Mật Mã Tây Tạng
Chương 117 : Pháp sư Tháp Tây
Ngày đăng: 19:01 20/04/20
Ngày hôm sau, một mình Trác Mộc Cường Ba đáp máy bay đến Thâm Quyến. Trương Lập và Ba Tang đưa Sean đến cơ sở huấn luyện.
Trong căn biệt thự độc thân của Vương Hựu, Trác Mộc Cường Ba chỉ gặp một mình anh ta. Gã có cảm giác, mấy ngày không gặp, Vương Hựu dường như đã gầy hơn chút nữa, trên bàn nước đặt một cái lọ nhỏ, không biết bên trong đựng thuốc hay kẹo.
"Anh thắng rồi." Trác Mộc Cường Ba vào chủ đề chính luôn.
Vương Hựu vẫn giữ nụ cười nhã nhặn, nói: "Sau này nhờ anh chiếu cố cho."
Trác Mộc Cường Ba lắc đầu cảnh cáo: "Anh không có khả năng tự bảo vệ mình, đây vốn là hành vi tự sát. Tôi khuyên anh một lần nữa, hãy nghĩ kỹ trước khi hành động."
Vương Hựu nói: "Nếu muốn nói những lời như vậy, tôi cũng không ngại gì mà cho anh biết, dẫu có chết, tôi cũng phải chết ở Shangri- la." Nói đoạn, anh ta khẽ nhắm mắt, thở dài: "Đời người có được mấy chuyện như ý đâu, cái tôi theo đuổi, cũng chính là cái tôi thấy bất mãn. Những chuyện tôi đã xác định sẽ làm, nhất thiết phải thử cho bằng được, nếu không cố làm, thì cả cơ hội để thất bại cũng không có nốt, đó mới là thất bại thực sự đấy." Tới đây, Vương Hựu quay sang nhìn Trác Mộc Cường Ba, nói tiếp: "Tôi là một thương nhân, tuy rằng rất muốn rút ngắn khoảng cách, xây dựng tình bạn với anh, nhưng chung quy thì dùng phương thức của thương nhân giải quyết vấn đề vẫn đáng tin cậy hơn một chút. Trên bàn có một bản hợp đồng, anh chỉ cần ký vào, tấm gương sẽ là của anh."
Trác Mộc Cường Ba cầm hợp đồng lên, đọc lại thật kỹ. Điều khoản hợp đồng quy định rất tỉ mỉ, rõ ràng là có bàn tay của chuyên gia ngành luật nhúng vào, tổng cộng có ba điều kiện lớn. Thứ nhất, tấm gương đồng là tài sản của tổ tiên Vương Hựu để lại, bọn Trác Mộc Cường Ba mượn với mục đích nghiên cứu, Vương Hựu có quyền sở hữu tuyệt đối với tấm gương đó, có thể thu hồi bất cứ lúc nào; thứ hai, trong vòng sáu tháng kể từ ngày ký hợp đồng, Vương Hựu thuê Trác Mộc Cường Ba làm vệ sĩ riêng, yêu cầu một ngày hai mươi bốn tiếng không được rời khỏi anh ta, trong thời gian này, nếu Vương Hựu bị tổn thương hoặc xuất hiện tình trạng gì bất thường, Trác Mộc Cường Ba sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp luật rất lớn; thứ ba, là phần miễn trách, Vương Hựu tự nguyện tham gia đoàn lữ hành của Trác Mộc Cường Ba tổ chức, sau khi đoàn chính thức xuất phát, tất cả các hiểm nguy mà cá nhân Vương Hựu gặp phải đều không liên quan gì đến cả đoàn, đồng thời cũng miễn trừ trách nhiệm pháp luật của Trác Mộc Cường Ba do điều thứ hai quy định. Đọc Truyện Kiếm Hiệp Hay Nhất: https://truyenfull.vn
Trác Mộc Cường Ba đọc xong bản hợp đồng, phản ứng đầu tiên là giật mình, tại sao Vương Hựu lại định ra kỳ hạn là sáu tháng, lẽ nào anh ta cũng biết tính mạng của gã không còn được bao lâu nữa? Nhưng gã không biểu hiện ra ngoài, ngược lại còn cười cười hỏi Vương Hựu: "Anh đưa ra bao nhiêu điều kiện như vậy, quy ra chỉ có ba nội dung này, nhưng tôi còn mấy điểm cần hỏi cho rõ đã. Tại sao phải ràng buộc tôi và anh lại với nhau như thế? Tại sao anh chỉ đề ra kỳ hạn có sáu tháng? Nếu trong sáu tháng chúng tôi vẫn chưa tìm được đường đến đó thì sao? Nếu tôi không tham gia đoàn tìm kiếm đó thì như thế nào? Thế chẳng phải anh mang giỏ tre đi gánh nước hay sao?"
Vương Hựu nói: "Những bí mật thương mại này tôi vốn có thể không tiết lộ với anh, nhưng nói cho anh biết cũng không vấn đề gì. Thực ra chỉ cần ba tháng là đủ để thực hiện tất cả các nghiên cứu đối với tấm gương đồng ấy rồi, tôi cho các anh thời gian gấp đôi, là để các anh có thêm phần linh động, nếu sáu tháng mà các anh vẫn chưa thể tìm được đầu mối gì từ tấm gương ấy, tôi nghĩ có cho thêm sáu tháng nữa, các anh cũng chẳng làm được gì đâu, tôi sẽ mời các chuyên gia khác đến nghiên cứu tấm gương ấy, quan hệ hợp tác chấm dứt. Còn vì sao tôi yêu cầu Trác Mộc Cường Ba tiên sinh ở bên cạnh tôi à? Tôi nghĩ, nếu chính anh cũng có thể buông bỏ, thì tôi cũng nên buông bỏ chuyện này đi được rồi." Nóiđoạn, anh ta nhoẻn miệng cười nhìn Trác Mộc Cường Ba, điệu bộ như thể muốn nói, lần đàm phán này anh thua là cái chắc rồi.
Nét mặt Trác Mộc Cường Ba kín bưng, gã chỉ hờ hững nói: "Tôi vẫn không thể chấp nhận điều kiện thứ hai được. Tôi không thể cả ngày ở suốt với anh, tôi còn phải đi tìm đầu mối, hơn nữa anh cũng phải tiếp nhận một đợt huấn luyện đặc biệt. Nếu anh không thể vượt qua đợt huấn luyện bồi dưỡng này, chúng tôi cũng không có cách nào đưa anh cùng đi đượcđâu."
Vương Hựu lại cười cười: "Ồ, điều kiện thứ hai này ấy à, kỳ thực đây chỉ là một ràng buộc về mặt pháp luật thôi. Nếu mọi người hợp tác vui vẻ, tôi có thể coi như nội dung ấy không tồn tại, anh có thể đi làm bất cứ việc gì anh muốn. Chỉ có điều, nếu các anh muốn bỏ tôi lại một mình, tôi sẽ lập tức đi tìm nhà chức trách để kiện đó."
Trác Mộc Cường Ba gật gật đầu, nói: "Rất có kinh nghiệm."
Vương Hựu gật đầu nói: "Đây là kiến nghị của luật sư đó."
"Ừm," Trác Mộc Cường Ba đáp một tiếng. Không ngờ Trung y, Tây y lại có đoạn lịch sử phát nguyên như thế này, cũng không ngờ lý luận học thuật của Tây y lại tương đồng với Trung y đến thế, vậy tại sao Tây y ngày nay lại trở nên hoàn toàn khác hẳn với Trung y chứ?
Chỉ nghe pháp sư Tháp Tây tiếp tục nói: "Tại sao trong y học hiện đại, Trung y và Tây y lại xuất hiện sự phân hóa lớn như vậy, muốn giải thích điều này, cần phải bắt đầu từ tư tưởng triết học của Trung Quốc và phương Tây. Hệ thống tư tưởng triết học châu Á chúng ta lấy khái niệm nhân văn làm chủ đạo, chú trọng đến kết quả; còn hệ thống triết học phương Tây lại lấy logic làm chủ đạo, chú trọng đến mối quan hệ tương hỗ. Về điểm này, có thể nhận ra từ các tín ngưỡng tôn giáo và những câu chuyện thần thoại truyền thuyết. Đại đa số các vị thần của Trung Quốc đều tồn tại độc lập, mỗi vị đều có lãnh địa và phạm vi phụ trách riêng; còn thần thoại phương Tây lại chú trọng đến sự truyền thừa, ai là con của ai, ai kết hôn với ai, con đường truyền thừa của họ hết sức rõ ràng rành mạch. Khi đem những khái niệm triết học khác nhau ấy vận dụng vào y học, sẽ tạo ra những phương hướng phát triển khác nhau thôi."
Pháp sư Tháp Tây bảo Trác Mộc Cường Ba lật người lại, sờ nắn các đường kinh mạch trên sống lưng gã, rồi nói tiếp: "Y học phương Đông chúng ta, chủ yếu coi trọng nghiên cứu xem thuốc nào trị được bệnh nào, từ thời Thần Nông nếm bách thảo, những dược phương đó đều là kết luận dựa trên cơ sở thử nghiệm cả trăm ngàn lần của những người đi trước, còn những vấn đề như giữa những loại thuốc đó đã nảy sinh phản ứng hóa học như thế nào, hoạt động trong cơ thể người ra làm sao, cổ nhân của chúng ta đều không quan tâm đến. Còn y học phương Tây lại khác, khi họ phát hiện ra một loại thuốc nào đó trị được bệnh, họ sẽ dùng đủ trăm phương ngàn kế để tìm hiểu xem sau khi loại thuốc ấy đi vào cơ thể, nó sẽ tác dụng ở vị trí nào, có tác dụng như thế nào, được cơ quan nào trong cơ thể hấp thu, vân vân. Vì vậy, y học phương Tây lấy môn giải phẫu học làm cơ sở, đồng thời tiếp tục phát triển trên cơ sở này, coi trọng nhất là quan hệ nhân quả, còn y học phương Đông chúng ta lại là sự tiếp diễn của môn nghiên cứu về kinh lạc ngũ hành, chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thực chất và thử nghiệm. Nói một cách nghiêm khắc, Trung y coi nặng thử nghiệm và kết quả, còn Tây y lại xem trọng thử nghiệm và quá trình biến hóa để dẫn đến kết quả đó, cả hai quan điểm y học này đều chưa hoàn thiện, hoặc có thể nói là đi theo hai hướng cực đoan. Trung y cứ tiếp tục phát triển như vậy, sẽ trở thành một nền y học chỉ biết là thế, mà không thể giải thích tại sao lại như thế; còn Tây y, lại bị quan hệ logic làm giới hạn tư duy, khiến các nhà y học phương Tây không thể tiến hành những thử nghiệm y học thoải mái trên phạm vi rộng khắp. Phải biết là, rất nhiều thứ được cổ nhân phát minh hoặc phát hiện, đều là đem các yếu tố khác nhau hòa trộn lẫn lộn, rồi sau ngẫu nhiên phát hiện ra. Nhưng khoa học hiện đại lại chỉ dùng một câu, nói đây là phương pháp thử nghiệm không khoa học, rồi hoàn toàn phủ nhận."
Trác Mộc Cường Ba nằm sấp trên giường, nói: "Nói thế thì cả Trung y và Tây y đều không hoàn thiện, vậy thế nào mới là hoàn thiện chứ?"
Pháp sư Tháp Tây mỉm cười nói: "Đó chính là quan điểm mới mà một số nhà y học đã đề ra trong những năm gần đây, gọi là Trung Tây y đại nhất thống. Hiện giờ ở trong nước đã có rất nhiều trường đại học mở khoa Trung Tây y tổng hợp rồi, đồng thời cũng xuất hiện cả bệnh viện Trung Tây y kết hợp. Quan điểm này chính là vận dụng những điểm khác nhau giữa hai trường phái y học bổ sung tương trợ lẫn nhau, để đạt tới mục đích cải thiện sức khỏe, trị lành cho người bệnh. Mà y học của dân tộc Tạng thuở xa xưa, sở dĩ có những mặt tiên tiến hơn y học hiện đại, chính là nằm ở quan điểm Trung Tây y kết hợp này."
Trác Mộc Cường Ba ngẩn người ra: "Vậy nghĩa là sao?"
Pháp sư Tháp Tây lại giải thích: "Trung y vốn cũng có ngành giải phẫu học, ngay cả trong Hoàng đế Nội kinh cũng có tri thức về giải phẫu, chỉ là về sau chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho gia cùng sự thống trị của chế độ phong kiến, giải phẫu bị phán xét là hành vi cực kỳ vô đạo đức, vô luân lý, vì vậy đã bị cấm chỉ. Còn y học phương Tây thì bị hoàn cảnh và giai cấp thống trị kìm hãm, phát triển còn chậm hơn cả Trung y, mãi cho đến thời kỳ Phục hưng, mới đạt được một bước tiến dài. Nói ra lại phải cảm ơn người Tạng cổ xưa, bằng không cũng không biết y học phương Tây lạc hậu tới mức độ nào nữa. Giai đoạn trước thời kỳ Phục hưng, được gọi là một nghìn năm đen tối trong lịch sử y học phương Tây, y học phương Tây dừng lại ở giai đoạn nguyên thủy nhất, không những không phát triển, mà còn xuất hiện dấu hiệu thụt lùi nữa. Về Trung y, vì tính hữu hạn của việc tích lũy kinh nghiệm, nên chỉ phát triển đến một trình độ nhất định thì ngừng lại không tiến lên nữa, đồng thời chế độ truyền thừa theo gia tộc cũng khiến rất nhiều kết quả thử nghiệm bị thất truyền. Bởi thế, đến cuối thời nhà Minh, sự phát triển của Trung y đã không theo kịp y học phương Tây nữa rồi. Còn quan điểm Trung Tây y đại nhất thống mới được đưa ra khoảng gần hai ba chục năm nay, cũng có nghĩa là, Trung Tây y kết hợp trong y học hiện đại mới chỉ phát triển có khoảng hai ba chục năm nay. Nhưng tổ tiên dân tộc Tạng chúng ta thì từ thời Tùng Tán Can Bố đã bắt đầu phát triển Trung Tây y kết hợp rồi, kéo dài mãi cho đến khi vương triều Thổ Phồn sụp đổ. Mấy trăm năm phát triển đó, đã khiến thành tựu y học thời bấy giờ, xét về một số phương diện còn cao hơn trình độ y học hiện đại ngày nay nhiều."
Pháp sư Tháp Tây đã kiểm tra xong toàn bộ cơ thể Trác Mộc Cường Ba, ra hiệu cho gã có thể ngồi lên được, rồi giải thích thêm: "Văn Thành công chúa vào đất Tạng, mang theo các kỹ thuật chữa trị trong thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Trung y. Đồng thời, cả Bản giáo lẫn Mật giáo đều có rất nhiều nghi thức thần bí, xét về một khía cạnh nào đó, đã thúc đẩy sự phát triển của giải phẫu học, vi sinh vật học, sinh lý hóa học, dược tễ học và nhiều môn khoa học ứng dụng trong ngành y khác, cuối cùng đã hình thành nên một nền y học Tây Tạng đặc sắc. Kỳ thực, y học Tây Tạng hoàn toàn có thể được gọi là nguyên mẫu ban đầu của Trung Tây y kết hợp. Đáng quý hơn nữa là, những thử nghiệm y học cùng với kếtquả của chúng đều được bảo tồn dưới hình thức điển tịch của tôn giáo, vì vậy không giống như lối truyền thừa trong gia tộc của Trung y, nếu gia tộc bị tàn lụi, những kiến thức ấy cũng dần mai một theo thời gian."
Nhìn ánh mắt nghi hoặc của Trác Mộc Cường Ba, pháp sư Tháp Tây liền nói tiếp: "Thế nhưng, vì sự sụp đổ của vương triều Thổ Phồn, cùng với giai đoạn chiến loạn kéo dài sau đó, hầu hết các điển tịch ấy đều không thoát khỏi số phận bị hủy hoại, chỉ còn lại một số ít phục tàng vẫn còn được tồn lưu, vì thế y học Tây Tạng ngày nay chủ yếu vẫn là nền Trung y có nét đặc sắc của địa phương. Nhưng y học thời đó rốt cuộc đã đạt tới trình độ nào, ngày nay chúng ta không thể đoán định được, tôi chỉ biết trong các ghi chép ở Đôn Hoàng đã từng xuất hiện phẫu thuật ngoại khoa não, còn phẫu thuật đục thủy tinh thể mà ngày nay đã phổ cập rộng khắp thì từ thời vương triều Thổ Phồn đã phát triển thành thục lắm rồi; ngoài ra còn rất nhiều thành tựu về kinh mạch, kết hợp một cách hoàn mỹ luận thuyết về huyệt vị và giải phẫu học của Tây y với nhau, hình thành rất nhiều khoa đề mà y học hiện đại ngày nay vẫn chưa thể lý giải. Trong một nghi thức tôn giáo phức tạp, rất có thể bao hàm những thành tựu rất cao về vi khuẩn học, bệnh độc học, hóa sinh vật học, thậm chí là cả khoa học gene nữa, con người hiện đại không thể lý giải, y học hiện đại và khoa học kỹ thuật cũng không thể lý giải, vì vậy chỉ có thể tạm thời gọi đó là vu thuật, là thuật phù thủy, cổ độc. Giải thích như vậy, chắc là cậu có thể hiểu được rồichứ."
Pháp sư Tháp Tây vừa kiểm tra thân thể cho Trác Mộc Cường Ba, vừa nói một số chuyện liên quan đến y học Tây Tạng, kiểm tra xong xuôi, liền vỗ mạnh vào lưng gã nói: "Không vấn đề gì, thân thể cậu còn cường tráng hơn tôi nghĩ nữa. Trước khi cổ độc phát tác sẽ không xuất hiện điều gì dị thường đâu."
Ngày hôm sau, pháp sư Tháp Tây dẫn Vương Hựu đến cơ sở huấn luyện mới của bọn họ. Giáo sư Phương Tân bảo Trác Mộc Cường Ba cũng nên đi theo, tiện thể gặp mặt các thành viên mới trong đoàn luôn.