Mật Mã Tây Tạng
Chương 1 : Bắt đầu từ một tấm ảnh
Ngày đăng: 19:00 20/04/20
Lời mở đầu:Công nguyên năm 838, vị vua cuối cùng của dân tộc Thổ Phạn là Lãng Đạt Ma lên ngôi Tán Phổ, tuyên bố diệt Phật. Trong cuộc tàn sát ấy, các tăng lữ đã mang một lượng lớn kinh điển và thánh vật đi chôn giấu tại một nơi bí mật, ở đó họ dựng lên một ngôi thần miếu, đặt tên là Bạc Ba La. Thời gian dần trôi, chiến tranh không dứt, ngôi thần miếu ẩn chứa biết bao báu vật Phật gia đã hoàn toàn biến mất trong lớp bụi lịch sử…Nhiều năm sau, Trác Mộc Cường Ba, một thương nhân đồng thời là kẻ ưa thích chó ngao Tây Tạng, loài chó dũng mãnh nhất thế giới, nhận được một phong thư lạ. Trong đó có hai bức ảnh chụp Tử Kỳ Lân, một loài linh thú từ thời viễn cổ, một con ngao hoàn mỹ nhất trên đời. Và thế là, không có gì có thể ngăn cản anh ta dấn thân vào một chuyến phiêu lưu vào sâu trong vùng đất băng giá khốc liệt Tây Tạng để truy tìm giấc mơ trọn đời. Để rồi, theo dấu Tử Kỳ Lân cũng là theo dấu Bạc Ba La thần miếu vĩ đại. Cả một nền văn hóa Tây Tạng mênh mông và huyền hoặc đã dần dần hiện ra. Cùng một giáo sư khuyển học uyên thâm mà hiếu động, một chàng đặc nhiệm lực sĩ và bồng bột, và một kỳ nữ đỏng đảnh nhưng thuần hậu, Trác Mộc Cường Ba đã có cơ hội khám phá những kinh nghiệm sống tột cùng đáng say mê…Tập 1Phương Tân tự thấy rằng mình đã từng trải sự đời, không còn thứ gì có thể hấp dẫn nổi ông nữa, nhưng giờ đây, thứ Trác Mộc Cường Ba mang tới, đã lại một lần nữa khiến ông động lòng, ông nôn nóng muốn xem rốt cuộc là thứ gì mà có thể khiến Trác Mộc Cường Ba xem trọng đến vậy.
Trác Mộc Cường Ba lại trêu ngươi ông, lần chần mãi không chịu mở cái tráp vàng, thấy Phương Tân cứ nhìn chằm chằm vào chiếc tráp, hai con mắt sắp rơi ra ngoài, mới đẩy nó tới trước mặt ông, tôn kính nói: "Thầy giáo, xin mở ra xem thử đi!"
Bắt đầu từ một tấm ảnh
Trác Mộc Cường Ba, cao một mét tám mươi bảy, chính xác là lưng hùm eo gấu, tóc dài, da mặt màu đồng cổ, toàn thân không chỗ nào không toát ra sức mạnh không giấu nổi. Nhưng thường ngày, gã là con người cực kỳ hoà nhã, đồ Tây thẳng thớm, đeo đôi kính gọng khoan nhỏ hình vuông, trên mặt lúc nào cũng nở nụ cười, có người gọi gã là Trác tổng, cũng có người gọi gã là giáo sư, còn bạn bè thân thiết thật sự thì đều gọi gã là Cường Ba.
Trác Mộc Cường Ba, người Tạng, bốn mươi hai tuổi, tổng giám đốc Công ty Nuôi Luyện Danh Khuyển Thiên Sư, cũng là giáo sư thỉnh giảng của khoa Sinh vật Đại học Phúc Đán, chuyên giảng về các giống chó nổi tiếng thế giới. Trác Mộc Cường Ba sinh tại một ngôi làng nhỏ có tên Đạt Nghĩa Nô Thố nằm tít sâu trong đất Tạng, kề sát khu không người, tên của gã, ý nghĩa vốn chỉ người có thể chiến thắng biển lớn. Gã không làm cha mẹ mình thất vọng, nay đã là tổng giám đốc công ty có tài sản hàng trăm triệu Nhân dân tệ, cũng là giáo sư của một trường đại học danh tiếng, có thể nói là công thành danh toại, vốn lập nghiệp của gã, không phải thứ gì khác, chính là chó.
Tiểu bang Pensylvania, nước Mỹ.
"Mấy nghìn năm nay, cả thế giới đều công nhận, giống chó hình thể lớn nhất, tính cách hung mãnh nhất, gọi là ngao. Đó là đặc sản của đất Tạng chúng tôi, đã tồn tại từ mấy nghìn vạn năm trước, cách đây khoảng hai nghìn năm thì lưu truyền sang Hy Lạp, sau sang đế quốc La Mã, rồi lại do người Slave ở Đông u du nhập vào các nước châu u, đến nay trong cơ thể các loại chó nổi tiếng thế giới vẫn còn giữ được gien di truyền của giống ngao Tây Tạng - ở Lhasa, và khắp trên đất Tạng, giống chó độc đáo nhất phải tính đến ngao…" Trác Mộc Cường Ba đứng diễn giảng hùng hồn trên sân khấu bài trí lộng lẫy, kể cho các tân khách đến tham quan lịch sử của giống chó ngao Tây Tạng.
Đây là lễ khai mạc giải đấu chó ngao đẳng cấp thế giới do công ty gã xuất tiền tổ chức, một mặt để có thể tuyên truyền về ngao Tây Tạng trên các phương tiện truyền thông, nâng cao hiểu biết của mọi người về giống chó này, mặt khác cũng để giới thiệu cơ sở nuôi luyện của gã với người nuôi chó ngao toàn thế giới, cho bọn nó mở rộng tầm mắt, biết thế nào mới gọi là chó ngao chân chính.
Trong hội trường, phóng viên các nước mấy trăm người, khách đến dự lễ khai mạc hơn tám nghìn người, trong số đó rất đông người yêu chó ngao từ trong nước đặc biệt bỏ công sang tham dự. Trác Mộc Cường Ba mỉm cười nói: "Hiện nay, chó ngao thuần chủng một con giá khoảng trên trăm nghìn Đô la Mỹ. Tuy nói người nuôi chó ngao không ít, nhưng tôi có thể cam đoạn với các vị rằng, chó ngao thuần chủng nhất thế giới chỉ có ở cơ sở của chúng tôi, chó ngao tuyết, chó ngao đỏ, thiết bao kim, ở chỗ chúng tôi đều là loại ưu tú nhất…"
Trong sảnh đầu người lố nhố, mọi người đều biết, vị tổng giám đốc Trác này, vốn xuất thân từ đất Tạng, chó ngao nuôi ở cơ sở của ông ta, trong nước tuyệt đối có thể đứng hàng thứ nhất, thứ nhì, còn bản thân ông ta cũng nghiên cứu rất sâu về chó ngao, tuyệt đối chưa bao giờ nhìn lầm. Những người có chó dự thi đấu lần này, ngoài hy vọng giành ngôi hạng cao, không ai là không mong ngao của mình lọt mắt xanh Trác tổng, có thể vào cơ sở Nuôi Luyện Danh Khuyển Thiên Sư phối giống, để có những con ngao Tây Tạng thuần chủng hơn nữa.
"Nếu Tạng ngao rời khỏi Tây Tạng, có còn gọi là ngao nữa không?"
Thông thường khi Trác tổng nói chuyện, ai nấy chỉ yên lặng lắng nghe, ngong ngóng có thể học hỏi được chút ít kiến thức liên quan đến nuôi dưỡng huấn luyện chó ngao. Vậy mà, giữa một hội nghị lớn thế này, không biết là người nào, đột nhiên phá vỡ sự yên lặng, khiến tất thảy đều giận dữ, mấy người mua ngao lên tiếng phản bác tức thì: "Sao lại không gọi là ngao nữa?"
"Chú mày cởi mẹ hết quần áo ra, có còn gọi là người nữa không?"
"Đúng là vớ vẩn!"
Người kia rõ ràng không địch nổi bao người đang nổi giận, thoắt cái đã không thấy đâu, Trác Mộc Cường Ba cười cười ngăn mọi người lại, nói: "Không sai, chó ngao ở đất Tạng mới có được hình thể to lớn hung mãnh và khí chất lấn át của chúng. Cũng có rất nhiều người hỏi tôi, tại sao chó ngao ở cơ sở của chúng tôi so với những nơi khác, nhìn uy mãnh hơn, thần thái hơn, kỳ thực chó ngao ở chỗ chúng tôi, trước giờ vẫn luôn được chọn ở đất Tạng, nuôi thả trên đất Tạng, huấn luyện thuần hoá cũng trên đất Tạng, đấy tuyệt đối là chó ngao Tây Tạng chân chính." Đám đông giờ mới yên lặng trở lại, tiếp tục nghe Trác Mộc Cường Ba thuyết giảng.
Tuy mọi người đều không biết ai vừa lên tiếng, nhưng Trác Mộc Cường Ba từ lâu đã chú ý, kẻ đứng bên cửa, mũ rộng vành sùm sụp, đeo kính râm, mặc áo khoác gió che kín mặt, vừa rồi chính là y đã lên tiếng hỏi.
Trác Mộc Cường Ba vẫn đường đường tự tin và hãnh diện, tiếp tục diễn giảng, gã lấy hình mấy con chó ngao ưu tú nhất của cơ sở, dùng máy chiếu chiếu lên bức tường phía sau, cả đám người phát ra những tiếng ồ à kinh ngạc, làm Trác Mộc Cường Ba vô cùng thoả mãn. Sắc mặt cũng vì kích động mà hồng nhuận lên, gân xanh nổi gồ khắp trán, biểu lộ gã bắt đầu hưng phấn dưới ánh đèn flash chớp sáng.
Vừa lúc đó, một đứa nhỏ cầm thứ gì không rõ, chen qua hàng người lên phía trước, gần đến bục diễn giảng tới nơi thì bị mấy gã lừng lững chặn ngang lại. Trác Mộc Cường Ba liếc mắt, thấy trên người nó không có vũ khí gì để tấn công, trong tay chỉ cầm một vật nom giống phong thư, liền đưa mắt ra hiệu, đám vệ sĩ liền nhận lấy món đồ nó định trao Trác Mộc Cường Ba, trực tiếp đưa cho gã. Đứa nhỏ đưa thư xong, lập tức chạy đi, cơ hồ như được người ta nhờ vả.
Trác Mộc Cường Ba một tay chỉ bức ảnh lớn phía sau, miệng nói về sự xuất sắc và thuần chủng của chó ngao ở cơ sở của gã, tay kia bóc lá thư ra xem.
Khoảnh khắc phong thư được mở ra, khuôn mặt gã vụt tắt nụ cười quen thuộc, toàn thân chợt đờ đẫn ngây ngẩn trên bục diễn giảng sáng rực ánh đèn.
Mọi người đều đang chăm chú nghe Trác Mộc Cường Ba diễn giảng, gã vừa dừng lại, cả hội trường gần vạn người thành ra im phắc, chỉ còn tiếng cửa trập máy ảnh vang lên đâu đó trong các góc. Biến cố bất ngờ làm ánh mắt ai nấy dồn cả vào Trác Mộc Cường Ba, chỉ thấy gã mở mắt nhìn tấm ảnh trừng trừng, như người lạc hồn lạc vía, gương mặt mất sạch sắc hồng nhuận ban đầu, chuyển sang trắng bợt. Liền đó họ nhận ra Trác Mộc Cường Ba không còn tự chủ, từ một tay cầm thư, chuyển thành hai tay nâng nó lên, run rẩy, khoé miệng hơi mấp máy, những người ngồi hàng đầu còn phát hiện, đuôi mắt Trác Mộc Cường Ba đang giật giật, rõ ràng là vô cùng kích động, đám phóng viên nhạy cảm không để lỡ thời cơ, lập tức giương máy quay lên ghi lại biến cố này.
Ước chừng nửa phút sau, Trác Mộc Cường Ba đột nhiên bừng tỉnh, chộp lấy microphone, kêu lên: "Anh bạn, đợi chút!" Giọng gã lạc hẳn đi, trở nên khan khan chói tai, gã dường như không hề trông thấy các phóng viên và tất cả những người khác, chỉ nhìn chằm chằm đứa nhỏ kia, hỏi: "Ai đưa cho cậu thứ này vậy?"
Đứa nhỏ rõ ràng bị vẻ mặt của Trác Mộc Cường Ba làm sợ hãi, không đáp lại câu nào, chỉ hoảng hốt đưa mắt ra phía cửa, cuống cuồng chen khỏi đám người. Trác Mộc Cường Ba nhìn theo ánh mắt đứa nhỏ, người "áo gió kính đen" ban nãy đã biến mất từ lúc nào không hay. Gã không buồn tiếp tục diễn giảng, mà nhảy xuống khỏi bục cao, chen ra phía cửa. Cử chỉ đột ngột này khiến cả hội trường nhốn nháo, đám phóng viên chen lấn nhau len ra, nhóm vệ sĩ thì cố sức mở đường giúp Trác Mộc Cường Ba, người muốn xông tới trước, người muốn lui lại phía sau, tình hình nhất thời hoàn toàn không thể khổng chế.
Giữa lúc hỗn loạn, Trác Mộc Cường Ba biến mất! Mọi người xôn xao bàn luận, đứa nhỏ kia rốt cuộc đã đưa thứ gì cho Trác Mộc Cường Ba, sao gã có thể để mất mặt ngay trước ống kính phóng viên, bất chấp cả lễ khai mạc trọng thể mà đích thân đuổi theo. Một điều càng bất ngờ nữa là sau đó mấy ngày, trong giải thi đấu chó ngao đẳng cấp nhất thế giới này tuyệt nhiên không thấy bóng dáng Trác Mộc Cường Ba, người đề xướng và chủ trì giải đấu. Có người bảo đó là thư tống tiền, bên trong là ảnh Trác Mộc Cường Ba và tình nhân của gã thông gian, mấy người ngồi hàng đầu rõ rành nhìn thấy ảnh trong bì thư, cho nên khối người tin giả thiết này, còn đám phóng viên thì chắc mẩm không có lửa, sao có khói, càng đổ thêm dầu vào lửa, đặc tả dông dài, nhất thời, tiếng tăm Trác Mộc Cường Ba giờ đây thành ra lại lớn gấp cả hai chục lần so với hai mươi năm về trước.
Trong khi các phóng viên đang khuấy động ồn ào câu chuyện, Trác Mộc Cường Ba đã ở Thượng Hải, tại nhà giáo sư Phương Tân. Trác Mộc Cường Ba chỉ là giáo sư thỉnh giảng, còn Phương Tân là giáo sư động vật học thực thụ, chuyên nghiên cứu các giống chó, năm nay đã sáu lăm tuổi, từng là thấy hướng dẫn nghiên cứu loài chó của Trác Mộc Cường Ba, về sau trở thành đôi bạn hợp tác chuyên nghiên cứu chó ngao Tây Tạng, nhưng giáo sư Phương Tân chỉ dừng lại ở khía cạnh học thuật, kiên quyết phản đối việc dùng Tạng ngao để kinh doanh, khiến bọn họ phân ly mỗi người một ngả. Về sau sự nghiệp kinh doanh của Trác Mộc Cường Ba lên như diều gặp gió, còn giáo sư Phương Tân vẫn chỉ là một nhà nghiên cứu vô danh, nhưng để biểu thị lòng cảm tạ giáo sư Phương Tân vì sự khơi mở và hỗ trợ chuyên môn về thuộc tính sinh vật, Trác Mộc Cường Ba hết sức ủng hộ công tác học thuật của ông, nay giáo sư đã trở thành nhân vật có uy tín trong giới học thuật chuyên nghiên cứu loài chó, con chó nào muốn trở thành danh khuyển cấp quốc tế, cách tốt nhất chính là được giáo sư công nhận. Mới đây, ông bắt tay viết một luận văn về huyết thống Tạng ngao, gần như là biên soạn một bảng phả hệ cho chó ngao Tây Tạng trên toàn thế giới, sau này ai muốn truy tông tích chó ngao, đều phải dò tìm trong đó. Bản luận văn được viết để tham gia hội nghị sinh vật học Matthew Liya, nghe nói hội nghị lần này sẽ trao cho giáo sư Phương Tân giải thưởng đặc biệt, ý nghĩa không khác gì giải Nobel Động vật học, là vinh dự tối cao đối với các nhà Động vật học.
Phương Tân tóc đã bạc trắng từ lâu, nhưng tinh thần vẫn còn rất quắc thước, hai mắt sáng rực có thần, ông châm điếu thuốc Trung Hoa theo thói quen, rít một hơi, rồi nói: "Tuần sau tôi đi Đức tham dự hội nghị sinh vật học, nghe nói anh mang đến một thứ rất đặc biệt? Là thứ gì có thể khiến anh bỏ cả cơ hội thể hiện mình ở cuộc thi chó ngao bên Mỹ mà bay về Thượng Hải thế?"
Trác Mộc Cường Ba nói: "Thầy giáo (gã vẫn giữ cách xưng hô này), xin xem thử thứ này…" Vừa nói, gã đặt chiếc va li nhỏ trên tay xuống bàn. Đó là chiếc va li chống trộm bằng thép chuyên dùng vận chuyển tiền, bên ngoài bọc da. Phương Tân giờ mới để ý thấy Trác Mộc Cường Ba đã dùng còng tay cẩn thận khoá chiếc va li đó vào tay gã. Phương Tân giật mình kinh ngạc, phải biết rằng, Trác Mộc Cường Ba đã hai lần đoạt chức quán quân Khố Bái (còn gọi là Suất Túc(1)) của đặc khu Tây Tạng, bản thân rất giỏi võ, cảnh sát bình thường cũng không phải là đối thủ của gã, gã từng giúp người ta mang một viên kim cương giá tới hai mươi triệu Đô la, bất quá cũng chỉ tuỳ tiện tìm một cái túi vải bọc lại, cho vào túi áo, xưa nay chưa bao giờ thấy gã mang thứ gì mà cẩn thận như vậy.
Nhưng sau khi Trác Mộc Cường Ba mở va li, Phương Tân lại càng kinh ngạc hơn, trong va li đặt một cái tráp vàng hình vuông, mỗi cạnh chừng ba mươi xăng ti mét, phù điêu khắc bên trên sống động như thật, bốn góc khảm thứ ngọc mắt mèo hiếm thấy, hạt nhỏ nhất cũng phải đến mười ba carat. Phương Tân biết, đây là tráp báu vật gia truyền của Trác Mộc Cường Ba, chỉ riêng giá trị của tráp đã không thể dùng tiền mà tính rồi, chiếc tráp này, hồi trước dùng để kinh Phật, về sau truyền đến đời bố Trác Mộc Cường Ba, kinh Phật hiến tặng cho nhà nước, được coi là bộ kinh thánh Ninh Mã hoàn chỉnh duy nhất được "thỉnh" vào cung Bố Đạt La, chiếc tráp này từ đấy luôn để trống, Trác Mộc Cường Ba thường hay cười cười huênh hoang, cả đời này chỉ sợ không tìm được thứ gì có thể đặt vào trong tráp này nữa. Nhưng hôm nay, lại có thứ gì được đặt vào trong đó đây?
Phương Tân tự thấy rằng mình đã từng trải sự đời, không còn thứ gì có thể hấp dẫn nổi ông nữa, nhưng giờ đây, thứ Trác Mộc Cường Ba mang tới, đã lại một lần nữa khiến ông động lòng, ông nôn nóng muốn xem rốt cuộc là thứ gì mà có thể khiến Trác Mộc Cường Ba xem trọng đến vậy.
Trác Mộc Cường Ba lại trêu ngươi ông, lần chần mãi không chịu mở cái tráp vàng, thấy Phương Tân cứ nhìn chằm chằm vào chiếc tráp, hai con mắt sắp rơi ra ngoài, mới đẩy nó tới trước mặt ông, tôn kính nói: "Thầy giáo, xin mở ra xem thử đi!"
Phương Tân vừa dứt lời, lập tức có sinh viên không nén được kêu lên khe khẽ. Ông lại tiếp tục: "Gọi là chiến ngao, nghe tên là biết nghĩa, là chó ngao dùng để chiến đấu. Địa vị của chiến ngao ở đất Tạng, tương tự như toạ kỵ của Bồ Tát trong thần thoại cổ Trung Quốc, thân phận tương đương với thánh tượng ở Thái Lan, con vật này, chỉ người địa vị tối cao ở đất Tạng mới được nuôi dưỡng, dân thường không thể có, cũng không dám có. Chiến ngao, thực tế chính là chín chó một ngao, tinh phẩm trải qua sự tuyển lựa khắt khe của ông trời hoặc con người, thêm vào kinh nghiệm của các cao thủ nuôi chó ngao nhiều đời, được huấn luyện thành thứ chó ngao có trí tuệ nhất, trung thành nhất, có khả năng tấn công và sức chiến đấu nhất. Tôi lấy ví dụ, chó béc giê, các bạn ít nhiều đều đã thấy qua, chó nghiệp vụ, mọi người cũng đều biết, hầu hết chó nghiệp vụ đều là chó béc giê, nhưng một con béc giê bình thường nhà nuôi mà đánh nhau với một con chó nghiệp vụ, cho dù hình thể, chiều cao không hơn kém nhiều, nhưng xác suất chó nghiệp vụ chiến thắng lại cao hơn rất nhiều. Bởi vì bọn chúng đã trải qua huấn luyện nghiêm khắc, biết cách tấn công thế nào mới là hiệu quả nhất. Kỳ thực, nói trắng ra, cũng giống như con người chúng ta thôi, đều là con người, nhưng lại có vận động viên là người bình thường, chẳng hạn bảo anh đi thi cử tạ với quán quân cử tạ, ba người như anh cũng không thể nâng được trọng lượng mà quán quân cử tạ nâng được. Nghe nói, sau khi trải qua tuyển lựa chín chó một ngao, dã tính của con vật cực kỳ ngoan cố, là một trong ba loài động vật khó thuần phục nhất trên thế giới, vì nó cuồng ngạo, muốn khiến nó khuất phục, tuyệt đối là một chuyện không dễ. Nhưng, một khi huấn luyện chiến ngao thành công, sự thần phục của nó với chủ nhân so với chó ngao thông thường còn kiên trung gấp bội, thậm chí còn cảm động hơn cả chuyện tình của chúng ta nữa. Khi tôi khảo sát ở đất Tạng, từng có một chuyện thế này, thợ săn A Vượng Phổ Tài, từng là người chuyên huấn luyện chiến ngao cho thổ ty, sau giải phóng trở thành đội trưởng đội săn bắn Tây Tạng, ông ta có một con chiến ngao, gọi là Đa Cát. Năm tôi vào Tây Tạng khảo sát, lão A Vượng theo đội đi săn, dọc đường không ngờ đã bất hạnh gặp nạn, khi mọi người trong đội đưa thi thể lão về nhà, con Đa Cát vốn đang bị sợi xích sắt to bằng ngón tay khoá vào trụ đá, đột nhiên như lên cơn điên giật tung xích sắt, lúc ấy có sáu bảy thợ săn ưu tú, đều hoàn toàn bị khí thế ấy của nó làm cho sững sờ, ba người bị hất ngã ngay tại chỗ, những người khác không ai dám tiến lên. Nó hít hà mũi lão A Vượng, liếm trán lão, dường như nó cũng cảm nhận được từ thi thể băng lạnh ấy cái gì gọi là chết chóc. Đa Cát cứ như vậy, không cho bất kỳ ai lại gần A Vượng, nó đứng đó, như một bức tượng đá, nếu có ai định lại gần, nó sẽ lập tức xù lông bờm quanh cổ lên cảnh cáo. A Vượng được Đa Cát kéo tới cửa, rồi nó bắt đầu từ chối ăn bất cứ thứ gì, miệng cứ không ngừng phát ra tiếng rên ư ử đau thương, nó không biết cái chết là gì, nhưng nó vẫn không ngừng cố gắng, thử tìm cách đánh thức lão A Vượng dậy. Năm ngày năm đêm, thì người thợ săn dũng cảm nhất lại gần Đa Cát lần nữa, thì phát hiện ra nó đã chết từ lúc nào, vẫn ngồi chồm hỗm bên cạnh lão A Vượng, đầu ngẩng cao nhìn trời. Tư thế đó của nó, nhiều năm nay, tôi vẫn không thể nào quên." Nói tới đây, giáo sư Phương Tân có chút nghẹn ngào, bên dưới cũng có không ít sinh viên ngân ngấn nước mắt.
Lúc này, chuông đã vang lên, giáo sư Phương Tân vung tay, thở ra một tiếng nặng nề, nói: "Vốn còn rất nhiều truyền thuyết về Tạng ngao, nhưng hôm nay thời gian đã hết, đành để lại cho mọi người một kết cục bi thương vậy, được rồi, nếu các bạn còn hứng thú, ngày mai lại đến đi." Mọi người đều oán trách thời gian sao trôi đi quá nhanh, nhưng cũng đành ra về, tiết sau thầy giáo và các bạn học khác cần sử dụng đến giảng đường này.
Lúc các sinh viên đứng dậy, Phương Tân gọi anh chàng cao lớn đã đặt câu hỏi kia lại, hỏi: "Bạn học kia, đợi một lát, cậu tên là gì?"
Anh chàng to con đó ngẩng đầu, kiêu ngạo đáp: "Tôi tên Trác Mộc Cường Ba."
Phương Tân gật đầu nói: "Ồ, là người Tạng, cậu ở vùng nào của Tây Tạng vậy?"
Trác Mộc Cường Ba mỉm cười nói: "Người Cổ Duy, làng Đạt Ngõa Nô Thố."
Sắc mặt Phương Tân thoáng biến đổi, nói: "Chẳng trách, cậu lại hiểu rõ chó ngao đến vậy, thì ra là đến từ quê hương của ngao." Cổ Duy nằm xa xôi hẻo lánh nhất trong đất Tạng, nhờ đó mới bảo tồn được những con chó ngao thuần chủng hiếm hoi, nên gọi là quê hương của chó ngao, nhưng làng Đạt Ngoã Nô Thố thì ngay cả ông cũng chưa từng nghe nói đến. Phải biết rằng, Tây Tạng rộng 1,202 triệu cây số vuông, nhưng dân số lại chỉ không đến ba triệu người, diện tích mỗi làng có khi còn lớn hơn một thành phố cấp địa phương. Trác Mộc Cường Ba thở ra, nói: "Nghiên cứu của giáo sư về chó ngao quả thực khiến tôi rất khâm phục, nhưng tôi vốn muốn hỏi xem, giáo sư Phương từng nghe đến truyền thuyết về Tử Kỳ Lân bao giờ chưa. Nhưng hình như giáo sư không biết thì phải."
Phương Tân nhíu sâu mày, cố gắng lục tìm trong ký ức, nhưng một chút ấn tượng cũng không có, ông rất tự tin về trí nhớ của mình, chỉ cần đã nghe qua, nhất định là có ấn tượng, nhưng ông không có, một chút ấn tượng cũng không có.
Truyền thuyết về Tử Kỳ Lân
Cuối cùng Phương Tân cúi đầu, đây là lần đầu tiên ông phải cúi đầu trước mặt sinh viên, nhưng trên cương vị là một học giả, ông rất vui lòng cúi đầu trước học thuật, đặc biệt là những vấn đề học thuật ông chưa từng tiếp xúc nhưng lại thuộc phạm vi nghiên cứu của ông. Ông điềm đạm nói: "Ồ, xem ra đúng là tôi không biết gì về chuyện này, có thời gian ăn cơm không? Cậu kể cho tôi chuyện Tử Kỳ Lân nhé? Nó là loại chó gì vậy? Cũng là một giống Tạng ngao hả? Theo tôi được biết, Tạng ngao không có màu tím đâu."
Trác Mộc Cường Ba nhe răng cười: "Cám ơn giáo sư đã mời, chúng ta đi thôi."
Vậy là, lúc ăn cơm, Trác Mộc Cường Ba kể cho giáo sư Phương Tân câu chuyện về Tử Kỳ Lân. Gã chậm rãi bắt đầu từ giáo lý: "Dân Tạng ban đầu vốn chưa được khai hoá, quen tính hoang dã, hiếu chiến, nhiều lần chiến tranh không ngừng chia cắt, đến khi Quán Thế m Bồ Tát hiện thân giáng thế, dùng giáo lý điểm hoá dân chúng, năm 629 sau Công nguyên, Tán Phổ đời thứ ba mươi ba kế vị, nhanh chóng tập trung quyền lực về trung ương, quét sạch bát hợp, thờ phụng giáo lý, thờ Phật kính Phật, thiện hoá chúng dân…"
Giáo sư Phương Tân ngắt lời: "Đợi chút đã, những gì anh nói tôi đều hiểu cả, Tán Phổ đời thứ ba mươi ba chính là Tạng Pháp vương Tùng Tán Can Bố, xây dựng vương triều Thổ Phồn, thống nhất và cát cứ đất Tạng, dùng Phật giáo dạy dân Tạng hướng thiện, nhưng, điều này có liên quan gì đến Tử Kỳ Lân mà anh nhắc tới chứ?"
Trác Mộc Cường Ba nói: "Không không, tôi không muốn nói đến lịch sử Tây Tạng, tôi đang nói về một bộ kinh, vừa rồi chỉ là tôi dịch bộ kinh đó sang tiếng Hán hiện đại mà thôi, còn câu chuyện về Tử Kỳ Lân, cũng được ghi chép trong bộ kinh đó."
Phương Tân gật đầu, ngầm đồng ý.
Trác Mộc Cường Ba giờ mới nói tiếp: "Năm 641 sau Công nguyên, đất Tạng xảy ra một chuyện kinh thiên động địa, tháng Giêng, công chúa Nepal là Xích Tôn sang đất Tạng, mang theo tượng vàng của Thích Ca Mâu Ni lúc tám tuổi, tháng Ba, công chúa Đại Đường là Văn Thành sang đất Tạng, mang theo tượng vàng của Thích Ca Mâu Ni lúc mười hai tuổi. Tạng Vương Tùng Tán Can Bố bắt đầu tôn thờ Phật pháp, từ đó Phật giáo Tạng bắt đầu có sự phát triển…" Trác Mộc Cường Ba dường như không giỏi phiên dịch lắm, mỗi lần nói được một đoạn đều phải dừng lại nghĩ ngợi.
Giáo sư Phương Tân hơi nôn nóng, lại ngắt lời lần nữa: "Anh không cần dịch, cứ đọc nguyên văn bộ kinh ra cũng được, tôi hiểu tiếng Tạng cổ và tiếng Tạng Phục địa. Các giáo hệ của Phật giáo Tạng như Hồng giáo, Hoa giáo, Bạch giáo, Hoàng giáo, Phục địa giáo, tôi đều có nghiên cứu qua rồi."
Trác Mộc Cường Ba lộ vẻ mừng rỡ, nói: "Thì ra giáo sư từng nghiên cứu Tạng giáo, vậy tôi nói thẳng luôn. "Gã bắt đầu nói bằng thứ tiếng Tạng rất lưu loát: "Nhất thời, như thị khai khải Đế Thích cung môn như thị Cao Lâu quảng môn, tùng trung cử xuất tuỳ dục năng sinh viên mãn tứ bộ diệu quả, tức pháp, tài, dục, giải thoát…"
Giáo sư Phương Tân hiểu cả, đại ý của bộ kinh này là, Tùng Tán Can Bố thống nhất đất Tạng, sau khi kết thúc chiến tranh, bắt đầu hiệu triệu toàn dân thờ phụng Phật pháp, cũng chính vì nguyên nhân này, mới cưới công chúa của miền đất khởi nguồn Phật pháp, và công chúa của đế quốc tôn thờ Phật pháp đương thời. Về sau, Tùng Tán Can Bổ thờ phụng tứ diệu pháp, bản thân ông trở thành Đại Pháp vương đầu tiên của đất Tạng, phái ra bốn người bảo vệ, lần lượt canh giữ bốn vùng xa nhất ở biên giới Tạng, đồng thời tuyên giảng Phật học với tứ phương. Bốn người bảo vệ này gọi là Pháp năng, thủ hộ ở miền biên tái gian khổ, có địa vị rất cao trong đất Tạng, và luôn giữ mối liên hệ trực tiếp với Tạng Vương tối cao, vài năm một lần, các Tạng Vương lại truyền cho bốn Pháp năng các kinh sách, Tạng sử mà họ ghi chép được, lý do là các Pháp năng ở tận cùng miền biên viễn xa xôi, nếu có chiến tranh hay thay triều đổi đại, thì Đại thừa Phật pháp và lịch sử Tạng vẫn được gìn giữ. Tổ tiên của Trác Mộc Cường Ba, chính là một trong bốn vị Pháp năng đó, trấn giữ Cổ Duy nằm ở phía Nam, bộ kinh này chính là một bộ Tạng kinh hoàn chỉnh mà gia tộc còn bảo tồn được.
Trác Mộc Cường Ba kể lịch sử hết sức dài dòng của bộ kinh, nhưng nét mặt tuyệt nhiên không hề tỏ ra ngạo mạn, trước sau vẫn điềm tĩnh, ôn tồn, giáo sư Phương Tân hiểu gã kể ra như vậy không ngoài mục đích để ông tin vào tính chân thực của bộ kinh. Cuối cùng, Trác Mộc Cường Ba chậm rãi nói: "Đại Tạng Vương Lăng Đạt Mẫu, ham mê săn bắn, thích đuổi sói trên thảo nguyên hoang dã, kế vị, tuyên bố phế Phật, ép tăng phải cởi áo tu hành đi săn bắn, diệt Phật thủ, thiên đạo bất dung. Năm Cống Hồng thứ năm, săn ở bãi phía Nam, mang hơn mười con chiến ngao, kỵ binh năm trăm người, cùng ba trăm tay cung nỏ. Đi về phía Đông trăm dặm, gặp mưa lớn, phó tướng Ba Tông nói phía Đông có mây không lành, không nên đi, Vương không nghe, tiếp tục đi. Đuổi một con dê, ngựa chạy quá nửa ngày, đi qua núi đồi đất bằng, rừng sâu trảng cỏ, chiến mã chợt dừng lại, cúi đầu hí lên, cỏ cây rung động, không biết là vật gì. Vương kinh hãi, ra lệnh thả ngao, nào ngờ, mười mấy chiến ngao đều phục xuống đất, mắt lộ vẻ sùng kính, dùng roi đánh đập cũng không tiến lên, chợt nghe một tiếng gầm khẽ, vang động núi rừng, chiến ngao vụt đứng dậy rồi hợp lại. Chiến mã tung vó hí vang, Vương rơi xuống đất, ra lệnh cung thủ bắn tên, cung thủ sợ, không dám kéo dây."
Giáo sư Phương Tân nghe tới đây, trong lòng đã có không ít nghi hoặc, Tạng Vương Lăng Đạt Mẫu là vị Tạng Vương cuối cùng của Thổ Phồn, còn gọi là Lăng Đạt Mã. Vì Xích Tổ Đức Tán quá sùng bái Phật giáo, khiến rất nhiều đại thần bất mãn. Bọn họ ngấm ngầm bí mật sách động, lật đổ đương triều và thủ tiêu Phật giáo. Trước tiên họ mưu sát đại thần phụ trách tôn giáo Bát Xiền Bố Bối Cát Vĩnh Đan, sau lại hãm hại Tang Mã, người anh trai sùng tín Phật giáo của Xích Tổ Đức Tân, cuối cùng mưu sát cả Tân Phổ Xích Tổ Đức Tán, đề cử người anh trai không thích Phật pháp của Xích Tổ Đức Tán là Lăng Đạt Mã kế vị Tân Phổ Thổ Phồn. Truyền thuyết về Tạng Vương Lãng Đạt Mẫu, xưa nay rất nhiều, nhưng đại để đều nói Vương bị hoà thượng Phật giáo Mật tông La Long Bối Cát Đa Kiệt hành thích, sau đó đất Tạng chìm vào một cuộc hỗn chiến dài cả trăm năm. Nghe nói Tạng Vương này ghét nhất là Phật pháp, sao lại ghi chép lại câu chuyện của mình vào kinh Phật chứ? Mà các truyền thuyết sau khi Đại Tạng Vương qua đời đều mang một ít sắc thái thần thoại, từ điểm này mà xét, ý nghĩa chân thực của bộ kinh kia có lẽ không hề chân thực như Trác Mộc Cường Ba đã nói.
Giáo sư Phương Tân còn đang suy tư, Trác Mộc Cường Ba đã nói tiếp: "Vương cả giận, đích thân cầm cung, vận lực bắn vào rừng. Lúc này, tiếng gầm như sấm, trời đất biến sắc, một vật xồ ra, thân to như ngựa, khắp mình một mầu tử kim, đầu như cái đấu, mắt như chuông đồng, bốn chân như bốn cột. Trong khoảnh khắc, người nghiêng ngựa ngã, chiến ngao rạp xuống rên rỉ, thần thái cung kính. Phó tướng Ba Tông kêu lên: "Tử kim báo nhãn thú!" Con thú này toàn thân màu tía, mắt ẩn kim quang, chân đạp mây lành, duy chỉ có cái đuôi là giống chó, đối mặt với Vương, Vương không dám nhìn, kêu lớn "chó thần", vứt bỏ cung, tất cả binh sĩ đều quỳ rạp xuống bái, không người nào không xưng thần. Ba khấu đầu, chín bái lạy, thú đã biến mất. Bỏ săn về, Vương bệnh không dậy nổi, nói con thú ban ngày vừa thấy chính là Tử Kỳ Lân, bạo bệnh mấy chục ngày, lòng lo sợ vô cùng. Vương truyền thủ hạ đến nói: "Tử Kỳ Lân, thần thú dưới Phật toạ, lần này giáng lâm, là để trách cứ những gì ta làm, phải hướng thiện hướng tâm Phật, mới có thể giải ưu." Mấy ngày sau, Vương trở lại Đại Chiêu tự, bị hành thích trước bia."
Giáo sư Phương Tần vẫn còn nhớ, lúc ấy mình đã đưa ra mấy điểm nghi vấn, đồng thời sau này cũng nhiều lần tranh luận về tính chân thực của truyền thuyết, nhưng lần nào Trác Mộc Cường Ba cũng không có ý kiến, đối với gã, tranh luận về tính chân thực của Tử Kỳ Lân chẳng khác gì tranh luận xem có phải khủng long đã tồn tại hay không vậy, là một chuyện hoàn toàn không có ý nghĩa. Phương Tân đương nhiên phải truy vấn xem cách nói này của gã từ đâu ra, lý do của Trác Mộc Cường Ba cũng rất đơn giản, trong làng của gã, có người đã thấy Tử Kỳ Lân, hơn nữa, cứ cách mấy trăm năm, thế nào cũng có một hai vị trí giả sẽ thấy được Tử Kỳ Lân hiển linh, bọn họ từ nhỏ đã nghe chuyện Tử Kỳ Lân mà lớn lên, đó là toạ kỵ của Quán Thế m Bồ Tát, cùng hạ phàm với Quán Thế m, hơn nữa còn luôn ở vùng không người sinh sống trên đất Tây Tạng, mỗi khi con người mắc nạn, có khó khăn cần đến sự giúp đỡ, những người thành tâm và nhất tâm hướng thiện, sẽ nhận được sự giúp đỡ của Tử Kỳ Lân.
Sau đó, Trác Mộc Cường Ba có hỏi giáo sư Phương Tân liệu đây có phải là một dị chủng hiếm gặp trong Tạng ngao hay không, nhưng bị giáo sư phủ nhận, vì hình thể lớn như vậy, đặc trưng cơ thể điển hình như vậy, nếu có tồn tại thật sự, với sức mạnh của khoa học kỹ thuật hiện nay, đáng lẽ phải được phát hiện ra từ lâu rồi mới đúng, hơn nữa, còn phải được ghi chép lại trong hồ sơ từ lâu. Nhưng sự thực là, truyền thuyết về Tử Kỳ Lân, ngoại trừ người dân trong làng Trác Mộc Cường Ba đời đời truyền miệng cho nhau ra, không tìm thấy bất cứ ghi chép nào liên quan đến Tử Kỳ Lân nữa, cũng không có ai phát hiện ra tông tích của Tử Kỳ Lân cả. Nghiên cứu sâu hơn, Trác Mộc Cường Ba lại nói với Phương Tân, không rõ Tử Kỳ Lân và lý thuyết mới nhất "Di truyền cách đời" của ông có liên quan không.
Di truyền cách đời là chỉ một số đặc tính nào đó trong cơ thể động vật, không biểu hiện ở thế hệ tiếp sau đó, mà cách mấy đời, hoặc đến mấy chục đời mới biểu hiện ra ngoài, điều này có di truyền học làm căn cứ, gien lặn kết hợp với gien trội, ban đầu biểu hiện dưới dạng lặn, cũng có nghĩa là nhìn bên ngoài không thấy bất cứ vấn đề gì, cho đến khi gặp phải một gien lặn khác, kết hợp với nhau, cuối cùng mới biến thành gien trội mà biểu hiện ra đặc tính của gien, có mặt tốt, cũng có mặt xấu. Lý thuyết về di truyền cách đời của giáo sư Phương Tân chính là giả thiết có một loài vật nào đó, nếu gien trong cơ thể nó có được tổ hợp ưu tú nhất thì nó sẽ tiến hoá như thế nào, mà trên thực tế, tuy rằng tỷ lệ của kiểu tổ hợp này nhỏ đến gần như bằng không, nhưng khẳng định là có tồn tại. Bọn họ nghiên cứu động vật họ chó, nên lý thuyết di truyền cách đời ấy đương nhiên cũng áp dụng với loài chó.
Trác Mộc Cường Ba phân tích thế này: "Ngao sinh sôi ở vùng cao nguyên, vì vậy chỉ ở cao nguyên mới có thể sản sinh ra thứ chó ngao thuần chủng nhất; nó cần thích ứng với cao nguyên để sinh tồn, vì vậy khả năng hấp thu và sử dụng ô xy của cơ thể cần phải cao hơn các loài chó thông thường. Kết luận này cơ bản ý nói tốc độ lưu chuyển của máu tăng cao, tốc độ vận chuyển ô xy nhanh lên, nhưng vì môi trường cao nguyên luôn có mức dưỡng khí thấp, nên nhìn bề ngoài của nó đã thấy rõ huyết quản thiếu dưỡng khí, mà ai cũng biết, thiếu dưỡng khí sẽ biểu hiện ra ngoài, chính là sinh màu tím sẫm, cho nên mới có một màu tía đặc biệt. Để thích ứng với hoàn cảnh địa lý đặc thù trên cao nguyên, chân cần phải to mà có lực, những nếp nhăn trên cổ, là để khi kẻ thù cắn cổ nó, nó có thể quay ngược lại cắn kẻ thù, mắt trợn to, có thể mở rộng khả năng tiếp nhận ánh sáng, ở vùng cao nguyên mờ mịt hơi mù này, tiếp nhận nhiều ánh sáng tức là nhìn xa hơn, mũi ngắn hơn các loài chó khác, lỗ mũi to hơn, làm các tế bào khứu giác phân bố đều hơn, để phân biệt mùi vị tinh tế hơn, những đường cong trên cơ thể là để đạt tới tốc độ cao trong thời gian ngắn nhất mà tốn ít năng lượng nhất."
Về mặt lý thuyết, Trác Mộc Cường Ba nêu lên một phỏng đoán táo bạo, nhưng không được giáo sư Phương Tân chấp nhận: nếu không tận mắt nhìn thấy, giáo sư không đời nào tin. Đây cũng là điểm khác biệt giữa ông và Trác Mộc Cường Ba khi lần đầu nhìn thấy hai tấm ảnh, ông nhận định đó là giả, còn gã, lại kích động vô cùng.
Giáo sư Phương Tân cúi đầu suy tư, ông không ngờ Trác Mộc Cường Ba lại kết hợp hai tấm ảnh này với truyền thuyết Tử Kỳ Lân ở quê gã. Nhưng, nếu như… nếu như hai tấm ảnh này là thật, cái bóng đó rốt cuộc có phải Tử Kỳ Lân không? Lần thứ hai Phương Tân cảm thấy tim mình đập dồn, tựa như lúc mới nhận được lời mời của chủ tịch hội nghị Matthew Liya vậy, không, lần này còn mạnh mẽ hơn nữa. Lần đầu tiên trong đời, giáo sư Phương Tân cảm thấy hoài nghi với kiến thức chuyên ngành của mình.
Trác Mộc Cường Ba thấy giáo sư Phương Tân có vẻ dao động, bèn lập tức chớp lấy cơ hội, cao giọng nói: "Thầy giáo, cùng đi đi. Thầy cả đời nghiên cứu động vật họ chó là vì cái gì chứ? Chúng tôi không tiếp sức lực tuyên truyền về chó ngao với mọi người là vì cái gì chứ? Từ trước đến nay, tôi luôn tin rằng, duyên mệnh của mình gắn chặt với chó ngao, bọn chúng kiên nghị, ngoan cường, trung thành, chúng là tín ngưỡng của tôi. Tìm kiếm con ngao hoàn mỹ nhất, mạnh mẽ nhất, chính là sứ mệnh của cuộc đời tôi. Thầy giáo, tôi cần thầy giúp đỡ."