Lục Mạch Thần Kiếm

Chương 22 : Đại hán áo đen xuất hiện đột ngột

Ngày đăng: 17:34 18/04/20


Lúc này đôi bên cùng xử dụng toàn môn "Thái Tổ trường quyền" ngoài việc so bì võ công cao thấp, không còn chỗ nào để nhiếc móc nhau nữa.



Huyền Tịch thấy Huyền Nạn chỉ trong chớp mắt nữa là nguy hiểm đến tính mạng, không nói gì nữa, phóng véo một chỉ ra điểm huyệt "toàn cơ" Kiếu Phong. Môn điểm huyệt tuyệt kỹ này của phái Thiếu Lâm gọi là "Thiên trúc phật chỉ".



Kiều Phong thấy Huyền Tịch phóng chỉ ra điểm, vừa nghe tiếng vù vù rất nhỏ nhẹ, đã nói ngay:



- Lâu nay tôi vẫn ngưỡng mộ ngón "Thiên trúc Phật chỉ", quả nhiên lợi hại! Nhưng ngón này là võ công của người Hồ bên Thiên Trúc mà đại sư đem ra để đấu với quyền pháp chính tông của đức Thái Tổ bản triều thì dù đại sư có thắng được tôi há chẳng mang tiếng lÀ kẻ theo Phiên bán nước, làm nhục cho bản triều ?



Huyền Tịch vừa nghe, bất giác rùng mình.



Nguyên võ công của phái Thiếu Lâm được Ðạt Ma lão tổ truyền thụ. Ðạt Ma lại là người Hồ nước Thiên Trúc.



Hôm nay quần hùng sở dĩ đến đây vây đánh Kiều Phong vì ông là dòng giống rợ Hồ nước Khất Ðan. Nhưng môn võ phái Thiếu Lâm được truyền vào Trung quốc từ lâu. Mọi người cơ hồ đã lãng quên mối liên quan giữa người Hồ cùng môn phái này.



Quần hùng nghe Kiều Phong nói ai nấy trong lòng rung động, vì trong các vị anh hùng ở đây có nhiều nhân vật kiến thức rất rộng, không khỏi nghĩ thầm: "Bọn ta đã kính cẩn Ðạt Ma lão tổ như một vị thần minh mà sao lại căm hận người Khất Ðan đến xương tủy ? Cả người Khất Ðan cho chí người Thiên Trúc đều là giòng giồng rợ Hồ chớ đâu có cùng chủng tộc với mình ? Xét cho cùng thì hai giống người này khác nhau xa. Người Thiên Trúc trước nay không tàn sát đồng bào Trung Quốc, còn người Khất Ðan thì tàn ác vô cùng. Như vậy thì không phải cứ thấy người Hồ là giết, mà bên trong còn phần biệt kẻ tội ác ngập trời. Kiếu Phong bất giác không dằn nổi lòng căm tức, quát to:



- Quân chó má này khai sát giới giết mi đầu tiên đây!



Ông vừa quát vừa vận động nội lực vào cánh tay phóng chưởng ra nhằm đánh Triệu Tiền Tôn.



Huyền Nạn cùng Huyền tịch đồng thời kêu rú lên:



- Nguy mất!



Hai nhà sư đều phóng song chưởng ra để đồng thời vừa đánh Kiều Phong vừa cứu Triệu Tiền Tôn.



Bất thình lình có bóng người trên không rú lên một tiếng thê thảm.



Phía trước ngực người này bị chưởng lực của Huyền Nạn , Huyền Tịch đụng mạnh vào, phía sau bị chưởng lực của Kiều Phong đánh trúng. Ba luồng chưởng lực cực kỳ lợi hại giáp công cả hai mặt trước sau làm cho gã gân cốt bị đứt đoạn, phủ tạng tan nát, miệng phun máu tươi ra tung tóe, người gã nằm lăn dưới đất bầy nhầy như một đống bùn.



Biến cố này không những làm cho Huyền Nạn, Huyền Tịch phải kinh hãi, cả Kiều Phong cũng không khỏi ngạc nhiên.



Người này chính là Khoái Ðao Kỳ Lục.



Nguyên Kỳ Lục bám chuôi đao, đu qua đu lại đã lâu, vẫn chưa rút được lưỡi đao chém ngập vào xá nhà, mình gã rơi xuống vào vào giữa lúc ba người dùng toàn lực phóng chưởng, chẳng khác gì những thanh sắt lớn đập rất mạnh vào thì còn gì mà không chết ?



Huyền Nạn tuyên Phật hiệu, nói:



- A Di Ðà Phật! Cứu khổ cứu nạn! Kiều Phong! Mi làm nên tội đại ác này!



Kiều Phong cả giận nói:



- Tôi chỉ giết gã có một nửa, còn sư huynh sư đệ nhà ông hợp lực lại giết gã một nửa. Sao ông lại đổ cả cho tôi ?



Huyền Nạn nói:



- A Di Ðà Phật! Tội nghiệp! Tội nghiệp! Nếu người không hại người trước thì việc gì xảy ra vụ này ?



Kiều Phong cả giận nói:



- Ðược lắm! Cái gì cũng đổ cho tôi hết thì đã sao ?



Trong lúc ác chiến, máu hung nổi lên chẳng khác gì con mãnh thú, Kiều Phong xoay tay nắm được môt người, chính là con thứ Ðơn Chính tên là Ðơn Trọng Sơn.



Kiều Phong dằng lấy đơn đao rồi vung chưởng đánh trúng đầu Ðơn Trọng Sơn nát nhừ chết ngay lập tức.



Quần hùng la lối om sòm, vừa kinh hãi lại vừa căm giận.



Kiều Phong lúc này đã điên tiết, múa tít đơn đao. tay phải lúc vung quyền lúc phóng chưởng, tay trái cầm cương đao ôm ngang chém dọc, uy thế cực kỳ mãnh liệt không ai đương cự nổi.



Trên tường máu tươi bắn tóe vào loang lổ. trong nhà đại sảnh thây chết ngổn ngang , cái thì đầu lìa cổ, cái thì vỡ bụng đứt chân mất tay.



Lúc này Kiều Phong không thể nghĩ đến tình cố cựu Cái Bang mắt ông đỏ sọng, gặp ai cũng giết. Truyền công trưởng lão cùng Hề trường lão đều bỏ mạng dưới lưỡi dao của ông.




Mọi người nhìn lên đầy dây kia, thấy một đại hán áo đen, tầm vóc vạm vỡ, mặt bịt miếng vải đen, chỉ để hở hai con mắt.



Ðại hán cắp Kiều Phong vào nách rồi lại tung đầu sợi dây ra cho quấn vào cột cờ cao ngất ngoài cổng Tụ Hiền trang.



Quần hùng la gọi ầm ĩ. Thoáng một cái dã thấy nào cương tiêu, nào tu, tiễn, nào phi đao, nào thiết chùy, nào phi hoàng thạnh, nào lắt thủ tiên, đủ thứ ám khí đều nhằm vào Kiều Phong cùng đại hán bắn lên.



Ðại hán áo đen níu dây đu người sang ngọn cột cờ đặt chăn xuống, bỗng nghe thấy vang lên những tiếng vù vù, veo véo, lách cách của bao nhiêu thú ám khí bắn tới.



Ðại hán lại quẳng đầu dây ra quấn lấy một ngọn cây xa hơn mười trượng, rồi cắp Kiều Phong từ cột cờ đu sang ngọn cây đó.



Chỉ trong khỏang khắc, đại hán theo cách này đã chạy cách xa cột cờ đến ba mươi trượng thì đặt chân xuống đất.



Ðoạn cứ theo cách quẳng đầu dây ra quấn lấy cây đu luôn một hồi thì chạy đã xa lắm không còn thấy tông tích đâu nữa.



Quần hùng còn đang kinh hãi nhìn nhau, bỗng thấy vó ngựa dồn dập mỗi lúc một xa dù có đuổi theo cũng không kịp nữa.



Kiều Phong tuy bị thương nặng song tâm thần vẫn tỉnh táo. Ðại hán dùng dây dài quăng cứu ông thóat hiểm, nhất cử nhất động của đại hán ông đều nhìn thấy rõ. Lòng ông rất cảm kích ơn đức đại hán đã cứu mạng cho mình và nghĩ thầm: "cách tung dây tới đích thì ta cũng làm được, nhưng dùng dây làm binh khí đề đống thời quét một lúc mấy chục người thuộc về chiêu "thiên ữ tán hoa" trong phép xử dụng nhuyễn tiên thì ta sử chưa được linh lợi như đại hán này.



Ðại hán áo đen đặt Kiều Phong lên lưng ngựa, hai người cưỡi chung một con chạy về phía Bắc. lúc ngồi trên lưng ngựa, đại hán lấy thuốc dấu ra dịt vào ba chỗ vết thương cho Kiều Phong.



Kiều Phong vì ra huyết quá nhiều nên cực kỳ hư nhược, mấy lần suýt ngất đi. Nhưng mỗi lần khi săp ngất, ông hít mạnh một hơi, nội lực trong người lại lưu chuyển và tinh thần lại trấn tĩnh.



Ðại hán phóng ngựa nhăm phía Tây Bắc thẳng tiến. Ðường lối mỗi lúc một gập ghềnh. Về sau không còn thấy đường lối nữa ngựa xông pha vào nhưng tảng đá ngổn ngang lởm chỏm mà đi.



Ði như vậy một lúc lâu, ngựa chồn chân không bưóc nổi nữa. Ðại hán ôm Kiều Phong trong tay, xuống ngựa trèo lên đỉnh núi, càng lên cao, sườn núi càng dốc. Thân thể Kiều Phong nặng nề là thế mà đại hán ôm coi nhẹ như không. Trèo núi cực kỳ khó khăn mà đại hán ôm coi nhẹ như bay. Ði đến chỗ vách đá đứng dựng thì cùng đường. Ðại hán dùng dây dài quấn vào cành cây nhảy qua vực thẳm để sang bên kia.



Kiều Phong kinh hãi nghĩ thầm: "Cách vượt qua khe này mình chân tay không còn có thể làm được, chứ đã ôm người trong tay thì đành phải chịu!



Ðại hán tiếp tục vượt qua bảy tám nơi hiểm yếu đến môt chỗ co đường đi xuống, vào trong hang sâu thẳm rồi dừng chân lại, đặt kiều Phong xuống.



Kiều Phong gắng gượng đứng vững nói:



- Ơn đức to lớn không dám nói đến lời cảm tạ. chỉ cần ân huynh cho Kiều Phong này thấy chân diện.



Ðại hán đưa cặp mắt sáng rực nhìn đi nhìn lại mặt kiều phong hồi lâu rồi mới nói:



- Trong sơn động này còn được nữa tháng lương khô đủ để cho người ở đây đến lúc khỏi vết thương. Ðịch nhân không có cách nào tìm đến đây được.



Kiều Phong nói:



- Xin vâng.



Ông nghĩ thầm trong lòng "nghe thanh âm người này tựa hồ như người đã lớn tuổi ?"



Ðại hán nhìn ông môt hồi nữa rồi thốt nhiên giơ tay phải lên tát bốp môt cái. Ðại hán ra tay cực kỳ mau lẹ. Kiều Phong tuyệt nhiên không ngờ đến ân nhân lại ra tay đánh mình, hai nữa là đối phương ra tay cực kỳ mau lẹ nên ông bị đánh trúng.



Ðại hán tát một cai rồi toan tát cái thư hai. Hai cái tát chỉ cách nhau trong chớp mắt, nhưng Kiều Phong dã có đủ thi giờ, khi nào để đại hán đánh trúng nữa. Có điều ông nghĩ đến đối phương là ân nhân cứu mạng cho mình không muốn động thủ đánh lại, chỉ giơ ngón tay trỏ để chống đỡ lòng bàn tay đối phương.



Ngón trỏ chỉ đúng vào huyệt "lao cung" trong lòng bàn tay đại hán. Nếu bàn tay cứ đập xuống thì trúng vào huyệt đạo rất khẩn yếu trong lòng bàn tay mình. Nhưng đại han võ công tuyệt cao, biến đổi chiêu thức mau lẹ dị thường. Khi bàn tay còn cách má Kiều Phong không đầy một thước, đại hán lập tức xoay lưng bàn tay đánh vào.



Kiều Phong cũng di động ngón tay ra nhanh, nhằm đúng phương vị huyệt "nhị giáo" trên lưng bàn tay đối phương để chống đỡ.



Ðại hán bật lên tiếng cười một tràng dài, tay phải còn cách đầu ngón tay Kiều Phong không đầy ba tấc, lấp tức rút về rồi tay phải chém tạt ngang.



Kiều Phong giơ ngón tay ra đón đụng vào huyệt "hậu khê" trên tay đại hán.



Ðại hán đột nhiên đổi hướng, thế đánh vẫn mãnh liệt không giảm đi chút nào, nhưng Kiều Phong vẫn chuyển kịp, ngón tay ông nhằm huyệt "tiền cốc" trên cườm tay đối phương.



Chỉ trong khoảng khắc, đại hán đã múa tay thay đổi đến mười mấy chiêu thức.



Kiều Phong chỉ thủ chứ không phản công và thủy chung vẫn đưa ngón tay chống đỡ nhằm huyệt đạo để đối phương không dám đánh.