Lục Mạch Thần Kiếm
Chương 24 : Tầm cừu nhân hào kiệt cải trang
Ngày đăng: 17:35 18/04/20
Giữa lúc ấy, bất thình lình ở góc Ðông Bắc văng vẳng có tiếng vó ngựa đi về phía Nam.
Kiều Phong lắng tai nghe thì đoàn người ngựa này có đến dư hai chục, ông lập tức chạy nhanh quanh sườn núi, về phía có tiếng vó ngựa để xem ai.
Kiều Phong đứng trên cao trông thấy rõ hơn hai chục người kỵ mã điều mặc áo giáp vàng, đúng là quan binh nhà Ðại Tống. Ông nhận rõ bọn người này rồi, không muốn để ý đến nữa, nhưng chỗ ông và A Châu đang đứng lại là yếu lộ từ ngoài ải tiến vào Nhạn Môn Quan.
Năm trước quần hùng Trung Nguyên sở dĩ ẩn ở chỗ này để phục kích bọn võ sĩ Khất Ðan vì nơi đây trông ra ngoài rất rõ.
Kiều Phong nghĩ thầm:
- Ðây là nơi biên phòng hệ trọng, quan binh nhà Ðại Tống gặp người lạ mặt, tất thế nào cũng tra hỏi lôi thôi. Chi bằng mình tránh khỏi phiền phức .
Nghĩ vậy ông liền dắt A Châu nấp vào tảng đá lớn và bảo nàng:
- Ðây là quan binh nhà Ðại Tống.
Chỉ trong khoảnh khắc, hơn hai mươi tên quân kỵ ruổi ngựa lên núi.
Kiều Phong nấp sau tảng đá lớn đã trống thấy tên quân sĩ đầu trong lòng không khỏi xúc động thở dài lẩm bẩm:
- Ngày trước Trí Quang Ðại sư cùng bọn Triệu Tiền Tôn mai phục để tập kích quân địch chắc cũng nấp ở sau tảng đá lớn này ngó bọn võ sĩ Khất Ðan ruổi ngựa lên núi như ta bây giờ. Núi non trơ đó, tảng đá còn đây, mà bọn võ sĩ đôi bên đã biến thành đống xương trắng .
Trong lúc Kiều Phong đang bâng khuâng nghĩ ngợi, bỗng nghe thấy tiếng trẻ con kêu khóc.
Ông giật mình như người trong giấc mơ, tự hỏi:
- Tại sao lại có trẻ nít khóc?
Kế đó ông lại nghe thấy tiếng đàn bà lanh lãnh, liền thò đầu trông ra để xem cho rõ thì thấy bọn quan binh nhà Ðại Tống này, tên nào cũng cướp đem về một vài người đàn bà, con nít.
Bọn người bị bắt đều mặc quần áo Khất Ðan theo ông đều chăn bò.
Nhiều tên quan binh nhà Ðại Tống đưa tay ra sờ nắn vào những người đàn bà con gái Khất Ðan, trông rất bỉ ổi và khả ố.
Người đàn bà nào kháng cự là quan binh đánh đập.
Kiều Phong rất lấy kỳ, không hiểu ra sao?
Bọn người ngựa này đi qua bên tảng đá lớn, tiến thẳng vào Nhạn Môn Quan.
A Châu hỏi:
- Kiều đại gia! Bọn họ làm gì vậy?
Kiều Phong lắc đầu nghĩ thầm:
- Quan quân trấn thủ biên cương sao lại càn rỡ thế này .
Ông chưa kịp đáp thì A Châu lại nói:
Bọn quan binh này không khác gì quân giặc cướp.
Ðang khi nói chuyện, lại thấy hơn ba chục tên quan binh khác đi lên, xua mấy trăm con trâu bò và bắt về mười mấy người phụ nữ Khất Ðan.
Một tên quân nói:
- Chuyến này đi tuần tiểu, thu hoạch chẳng ra gì. Không hiểu chủ soái có lên ruột không?
Tên khác đáp:
- Kể ra thì không lấy được nhiều trâu bò của bọn Liêu Công. Song bọn đàn bà cướp về đây, được vài thị sạch nước cản hầu hạ Ðại soái. Chắc người khoái lắm, không lên ruột đâu mà sợ.
Tên kia lại nói:
- Ðược có ba chục đứa con gái đem về, làm sao đủ chia? Ðành phải vất vả thêm một ngày, mai lại đi cướp nữa.
Một tên quân khác cười nói:
- Bọn Liêu Cẩu đã thấy rút dây động rừng, chúng nó trốn hết rồi còn gì. Có muốn đi càn quét, ít ra là phải vài ba tháng nữa mới được.
Kiều Phong nghe tới đây, khí giận đầy ruột, nghĩ bụng:
- Những hành động của lũ quan binh này còn hung ác hơn là quân giặc cướp .
Ðột nhiên một đứa con nít đang ngồi trong lòng mẹ khóc thét lên. Người mẹ Khất Ðan hất tay tên quân binh Ðại Tống ra, quay lại gọi đứa nhỏ đang khóc.
Tên quân cả giận, nắm lấy đứa nhỏ quật xuống đất rồi cho vó ngựa xéo lên mình.
Lập tức, ruột gan đứa nhỏ lòi ra.
Người đàn bà Khất Ðan sợ, mặt xám ngắt, muốn khóc mà không khóc ra tiếng.
Cả bọn quan binh cười rộ xúm lại.
Kiều Phong đã được chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh tượng thảm khốc nhưng cái lối tàn sát con nít một cách công nhiên để làm trò đùa thì đây mới là lần thứ nhất. Ông căm giận vô cùng, nhưng vốn tính trầm mặc, không buông cơn giận cho nổi lên, vẫn lẳng lặng xem sao.
Lũ quan binh này đi qua rồi thì lại một toán hơn mười tên quân binh khác la ó đi tới.
Toán quan binh Ðại Tống cũng đều cưỡi ngựa, tay cầm đao dài giơ lên.
Ðầu mũi giáo đều có bêu một cái thủ cấp máu chảy đầm đìa.
- Ðại gia diện mạo khôi ngô khiến ai cũng để ý. Hay nhất là cải trang thành một người tầm thường, bộ dạng không lộ ra chút gì đặc biệt là người hào kiệt giang hồ. Làm như vậy thì một ngày đường có gặp đến mấy trăm người cũng chẳng ai để ý.
Kiều Phong vỗ tay khen:
- Tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu! Uống rượu xong rồi chúng ta sẽ cải trang.
Kiều Phong nốc một lúc hết hai mươi cân rượu.
A Châu liền lấy phấn bột, nước hồ, bút lông, mực keo, các đồ dùng ra. Nàng chỉ ra tay một lúc là những điểm dị dạng trên mặt Kiều Phong đều biến mất. Nàng lại thêm cho ông một chòm râu giả lơ thơ.
Kiều Phong được hóa trang xong lấy gương soi, thì chính mình cũng không nhận ra mình nữa.
A Châu lại hóa trang cho mình thành một gã Hán tử đứng tuổi, rồi cười nói:
- Tướng mạo đại gia đã hoàn toàn biến thành người khác rồi. Nhưng còn tiếng nói và cách xơi rượu của đại gia, người ta có thể nhận ra được đấy.
Kiều Phong nói:
- Ồ! Vậy tôi ít nói và uống ít rượu là xong.
Hai người nhằm phía Nam mà đi.
Quả nhiên từ đó Kiều Phong rất ít mở miệng, mỗi bữa cơm ông cũng chỉ uống vài ba chén rượu.
Một hôm đi đến thị trấn Tam giáp ở Tấn Nam, Kiều Phong cùng A Châu vào một tiệm nhỏ ăn mì, bỗng nghe thấy hai tên hành khất đang nói chuyện với nhau.
Một tên nói:
- Cái chết của Từ trưởng lão thật là thê thảm, chắc cũng bị tên ác tặc Kiều Phong hạ độc thủ!
Kiều Phong hơi rùng mình lẩm bẩm:
- Từ trưởng lão chết rồi ư?
A Châu đưa mắt nhìn ông, thì lại nghe thấy tên hành khất khác nói với nhau:
- Mai mốt, các vị trưởng lão Cái Bang ta thành Vệ Huy bên Hà Nam tế điện, chắc sẽ bàn cách bắt Kiều Phong.
Tên kia lại nói mấy câu tiếng lóng. Nhưng Kiều Phong cũng hiểu ý gã. Gã nói: Kiều Phong là một tên đại địch của bọn hào kiệt Trung Nguyên. Vụ này ghê gớm lắm đừng có bạ đâu nói đấy để bọn thủ đối phương biết tin.
Kiều Phong cùng A Châu ăn mì xong ra khỏi trấn giáp.
Ra đến ngoại ô, Kiều Phong mới nói:
- Chúng ta thủ đến Vệ Huy xem, may ra nghe ngóng được gì chăng?
A Châu đáp:
- Phải đó! Cố nhiên ta phải tới đó. Nhưng những người đến điện Từ trưởng lão, Kiều đại gia gặp toàn người cũ, đại gia nhớ trong mọi cử chỉ chớ để lộ hình tích.
Kiều Phong gật đầu nói:
- Cái đó đã hẳn. Hai người liền quay ra phía Ðông nhằm thành Vệ Huy mà tiến.
Hôm sau hai người tới nơi trong thành Vệ Huy ăn uống trong lâu, người thì mổ trâu mổ lợn trong các ngõ hẻm, lại có người đi xin trên hàng phố, lên mặt yêu sách rất khả ố.
Kiều Phong lấy làm khó chịu.
Cái Bang là một bang lớn nhất tiếng trong đám giang hồ, ngày nay còn đâu là luật pháp nghiêm minh, còn đâu bộ mặt hưng thịnh, như khi mình còn là Bang Chúa nắm quyền hành. Tình thế này tất bị người đời khinh rẻ. Dù hiện nay, Bang đối ông hết bạn ra thù, song trong lòng ông không khỏi luyến công tình mình xây đắp bấy nhiêu năm.
Linh cữu Từ trưởng lão đặt tại một khu vườn hoang phía Tây thị, Kiều Phong cùng A Châu mua vàng hương và đồ lễ tam sinh đi người ngoài vườn.
Hai người vào cúi lạy trước linh vị Từ trưởng, ngẩng mặt lên trông thấy bài vị quét đầy máu tươi.
Ðó là một thể lệ Cái Bang để biểu thị người chết đã bị kẻ khác giết và quần chúng bản bang phải báo thù rửa hận cho vong linh người quá cố.
Trong nhà lịnh gương thống mạ Kiều Phong, họ có ngờ đâu ông đang đứng ngay bên cạnh họ.
Kiều Phong thấy bọn người trông nom linh vị Từ trưởng lão đều là những nhân vật đầu não Cái Bang.
Ông sợ tiết lộ cơ quan không tiện đứng lâu, liền cáo từ cùng A Châu đi ra.
Kiều Phong nghĩ thầm:
- Từ trưởng lão chết là trên đời này bớt đi một người biết mặt biết tên"thủ lãnh đại ca" .
Thốt nhiên trong cùng ngõ hẻm, thấp thoáng có bóng người một thân thể cao lớn.
Kiều Phong nhanh mắt trông thấy nhận ra Ðàm Bà thì lẩm bẩm:
- Hay lắm! Mình đang muốn tìm mụ lại thấy ngay. Chắc mụ cũng đến đây viếng Từ trưởng lão .
Kiều Phong lại thấy thoáng có bóng người theo mụ. Người này khinh công rất giỏi. Tưởng ai té ra Triệu Tiền Tôn.
Kiều Phong rùng mình tự hỏi: Hai người thậm thụt với nhau chắc có tình ý gì đây? Ông biết họ là một cặp sư huynh sư Muội, mối tình oan trái giữa hai người đến nay vẫn chưa dứt khoát, rồi ông lẩm bẩm:
- Cả đôi đều sáu bảy chục tuổi đầu chẳng lẽ cùng nhau đi làm chuyện thầm kín?
Kiều Phong vốn là người không ưa dính líu vào chuyện vẩn vơ. Nhưng nghĩ đến Triệu Tiền Tôn cùng Ðàm Bà biết rõ "Thủ lĩnh đại ca" là ai. Nếu mình biết được không chừng sẽ bức bách họ, phải thổ lộ chân tướng gã kia.