[Việt Nam] Lĩnh Nam Chích Quái (1960)
Chương 4 : Truyện Mộc Tinh
Ngày đăng: 02:19 30/08/19
Thuộc địa giới Phong Châu, về đời thượng cổ có một cây đại thụ tên là Chiên Đàn, thân cao nghìn tầng, cành lá sum sê không biết mấy nghìn dặm, có chim thước làm ổ ở trên cây nên chỗ đất ấy đặt tên là Bạch Hạc. Cây Chiên Đàn trải qua không biết mấy nghìn năm đến khi khô hủ thì hóa làm yêu tinh, biến hiện dũng mãnh, hay thương sót nhân dân.
Kinh Dương Vương dùng thần thuật thắng được yêu tinh, nhưng yêu tinh nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác, biến hóa bất trắc, thường ăn người sống, dân phải lập đền thờ mà cầu đảo. Mỗi năm đến ngày ba mươi tháng Chạp dùng một người sống làm lễ tế thì con tinh ấy mới chịu thôi, mà nhân dân cũng được yên ổn, tương truyền với nhau là Thần Xương Cuồng. Địa giới phía Tây nam gần nước Mi Hầu, người trong nước khiến Bà Lộ Man (nay là Phủ Diễn Châu) cướp lấy một người Lào nạp làm lễ tế, năm nào cũng lệ thường như vậy. Kịp đến khi Tần Thủy Hoàng sai Nhâm Ngao sang làm quan Lệnh Long Xuyên, Nhâm Ngao đổi cái lệ đó, cấm không được đem người sống mà tế. Than giận, thần giết đi, từ đó về sau sự tế thần lại càng kính cẩn. Đến đời Đinh Tiên Hoàng, có một Pháp sư tên là Dũ Văn Mâu người Tàu, tu hành chín chắn, tuổi hơn bốn mươi, đã chu du các nước, thông hiểu nhiều ngôn ngữ, tập được phép nanh vàng răng đồng, khi sang đến nước ta thì đã tám mươi tuổi; Tiên Hoàng lấy lễ thường mà đãi đằng. Dũ Văn Mâu dạy lấy kỹ thuật phỉnh thần Xương Cuồng rồi giết đi. Phép ấy gọi là: Thượng kỵ, Thượng can, Thượng thát, Thượng toái, Thượng câu, Thượng hiểm, hoặc làm người ngã ngựa, hoặc làm đứa con hát, mỗi năm đến tháng mười một, làm một cái Phi lâu cao mười hai trượng, giữa trong một cây cọc, rồi lấy gai đánh một sợi dây lớn, dài một trăm ba mươi sáu trượng ba thước, lấy mây chẻ nhỏ vấn ra ngoài, hai đầu mối dây chôn cứng dưới đất, đoạn giữa gác lên trên cọc, Thượng kỵ là đạp trên dây, đi mau hai ba dạo mà không ngã, đầu bịt khăn đen mình mặc quần đen. Thượng can là lấy sợi dây dài một trăm năm mươi trượng, có ba ngả, hai người cầm cờ đi lên trên sợi dây, hễ gặp nhau ở ngã ba thì tránh đi, lên xuống không ngã. Hoặc làm phép Thượng thát là lấy cây gỗ lớn vuông vắn một thước ba tấc, bề dày bảy phân, đặt lên trên một cây cao mười bảy thước, Thượng thát ở trên bay nhảy hai ba lần, tới lui nghiêng ngửa. Hoặc làm phép Thượng toái là lấy tre đan một cái lồng hình như nơm cá, dài ba thước, chu vi bốn thước, Thượng toái gieo mình vào trong, đứng dậy mà không ngã. Hoặc làm phép Lạc mã là người cỡi trên ngựa cho ngựa phi, rồi cúi mình xuống lấy vật để trên mặt đất mà không ngã. Hoặc làm pháp Thượng can, Thượng hiểm là một người nằm ngửa, lấy chân đỡ cái sào dài, khiến đứa trẻ leo lên. Hoặc làm phép Xướng nghi là hội trẻ nhỏ lại đánh chiêng trống, rồi ca vũ ngâm xướng ồn ào huyên náo và giết sinh vật để tế thần. Thần tinh đến ăn và xem các trò; Pháp sư niệm bí chú, tuốt gươm chém đi. Thần Xương Cuồng và tất cả bộ hạ đều bị giết hết.
Từ đó miễn được cái họa dâng người hằng năm, mà sinh hoạt của nhân dân được bảo toàn vậy.
Kinh Dương Vương dùng thần thuật thắng được yêu tinh, nhưng yêu tinh nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác, biến hóa bất trắc, thường ăn người sống, dân phải lập đền thờ mà cầu đảo. Mỗi năm đến ngày ba mươi tháng Chạp dùng một người sống làm lễ tế thì con tinh ấy mới chịu thôi, mà nhân dân cũng được yên ổn, tương truyền với nhau là Thần Xương Cuồng. Địa giới phía Tây nam gần nước Mi Hầu, người trong nước khiến Bà Lộ Man (nay là Phủ Diễn Châu) cướp lấy một người Lào nạp làm lễ tế, năm nào cũng lệ thường như vậy. Kịp đến khi Tần Thủy Hoàng sai Nhâm Ngao sang làm quan Lệnh Long Xuyên, Nhâm Ngao đổi cái lệ đó, cấm không được đem người sống mà tế. Than giận, thần giết đi, từ đó về sau sự tế thần lại càng kính cẩn. Đến đời Đinh Tiên Hoàng, có một Pháp sư tên là Dũ Văn Mâu người Tàu, tu hành chín chắn, tuổi hơn bốn mươi, đã chu du các nước, thông hiểu nhiều ngôn ngữ, tập được phép nanh vàng răng đồng, khi sang đến nước ta thì đã tám mươi tuổi; Tiên Hoàng lấy lễ thường mà đãi đằng. Dũ Văn Mâu dạy lấy kỹ thuật phỉnh thần Xương Cuồng rồi giết đi. Phép ấy gọi là: Thượng kỵ, Thượng can, Thượng thát, Thượng toái, Thượng câu, Thượng hiểm, hoặc làm người ngã ngựa, hoặc làm đứa con hát, mỗi năm đến tháng mười một, làm một cái Phi lâu cao mười hai trượng, giữa trong một cây cọc, rồi lấy gai đánh một sợi dây lớn, dài một trăm ba mươi sáu trượng ba thước, lấy mây chẻ nhỏ vấn ra ngoài, hai đầu mối dây chôn cứng dưới đất, đoạn giữa gác lên trên cọc, Thượng kỵ là đạp trên dây, đi mau hai ba dạo mà không ngã, đầu bịt khăn đen mình mặc quần đen. Thượng can là lấy sợi dây dài một trăm năm mươi trượng, có ba ngả, hai người cầm cờ đi lên trên sợi dây, hễ gặp nhau ở ngã ba thì tránh đi, lên xuống không ngã. Hoặc làm phép Thượng thát là lấy cây gỗ lớn vuông vắn một thước ba tấc, bề dày bảy phân, đặt lên trên một cây cao mười bảy thước, Thượng thát ở trên bay nhảy hai ba lần, tới lui nghiêng ngửa. Hoặc làm phép Thượng toái là lấy tre đan một cái lồng hình như nơm cá, dài ba thước, chu vi bốn thước, Thượng toái gieo mình vào trong, đứng dậy mà không ngã. Hoặc làm phép Lạc mã là người cỡi trên ngựa cho ngựa phi, rồi cúi mình xuống lấy vật để trên mặt đất mà không ngã. Hoặc làm pháp Thượng can, Thượng hiểm là một người nằm ngửa, lấy chân đỡ cái sào dài, khiến đứa trẻ leo lên. Hoặc làm phép Xướng nghi là hội trẻ nhỏ lại đánh chiêng trống, rồi ca vũ ngâm xướng ồn ào huyên náo và giết sinh vật để tế thần. Thần tinh đến ăn và xem các trò; Pháp sư niệm bí chú, tuốt gươm chém đi. Thần Xương Cuồng và tất cả bộ hạ đều bị giết hết.
Từ đó miễn được cái họa dâng người hằng năm, mà sinh hoạt của nhân dân được bảo toàn vậy.