Luật Giang Hồ
Chương 14 :
Ngày đăng: 15:13 19/04/20
Nrong lúc chiếc xe cảnh sát dẫn đầu từ từ di chuyển ra khỏi lề đường, giàn đỡ máy quay phim của đạo diễn bắt đầu chạy thụt lùi cùng một tốc độ theo đường ray của nó. Những đám đông đứng sau phía rào cản bắt đầu hoan hô và vẫy tay. Nếu họ đang quay một cuốn phim thực thì đạo diễn đã lên tiếng bảo "Cắt" sau hai mươi giầy bởi vì viên sĩ quan phối hợp ngu ngốc vẫn còn đứng giữa đường, tay chống nạnh, rõ ràng anh ta không phải là vai chính trong cuốn phim.
Cavalli không để ý tới viên sĩ quan trong lúc y chú tâm vào con đường trước mặt. Y gọi điện thoại cho Andy, mà y biết vẫn còn ngồi trên ghế dài ở đường 7, đọc tờ Washington Post.
- Đầu này không có việc gì nhiều, thưa xếp. Chỉ ở dưới cùng một đoạn đường dốc là hơi hoạt động một chút. Mọi việc phía ông suôn sẻ chứ, ông đang trễ đấy?
- Vâng, tôi biết. Nhưng chúng tôi sẽ đến chỗ anh trong vòng sáu mươi giây, - Cavalli nói trong lúc viên đạo diễn tới cuối đường ray riêng và đưa một ngón tay cái lên không để ra hiệu cho những chiếc xe hơi giờ đây có thể tăng tốc độ lên bốn mươi cây số giờ. Johnny nhảy ra khỏi giàn đỡ máy và bước chân chậm trở lại đại lộ Pennsylvania để có thể chuẩn bị cho việc quay phim lần hai.
Cavalli tắt máy điện thoại và hít vào một hơi thở sâu, trong lúc đoàn xe hộ tống qua đường 9; y chăm chú nhìn đài tưởng niệm FDR 1 được đặt trên một bãi cỏ phía trước lối vào Viện Bảo tàng. Chiếc xe hơi thứ nhất quẹo vào đường 7, chỉ còn lại một nửa khối nhà trước khi họ tới đoạn đường dẫn vào bục lên xuống hàng. Những chiếc mô tô dần đẩu tăng tốc độ và khi đối diện với Andy đang đứng trên lề đường, chúng quẹo phải và chạy xuống đoạn đường dốc.
Phần còn lại của đoàn xe hạ tống tạo thành một hàng dọc, đối diện ngay với cổng giao hàng, trong lúc chiếc thứ ba chạy xuống đoạn dốc tới tận bục giao hàng.
Đội phân công là những người đầu tiên toả ra trên đường phố, và tám người trong bọn họ nhanh chóng lập thành một vòng tròn váy quay ra ngoài, chung quanh chiếc xe thứ ba.
Sau khi tám người quan sát mọi hướng trong mấy giây, Cavalli nhảy ra khỏi chiếc xe thứ hai, chạy qua gặp họ và mở cửa sau của chiếc xe thứ ba để cho Lloyd Adams có thế bước ra.
Calder Marshall đang chờ đợi ở bục lên hàng và bước tới trước để chào Tổng thống.
- Rất vui mừng được gặp ông, ông Marshall, - người diễn viên vừa nói vừa đưa tay ra. - Tôi đã trông mong cơ hội này trong một thời gian.
- Chúng tôi cũng thế, thưa ngài Tổng thống. Tôi xin thay mặt toàn thể nhân viên chào mừng ngài đến Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia của nước Mỹ. Xin mời ngài theo tôi.
Lloyd Adams và đoàn tuỳ tùng của ông ta răm rắp đi theo Marshall thẳng vào thang máy xuềnh xoàng dành riêng cho việc đưa hàng. Trong lúc một số nhân viên mật vụ giữ ngón tay trên nút "mở", Cavalli ra lệnh cho đoàn xe hộ tống trở về điểm khởi hành. Sáu chiếc mô tô và mười hai chiếc xe hơi chạy đi và bắt đầu lộ trình về gặp lại viên đạo diễn và chuẩn bị cho lần quay thứ hai.
Toàn bộ công việc đưa người diễn viên vào trong toà nhà và đoàn xe hộ tống lên đường trở về mất chưa đầy hai phút, nhưng Cavalli mất tinh thần khi thấy một đám đông nhỏ đã tụ tập ở phía xa của con đường bên cạnh Uỷ ban Thương mại Liên bang, rõ ràng có cảm giác một chuyện gì đó quan trọng đang diễn ra. Y chỉ hy vọng Andy có thể giải quyết vấn đề.
Cavalli nhanh nhẹn lẻn vào thang máy, chen vào phía sau Adams. Marshall đã bắt đầu một lịch sử ngắn về cách bản Tuyên ngôn Độc lập đã đến được Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
"Nhiều người biết rằng John Adams và Thomas Jefferson 2 đã soạn thảo bản Tuyên ngôn và bản Tuyên ngôn này đã được Quốc hội chấp thuận ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, các vị Tổng thống thứ hai và thứ ba đã chết cùng một ngày, ngày 4 tháng 7 năm 1826 - năm mươi năm sau ngày ký chính thức".
Cửa thang máy mở ra trên tầng trệt và Marshall bước vào một hành lang bằng đá hoa cương, dẫn tất cả đoàn về phía văn phòng của ông.
"Bản Tuyên ngôn đã trải qua một cuộc hành trình dài và xáo động trước khi an toàn đến toà nhà này".
Khi họ đến tầng năm phía bên trái, Marshall dẫn Tổng thống và đoàn tuỳ tùng vào trong văn phòng của ông, nơi đó đã có sẵn cà phê. Hai người trong số nhân viên Sở Mật vụ bước vào, trong lúc sáu người khác ở lại ngoài hành lang.
Lloyd Adams nhấm nháp tách cà phê của ông ta trong lúc Marshall không để ý tới tách của mình và tiếp tục bài học lịch sử.
"Sau lễ ký, vào ngày 2 tháng 8 năm 1776, bản Tuyên ngôn được cất giữ tại Philadelphia, nhưng vì có nguy cơ bị người Anh chiếm lấy, tấm giấy da đầy lôi cuốn được đưa đến Baltimore trong một chiếc xe ngựa được bảo vệ".
- Hấp dẫn. - Adams nói với giọng kéo dài. - Nhưng dù nó có bị bộ binh Anh chiếm lấy thì vẫn còn có nhiều bản sao kia mà.
- Chắc chắn như vậy, thưa ngài Tổng thống. Quả thực, chúng tôi có một bản sao rất tốt trong toà nhà này do William J. Stone vẽ. Tuy nhiên, bản gốc được giữ ở Baltimore cho tới năm 1777 thì lại được đưa trở về Philadelphia, lúc bấy giờ đã tương đối an ninh.
- Trong một chiếc xe ngựa khác? - Tổng thống hỏi.
- Đúng thế, - Marshall đáp, không nhận thấy người khách của ông nói đùa. - Chúng tôi còn biết cả tên người lái xe, một ông Samuel Smith. Rồi, trong năm 1800, theo chỉ đạo của Tổng thống Adams, bản Tuyên ngôn được chuyển đến Washington, nơi đây lần đầu tiên nó tìm được chỗ cất giữ trong Bộ Ngân khố, nhưng khoảng giữa năm 1800 và 1814, nó đã được chuyển đi khắp nước, cuối cùng đến toà nhà của Bộ Chiến tranh trên đường 17.
- Và tất nhiên, chúng ta vẫn đang có chiến tranh với người Anh vào lúc đó, - người diễn viên nói.
Cavalli khâm phục cái cách Adams chẳng những học thuộc các lời đối thoại mà còn nghiên cứu hết sức tỉ mi.
- Đúng thế, thưa ngài Tổng thống, - vị Viện trưởng nói. - Và khi hạm đội Anh xuất hiện trong vịnh Chesapeaker, ngoại trưởng James Monroe đã ra lệnh di chuyển bản Tuyên ngôn một lần nữa. Bởi vì, như tôi tin chắc Tổng thống đã bắt chính Ngoại trưởng chịu trách nhiệm về sự an toàn của bản Tuyên ngôn, chứ không phải Tổng thống.
Lloyd Adams biết nhưng không chắc chắn có phải là Tổng thống hay không, vì vậy ông ta quyết định cẩn thận là hơn.
- Thật thế sao, ông Marshall? Như vậy thì có lẽ Warren Christopher mới là người đến đây hôm nay để xem bản Tuyên ngôn, chứ không phải tôi.
- Sau chuyến đi Nhật của ông ấy. Tất nhiên, tất nhiên.
- Nếu bất kỳ ai trong số nhân viên của ông hỏi tại sao Tổng thống không thực hiện toàn bộ cuộc viếng thăm Viện Bảo tàng, thì ông hãy cho họ hay rằng ông ấy đã được triệu hồi về Nhà Trắng vì có việc khẩn cấp.
- Được triệu hồi vì có việc khẩn cấp. Tất nhiên. - Marshall nói, mặt còn xanh hơn cả người diễn viên.
Cavalli nhẹ nhõm khi thấy những mệnh lệnh trước đó của y về việc không có một nhân viên nào được phép lai vãng trong hành lang bên dưới trong lúc Tổng thống còn ở trong toà nhà vẫn còn có hiệu lực.
Khi họ đến thang máy chở hàng và tất cả đã vào bên trong, họ xuống ngang với bục lên hàng, Cavalli chạy nhanh ra ngoài, dẫn đầu đoàn đi lên đoạn dốc tới đường 7.
Y khó chịu khi thấy vẫn còn một đám đông nhỏ trên lề đường bên kia, và không thấy dấu hiệu nào của đội xe hộ tống. Y lo lắng nhìn sang bên phải, nơi Andy đang đứng trên chiếc ghế dài, chỉ tay về phía đại lộ Pennsylvania.
Cavalli quay lại nhìn theo hướng đó và trông thấy chiếc mô tô hộ tống đầu tiên quẹo phải vào đường 7.
Y chạy trở xuống đoạn đường dốc và thấy Lloyd Adams bên cạnh một thùng thư Federal Express 4 , đang được hai nhân viên Sở Mật vụ đỡ.
- Nhanh lên đi. - Cavalli nói - Có một đám đông nhỏ đàng kia và họ đang bắt đầu thắc mắc có chuyện gì đang xảy ra.
Y quay lại nhìn thẳng vào mặt vị Viện trưởng đang đứng bên cạnh viên chuyên gia bảo vệ trên bệ lên hàng.
- Các ông hãy nhớ. Tổng thống được triệu hồi về Nhà Trắng vì công việc khẩn cấp.
Cả hai người đều gật đầu lia lịa trong lúc Cavalli chạy trở lên đoạn đựừịng dốc. Bốn nhân viên Sở Mật vụ đổ xô về phía trước, đúng ngay lúc chiếc xe hơi thứ ba ghé vào bục lên hàng ở cuối đoạn đường dốc.
Cavalli liền mở cửa xe và rối ít vẫy tay ra hiệu cho người diễn viên bước vào. Những vệ sĩ chạy mô tô dẫn đầu liền chặn luồng giao thông lại trong lúc chiếc xe cuối cùng đậu vào giữa cổng giao hàng. Trong lúc Lloyd Adams được dìu vào xe hơi, đám đỏng nhỏ ở bên kia đường bắt đầu chỉ trỏ và vỗ tay.
Một nhân viên Sở Mật vụ gật đầu ngược về phía toà nhà, Angelo nhảy lên chiếc xe thứ hai, vẫn cồn toòng teng cây kiếm, còn Dollar Bill và cô thư ký thì phóng đại vào chiếc thứ tư. Trong thời gian Cavalli nhập bọn với Angelo trong băng sau của chiếc xe thứ hai, thì đội vệ sĩ mô tô đã ở giữa đường 7, chặn dòng lưu thông lại để cho đoàn xe hộ tống tiến về phía đại lộ Constitution.
Trong lúc những tiếng còi vang lên và những chiếc xe hơi bắt đầu lộ trình dọc theo đường 7, Cavalli nhìn lui và nhẹ người khi không thấy bóng dáng của Marshall và Mendelssohn đâu nữa.
Y nhanh chóng hướng sự chú ý sang phía Đông của đường 7, nơi Andy đang giải thích cho đám đông rằng đó không phải là tổng thống mà chỉ là cuộc diễn tập cho một bộ phim, không có gì khác hơn. Hầu hết khách bàng quan tỏ ra thất vọng rõ rệt và nhanh chống tản ra.
Rồi y nghĩ y lại trông thấy ông ta.
Trong lúc chiếc xe của Cavalli chạy nhanh trên đại lộ Constitution, chiếc xe cảnh sát đẫn đầu đã quẹo phải vào đường 14, theo sau là hai vệ sĩ chạy xe mô tô. Tiếng còi xe đã tắt và phần còn lại của đội xe hộ tống chạy nối đuôi nhau trong lúc chúng đến các giao lộ được phân công.
Chiếc xe thứ nhất quẹo phải sang đường 9 và lại quẹo phải quay về đại lộ Pennsylvania trước khi hướng về phía Capitol. Chiếc thứ ba tiếp tục chạy trên đại lộ Constitution, giữ lần giữa, trong lúc chiếc thứ tư quẹo trái sang đường 12 và chiếc thứ sáu quẹo phải ở đường 13.
Chiếc thứ năm quẹo trái sang đường 23, qua cầu Memorial và theo các dấu hiệu tới khu phố cồ; trong lúc chiếc xe thứ hai quẹo trái ở đường 14 và hướng về phía Đài kỷ niệm Jefferson rồi tới đại lộ George Washington 5 . Cavalli ngồi chiếc băng sau của chiếc xe hơi thứ hai, quay số viên đạo diễn. Khi Johhny trả lời điện thoại, mấy từ duy nhất mà ông ta nghe là:
- Mọi việc thành công.
--- ------ ------ ------ -------
1 Tức Franklin Delano Roosevelt (1882-1945), Tổng thống thứ 32 của Mỹ (1933 - 1945)
2 John Adams (1735-1826): Tổng thống thứ hai của Mỹ (1797-1801).
Thomas Jefferson (1743-1826) Tổng thống thứ ba của Mỹ (1801-1809).
3 Pullman carriage: toa xe lửa có giường nằm, lấy theo tên nhà phát minh Mỹ, G.M. Pullman (1831-1897).
4 Bưu điện phát nhanh Liên bang.
5 George Washington (1732-1799), Tổng thống đầu tiên của Mỹ (1789-1797).