Vương.
Đời Trùng Quang nguyên niên gia phong mỹ hiệu bốn chữ: Khai Thiên Trấn Quốc. Đền thần ở trong đê sông thường bị nước lụt tràn vào; người trong thôn ở gần bờ sông có khi trông thấy xe ngựa, cờ lọng và thị tùng như là đến để phòng hộ nước lụt; bởi vậy đê tuy bằng phẳng thấp bé mà nước lụt không vào làm hại được, đó là nhờ ở sức hộ trì của thần.
Trải qua lâu năm sông lở gần đến đền thần; đến niên hiệu Tống Nguyên, năm Bính Tuất, về tiết mùa đông, lại đắp nền lập miếu trên đê lớn, gian giữa sắp xong. Một hôm, huyện lại và thợ thuyền ngủ ở nhà tranh ngoài chân đê thì nghe tiếng người đến mượn cuốc xẻng, tiếng cuốc bới vọng lại như thợ thuyền đang công tác. Đến sáng họ qua xem thì thấy cái trụ bằng đá đã đem dời vào bên tả ngạn hơn ba thước; như thế linh dị càng rõ hơn vậy.
Kịp đến ngày rước thần vào đình, quan Tri phủ Khoái Châu tên là Hoàng Nam Kim có đề bài thơ ở miếu rằng:
Bờ bãi đất chia rành chói chói. Khai thiên huyền tạo ngóng vơi vơi. Đền thành muốn biết chân linh tích. Đêm ấy công thần khéo chuyển dời.
Xét sử Đỗ Thiện thì thấy chép rằng Thần vốn là vị Thần Thổ địa ở cổ miếu Đằng Châu. Xưa cuối đời Lê Ngọc Triều, Lý Thái Tổ chưa lên ngôi, còn giữ thân vệ binh, thực ấp ở Đằng Châu, có khi đi chơi xem đến bản hương, thuyền đi giữa sông bỗng gặp gió to mưa lớn, vương ngoảnh lại hỏi:
- Trên bờ sông là đền thờ thần gì thế, có linh ứng không?
Thưa rằng:
- Đó là đền thờ thần Thổ Địa của Đằng Châu, dân thường đến cầu mưa đảo nắng, cho là linh ứng.
Vua Thái Tổ lớn tiếng bảo rằng:
- Nếu làm lui được một trận gió mưa, khiến nửa bên tạnh ráo mới là linh ứng.
Trong khoảng chốc lát, quả một nửa sông mưa, một nửa sông tạnh; vua cho làm lạ bèn khiển sửa sang từ vũ mà phụng sự. Thôn nhân có bài thơ rằng:
Tốt bấy Đại vương danh vọng trọng. Đằng Châu Thổ địa hiển thần linh. Khiến cho mưa lớn không xâm phạm. Một nửa sông mưa, nửa vắng tanh.
Vua nghe bài thơ, thầm có ý tự phụ. Kịp đến thời của Ngoại Triều hôn bạo, vua toan mưu đại sự nên đến đền thần xin cáo mộng. Đêm ấy, vua mộng thấy thần nhân cáo rằng:
Muốn thắng tất thắng. Muốn thành là thành. Muôn nước hưởng thăng bình. Ba năm nên hoan lạc. Bảy miếu tự an ninh.
Rồi vua tỉnh dậy, chưa hiểu ý (...) quẻ,
què bói cho là điềm lành.
Sau Vua Thái Tổ lên ngôi, thăng (...) làm Thái Bình Phủ, đặt thần làm Khai Thiên Thành Hoàng Đại Vương.
Đời Trùng Quang nguyên niên gia phong mỹ hiệu bốn chữ: Khai Thiên Trấn Quốc. Đền thần ở trong đê sông thường bị nước lụt tràn vào; người trong thôn ở gần bờ sông có khi trông thấy xe ngựa, cờ lọng và thị tùng như là đến để phòng hộ nước lụt; bởi vậy đê tuy bằng phẳng thấp bé mà nước lụt không vào làm hại được, đó là nhờ ở sức hộ trì của thần.
Trải qua lâu năm sông lở gần đến đền thần; đến niên hiệu Tống Nguyên, năm Bính Tuất, về tiết mùa đông, lại đắp nền lập miếu trên đê lớn, gian giữa sắp xong. Một hôm, huyện lại và thợ thuyền ngủ ở nhà tranh ngoài chân đê thì nghe tiếng người đến mượn cuốc xẻng, tiếng cuốc bới vọng lại như thợ thuyền đang công tác. Đến sáng họ qua xem thì thấy cái trụ bằng đá đã đem dời vào bên tả ngạn hơn ba thước; như thế linh dị càng rõ hơn vậy.
Kịp đến ngày rước thần vào đình, quan Tri phủ Khoái Châu tên là Hoàng Nam Kim có đề bài thơ ở miếu rằng:
Bờ bãi đất chia rành chói chói. Khai thiên huyền tạo ngóng vơi vơi. Đền thành muốn biết chân linh tích. Đêm ấy công thần khéo chuyển dời.