Mật Mã Tây Tạng

Chương 25 :

Ngày đăng: 19:00 20/04/20


Totem mà người Maya sùng bái là thần Kukulkan và thần Báo châu Mỹ, gần với tín ngưỡng sùng bái long hổ của Trung Quốc; người Maya tôn sùng đồ bằng ngọc, hoàn toàn phù hợp với quan niệm của người Trung Quốc; kim tự tháp Maya hình dáng cấu tạo hoàn toàn khác với kim tự tháp Ai Cập, giống mộ hình đấu ngược của người Trung Quốc hơn, tác dụng chủ yếu là để tế trời, hình thức khác nhau mà công dụng thì như đàn tế của Trung Quốc; văn tự Maya có cùng phương thức tổ hợp và ký hiệu với Kim văn ở Ba Thục.



Giải thích nghi ngờ



Lữ Cánh Nam sắp xếp lại ý nghĩ trong đầu, chậm rãi nói: "Vị sứ giả vĩ đại nhất mang theo tòa thành được ánh sáng tỏa chiếu. Quốc vương đã dùng nghi lễ tôn giáo cao nhất để nghênh tiếp ngài. Đồng thời sau khi trai tịnh chín ngày, đã thỉnh được sứ giả đưa thánh vật. Quốc Vương kinh ngạc vô cùng, liền hỏi mục đích của sứ giả. Sứ giả nói với quốc vương rằng ông muốn mang thánh vật tới tận cùng của thế giới. Quốc vương khẩn thỉnh xin được giữ lại bản tranh khắc của thánh vật và đã được sứ giả đồng ý. Sau đó, quốc vương cung cấp cho sứ giả rất nhiều tiền lộ phí, phái binh sĩ và chiến ngao cùng ngài tới nơi tận cùng thế giới. Bọn họ đi một chuyến, mất mười ba năm ròng rã, vượt qua hết ngọn núi này tới ngọn núi khác, băng qua biển lớn vô biên, tới một quốc gia vừa xa lạ lại vừa thần bí. Cây ở đó cao chọc trời, liền thành một khoảng lớn, trong rừng sâu, hiểm họa bốn bề, khắp nơi đều là các loài động vật và thực vật ăn thịt người mà họ chưa từng biết đến, kiến trúc ở nơi ấy cao lớn hùng vĩ, lớn hơn bất cứ tòa cung điện nào họ từng trông thấy; thần miếu ở đó giống như một ngôi tháp, là những hình tam giác khổng lồ ghép lại với nhau, cao đến tít chân mây, bậc thang thông thẳng lên giữa làn mây, văn tự ở đấy là tổ hợp của hình đầu người và hình vẽ các loại động thực vật…"



Vừa nghe đến câu chuyện chiến ngao và sứ giả, Trác Mộc Cường Ba lập tức liên hệ những mắt xích then chốt đó lại với nhau. Ở trong rừng Mãng Xà gã hoàn toàn sơ xuất không nghĩ tới. Yinawea, một vị thần đi khắp thế gian, phân thân của thần Chó bảo vệ ngài… sao mình lại quên mất được nhỉ! Trời ơi, như vậy thì, tất cả các phong tục gần giống với của Tây Tạng mà gã từng được thấy trong rừng rậm châu Mỹ đã có một lời giải thích hoàn toàn hợp lý. Chỉ có một điều, hơn một ngàn năm trước đã vượt qua Thái Bình Dương, thật sự bọn họ có thể làm được sao?



"Đợi chút đã…" Giáo sư Phương Tân khàn khàn giọng kêu lên: "Cô muốn nói là, một ngàn năm trước! Người dân tộc Tạng của chúng ta đã vượt qua biển lớn, đến tận châu Mỹ?!" Xem ra ông còn kinh ngạc hơn Trác Mộc Cường Ba gấp bội phần.



Lữ Cánh Nam mỉm cười: "Giáo sư không cần phải kinh ngạc như vậy đâu, hai người có biết theo kết luận mới nhất mà các chuyên gia nghiên cứu về Maya mới đưa ra, tổ tiên người Maya là ai không?"



Trác Mộc Cường Ba lắc đầu như cái trống bỏi, thầm nhủ: "Chắc không thể nào là người dân tộc Tạng đấy chứ?" Giáo sư Phương Tân dường như đã nhớ ra điều gì đó, ngược lại trở nên trầm tư mặc tưởng. Truyện Sắc Hiệp - https://truyenfull.vn



Lữ Cánh Nam liền trả lời luôn: "Là người Mông Cổ. Cách đây một vạn năm, người Mông Cổ ở châu Á đã đến châu Mỹ rồi."



Trác Mộc Cường Ba lẩm bẩm: "Chẳng phải Colombo phát hiện ra châu Mỹ hay sao?"



Lữ Cánh Nam gật đầu: "Chuyện ấy không sai, nhưng Colombo chỉ là người đầu tiên tuyên bố với thế giới rằng có một nơi gọi là châu Mỹ, không phải là người đầu tiên đặt chân lên mảnh đất đó. Trong nền văn hóa Maya, có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật có thể phản ánh vấn đề này." Lữ Cánh Nam lại lấy ra một số tư liệu liên quan, nói: "Trong các tác phẩm điêu khắc của người Maya có sắc thái châu Á, châu Phi rất rõ rệt, các tác phẩm nghệ thuật tinh xảo này đã lột tả rõ ràng một chủng người từng tới nơi đây. Nhìn tấm ảnh này xem, theo kết quả khảo chứng của các chuyên gia, tạo hình và phục sức của tượng người gốm này đều có đặc điểm của tượng người đời Tùy, đây không phải tướng mạo và cách ăn mặc của người Maya bản địa."



Lữ Cánh Nam bước trở lại phía sau bàn làm việc, ngồi xuống ghế: "Còn quan hệ giữa Maya và Trung Quốc cũng là vấn đề được giới học thuật tranh luận nhiều nhất. Ở khu vực văn minh Olmec 1 mà văn minh Maya là một trong các đại diện, đã đào được rất nhiều ngọc khuê, tượng ngọc, và rất nhiều chế phẩm từ xương cốt nữa, và bên trên những thứ này, lại khắc Giáp cốt văn của Trung Quốc, nước ta từng có chuyên gia Giáp cốt văn đã nhận ra trên một chiếc ngọc khuê nguyên vẹn những ký hiệu có ý nghĩa là… "Quốc vương và thủ lĩnh khai sáng vương quốc"; ở Mexico, đào được mấy trăm bức tượng người bằng đất, tướng mạo không khác gì người Hoa, y phục cũng khá giống với các niên đại kể từ đời Tùy trở về trước; ở Honduras, phát hiện tác phẩm điêu khắc tương tự với rùa thần Huyền Vũ của Trung Quốc, ở Guatemala, đào được tiền giấy từ thời Tiên Tần; nếu vẫn thấy chưa đủ, thì còn nhiều lắm…" Lữ Cánh Nam nói cứ như bắn súng liên thanh. "Totem mà người Maya sùng bái là thần Kukulkan và thần Báo châu Mỹ, gần với tín ngưỡng sùng bái long hổ của Trung Quốc; người Maya tôn sùng đồ bằng ngọc, hoàn toàn phù hợp với quan niệm của người Trung Quốc; kim tự tháp Maya hình dáng cấu tạo hoàn toàn khác với kim tự tháp Ai Cập, giống mộ hình đấu ngược của người Trung Quốc hơn, tác dụng chủ yếu là để tế trời, hình thức khác nhau mà công dụng thì như đàn tế của Trung Quốc; văn tự Maya có cùng phương thức tổ hợp và ký hiệu với Kim văn ở Ba thục. Dựa theo các ghi chép trong văn vật, văn hiến liên quan đến quan hệ giữa người đất Thục và Trung Nguyên, và châu Mỹ, mối quan hệ này tuyệt đối không thể chỉ là trùng hợp. Hoàng Đế và con cháu của ông liên hôn với người Thục. Thiếu Hạo, Chuyên Húc đều sống ở đất Ba Thục, sau đó cùng đi châu Mỹ, khả năng văn tự cổ cùng được bảo tồn ở đất Thục và Trung Mỹ là hoàn toàn có thể xảy ra. Tiếng Maya đã có phát triển, còn Kim văn Ba Thục thì tương đối đơn giản một chút. Các học giả đã so sánh từ vựng cơ bản trong tiếng Maya và tiếng Hán, phát hiện ra rất nhiều từ tương đồng, chẳng hạn như "người", "trời", rộng lớn", thời gian phân ly của hai thứ tiếng này có lẽ cách đây chừng 5.000 năm. Đến cả tục tế người sống cũng…" Lữ Cánh Nam đột nhiên dừng lại, tựa hồ như không muốn đề cập đến chủ đề này vậy.



Nhưng Trác Mộc Cường Ba đã nghe thấy, vội truy vấn: "Tục tế người sống! Cô nói tục tế người sống phải không?" Giáo sư Phương Tân ngồi bên cạnh khẽ gật đầu, hiển nhiên là đã tra cứu tư liệu về mặt này rồi.



Lữ Cánh Nam mấp máy miệng, cuối cùng cũng nói ra: "Không sai, người Maya lấy tim người hiến tế, còn ở Trung Quốc cổ đại, tục hiến người sống… còn… còn phức tạp hơn nhiều. Như trong sách Lễ Ký, chương Minh Đường Vị có viết, "Hữu Ngu dân tế thủ, Hạ Hậu dân tế tâm…"" trong Hậu Quán Thư, ghi rằng thủ lĩnh Lẫm Quân của người Ba ở Ba Quận tôn sùng totem hổ, cho hổ uống máu người. Còn chuyện tế người sống ký tải trong Giáp cốt văn thì cả ngàn cả vạn! Đến đời Chu 2 chính là chỉ tục tế người sống. Bất cứ dân tộc nguyên thủy nào cũng đều có các nghi lễ tương tự như tế người sống. Trong mắt người hiện đại chúng ta, có thể đây là biểu hiện chưa khai hóa, thực ra chỉ một cách để người xưa phát tiết cảm xúc mà thôi." có tượng người thay thế, mới chấm dứt được tục lệ bắt người sống tuẫn táng. Thực ra ý nghĩa đầu tiên của "Sử tác dõng giả"



Thấy sắc mặt Trác Mộc Cường Ba biến đổi, Lữ Cánh Nam liền nói sang chủ đề khác: "Lại nói về Trung Quốc chúng ta, sách Hán Thư, chương Đông Di truyện có viết: "Cách Oa quốc 3 bốn vạn dặm về phía Đông, có Lõa quốc, cách Đông Nam Lõa quốc có Hắc Xỉ quốc, thuyền đi một năm mới tới nơi." Hắc Xỉ quốc là hậu duệ của Thiếu Hạo, ở Trung Mỹ. Ghi chép trong Hán Thư đã chứng thực từ thời Hán đã có thể đi thuyền tới châu Mỹ rồi. Sách Liệt Tử, chương Thang Vấn viết: "Phía Đông Bột Hải, không biết cách mấy ức vạn dặm, có Đại Hách, thực ra là hang động không đấy, bên dưới không có đáy, tên gọi Quy Hư." Đại Hách, Thang Cốc ở Trung Mỹ. Cổ nhân đã biết "phía Đông Bột Hải" chứng tỏ từ thời Chiến Quốc người Trung Quốc đã biết phương vị của Trung Mỹ ở đâu. Điều này chỉ có thể làm được khi họ đã hiểu rằng trái đất hình cầu, và có tuyến đường hàng hải thực tế. Lui về mấy thế kỷ trước, chuyện người Trung Quốc đi thuyền sang Mỹ cũng là có khả năng. Trong Sơn Hải kinh có nhiều đoạn viết từ thời Thiếu Hạo đã có thuyền tre, đến thời nhà Thương hơn hai ngàn năm sau đó chắc cũng phải có cơ sở vật chất tương đối rồi. Cuốn Tổ tiên Trung Hoa khẩn hoang châu Mỹ của ông Vương Đại Hữu, đã phân tích một cách chi tiết chuyện cuối thời n, hai mươi vạn quân dân đã vượt biển đến châu Mỹ. Gần đây đã có học giả phát hiện, trong bản đồ hàng hải của Trịnh Hòa có đánh dấu châu Mỹ rất rõ ràng, so với Colombo còn sớm hơn rất nhiều năm."



Lữ Cánh Nam nói một tràng dài, rồi đưa nước cho Trác Mộc Cường Ba để gã bình tĩnh lại phần nào. Trong đầu Trác Mộc Cường Ba giờ là một mớ bòng bong, suy đi nghĩ lại sự việc tưởng chừng như hoàn toàn không có chút khả năng kia - người Trung Quốc đã biết đến châu Mỹ từ rất lâu về trước? Đồng thời còn thường xuyên tới đó? Người Maya và người Trung Quốc có chung tổ tiên? Nhưng nghe Lữ Cánh Nam nói một hồi, rồi thêm cả những tư liệu hàng thật giá thật kia, dường như đúng là có chuyện như vậy thật.



Đợi sắc mặt Trác Mộc Cường Ba bớt tái, Lữ Cánh Nam mới nói tiếp: "Được rồi, nói nhiều như vậy, mục đích cũng chỉ để anh tin rằng, hơn một ngàn năm trước, người Tạng đã vượt biển đến châu Mỹ cũng không phải là chuyện gì ghê gớm lắm. Bởi vì từ năm nghìn năm trước, người Trung Quốc chúng ta đã đến châu Mỹ rồi, mà hơn nữa, rất có khả năng vùng đất châu Mỹ ấy chính là do người Trung Quốc chúng ta khai phá cũng nên."



"Không thể nào tin nổi." Trác Mộc Cường Ba lẩm bẩm nói. Gã là người từng đến Bạch thành, nhìn thấy vương quốc bằng đá hùng vĩ, nhìn thấy những bức tranh, những pho tượng tinh xảo tuyệt mỹ, những văn tự phức tạp rối ren. Gã chưa từng thấy nền văn minh nào như vậy, nhưng có thể khẳng định, đây chắc chắn là một nền văn minh huy hoàng rực rỡ. Nhưng lúc này đây, lại có người nói với gã rằng nền văn minh ấy, rất có khả năng chính là biến chủng châu Mỹ của nền văn minh Hoa Hạ, thật sự là gã khó có thể chấp nhận được.



Lữ Cánh Nam nói: "Chúng ta tiếp tục nhé? Tốt lắm, thái độ mọi chuyện đều có khả năng xảy ra này mới chính là thái độ khoa học của một người làm công tác khảo sát đạt tiêu chuẩn. Theo thông tin dịch được trên trục quyển, bọn họ mang tòa thành được ánh sáng tỏa chiếu trao cho quốc vương bảo vệ, quốc vương đã đáp ứng, sẽ để tòa thành được ánh sáng tảo chiếu vĩnh viễn cách ly với ánh mặt trời. Và ngay sau đó, ngài bắt đầu xây dựng tòa kim tự tháp lớn nhất trong lịch sử, tương truyền trên có thể thông tới tận thiên đình, dưới đào sâu xuống tận địa ngục âm ty."



"Vậy tại sao vị quốc vương kia tốn nhiều tinh lực thỏa mãn yêu cầu của một người ngoại tộc làm gì?" Trác Mộc Cường Ba đột nhiên hỏi.



Lữ Cánh Nam nói: "Chuyện này hả? Ai mà biết được chứ, có rất nhiều thông tin trong trục quyển còn đang đợi giải nghĩa, có rất nhiều điểm chúng tôi vẫn chưa hiểu được. Nhưng có một điểm chúng tôi biết, đó là tòa thành được ánh sáng tỏa chiếu ấy chắc là ở trong một kim tự tháp Maya."



Cuối cùng Trác Mộc Cường Ba cũng đã hiểu, gã thấp giọng nói: "Vì vậy, chuyến diễn tập băng rừng nguyên sinh lần này của chúng tôi, mục đích chính là để tìm kiếm tòa thành ánh sáng tỏa chiếu kia. Thế nhưng, tại sao lúc xuất hành lại giấu giếm chúng tôi, cô có thể giải thích được không?"




"Đó là nhánh đầu tiên. Nhánh thứ hai, lập ra sau khi Đạo quân Ánh sáng thu thậm thêm người bộ tộc Qua Ba vào huấn luyện. Khi ấy Trấn Biên miếu hay còn gọi là Tứ Phương miếu của Tùng Tán Can Bố đại vương đã xây dựng xong. Để giữ những bảo vật quý giá nhất, ngài đã điều ra bốn đội hộ vệ trong Đạo quân Ánh sáng canh Tứ Phương miếu. Đây chính là nguồn gốc của bộ tộc Qua Ba bảo vệ Tứ Phương miếu mà mọi người đã biết. Bọn họ không chỉ bảo vệ có một ngôi miếu ở Cực Nam, mà toàn bộ Tứ Phương miếu. Nhánh cuối cùng, là một số người Qua Ba còn lại, được biên chế vào các đội quân bình thường, theo quân đội dần dần di chuyển đến địa giới Tứ Xuyên ngày nay. Trên thực tế, đến nay có rất nhiều người Tạng là hậu duệ của quân đội Thổ Phồn ngày ấy, vốn trên đường hành quân đánh trận có thể đã nhận lệnh đồn trú tại nhiều nơi khác nhau. Như Cao Át, Anh Cách, còn cả bộ tộc Nạp Tây khá nổi tiếng nữa, đều có tổ tiên quân Thổ Phồn cả. Tại sao tôi lại kể cho hai người nghe về Đạo quân Ánh sáng thành viên toàn là người Qua Ba này chứ? Nguyên nhân hết sức đơn giản, bọn họ không chỉ bảo vệ Tứ Phương miếu, mà còn có quan hệ trực tiếp với Bạc Ba La thần miếu. Có một sự thật lịch sử mà chúng ta không thể không nhìn thẳng vào: Mặc dù các Tán thổ của Thổ Phồn có nhiều người từng bị ám sát, nhưng hầu hết đều chết dưới tay những đại thần thân tín ở ngay bên cạnh hoặc do một chuỗi các âm mưu ám hại, song ở giữa chốn thanh thiên bạch nhật, bị kẻ bên ngoài ám sát thành công, duy chỉ có Tán thổ Lãng Đạt Mã mà thôi. Còn nữa, trong lịch sử Thổ Phồn, chuyện xuất hiện hai triều đình một lúc, cũng chỉ có ngoại lệ duy nhất đó, bao đời Thổ Phồn lúc nào cũng chỉ có một vị. Ngoài ra trong lịch sử Thổ Phồn không phải không có khởi nghĩa của thường dân, thậm chí có thể nói rằng chúng xảy ra liên miên, nhưng thành công thì chưa hề có cuộc nào. Chỉ có Lãng Đạt Mã sau khi diệt Phật, bị nghĩa quân tấn công tiêu diệt, cả vương triều mới theo đó mà sụp đổ hoàn toàn. Nguyên nhân chính là… sau khi Lãng Đạt Mã tuyên bố diệt Phật không được bao lâu, đạo quân Ánh sáng thất bại, bỗng đột nhiên biến mất cùng với toàn bộ bảo vật giấu trong Tứ Phương miếu! Không ai biết bọn họ đi đâu, bởi vì đó là một giai đoạn lịch sử hoàn toàn kín bưng, chúng tôi chỉ biết rằng vệ sĩ bên cạnh Lãng Đạt Mã không còn là người của Đạo quân Ánh sáng nữa. Vị Tán thổ sau này cũng không còn khống chế được Đạo quân Ánh sáng, kẻ địch mà các nông nô khởi nghĩa phải đối mặt cũng không phải là Đạo quân Ánh sáng vô địch nữa. Rốt cuộc bọn họ đã đi đâu, theo ý kiến tranh cãi của các chuyên gia, rất có khả năng Đạo quân Ánh sáng đó chính là đội bảo vệ đã đưa báu vật trong Tứ Phương miếu vận chuyển đến Bạc Ba La thần miếu. Bọn họ có lẽ đã ở lại Bạc Ba La, và bộ tộc Qua Ba mà chúng ta sắp phải giáp mặt có lẽ chính là hậu duệ của họ. Được rồi, hai người có thể đặt câu hỏi."



"Ừm, ừm," Trác Mộc Cường Ba cổ họng giật giật, vội hỏi: "Sao tôi chưa từng nghe nói đến một đội quân hùng mạnh như vậy nhỉ?"



Lạt ma Á La thản nhiên đáp: "Đương nhiên, đội quân này…" ông chỉ vào đống tư liệu nói, "trong các tư liệu không có, trong sử sách cũng chưa từng ghi chép, bằng không, đâu cần tôi ngồi đây giải thích với hai người lai lịch của nó. Trên thực tế, sự tồn tại của đạo quân này, mỗi triều đại Thổ Phồn cũng chỉ có hai người được biết, một chính là Tán thổ, người còn lại chính là thống soái tối cao của Đạo quân Ánh sáng. Vị thống soái tối cao này, thông thường đều do quý tộc người Tượng Hùng đảm nhiệm."



"Nhưng đó đâu phải một hai người, đó là cả một đạo quân trên vạn người cơ mà, không lẽ nào không có chút vết tích gì trong lịch sử?" Câu hỏi của giáo sư Phương Tân trực tiếp cụ thể hơn nhiều.



Lạt ma Á La gật đầu: "Đúng thế, trong sử sách cũng có nhiều chỗ nhắc tới, chẳng qua là chưa bao giờ được người ta chú ý đến mà thôi. Binh sĩ trong Đạo quân Ánh sáng đều được gọi là quân Hóa Thân. Nói cách này, ban đầu có lẽ là do nhà Đường hoặc một vài vương quốc nhỏ bị Thổ Phồn thôn tính lưu truyền ra ngoài. Về sau trong các thư tịch, đều dùng tên này để gọi quân Thổ Phồn luôn. Kỳ thực ý nghĩa ban đầu của nó ý là để chỉ đạo quân này quá đỗi mạnh mẽ, không giống người phàm, đều do quỷ thần hóa thân mà thành. Trong Tây Tạng vương thống ký có nhắc đến chuyện Tùng Tán Can Bố cầu thân với Nepal, Đại Đường, từng viết trong thư rằng, nếu không gả công chúa cho ta, ta sẽ dùng quân Hóa Thân đánh các người, cướp công chúa về. Còn về tính chân thực của thư tín thời ấy, các nhà nghiên cứu sử học đã từng nhiều bận tranh cãi, thực ra cái tên quân Hóa Thân, phải đến đời Xích Đức Tùng Tán mới có, chỉ vì cái tên này quá nổi bật, nên Tây Tạng vương thống ký sau đó mới lấy sử dụng luôn. Có điều chúng tôi cho rằng hành vi lấy vũ lực uy hiếp nhắc đến trong thư là chính xác. Dù sao thì lúc lập nên Đạo quân Ánh sáng này Tùng Tán Can Bố hãy còn trẻ, chưa đầy hai mươi. Tuổi trẻ khí thịnh, cầu thân với nước lớn, muốn khoe khoang một chút cũng là điều có thể lý giải được. Có điều đâu đâu cũng vậy, trong sử sách các nước đều chỉ nhắc đến đạo quân này một cách rất lẻ tẻ vụn vặt, cùng lắm là nhắc đến mấy chữ "quân Hóa Thân", còn về nhân số, vũ khí trang bị, áo giáp, dàn trận, cờ chiến, chủ soái… nhất loạt đều chưa từng có ghi chép."



"Tại sao?"



"Bởi vì Đạo quân Ánh sáng khác với những đạo quân bình thường. Mỗi trận chiến, họ nhất định đều phải tế huyết kỳ." Lạt ma Á La dường như đã đoán trước Trác Mộc Cường Ba sẽ hỏi câu này.



"Tế huyết kỳ?" Trác Mộc Cường Ba lại không hiểu gì, nhưng giáo sư Phương Tân thì không khỏi lạnh sống lưng, đưa tay khẽ vuốt những hạt mồ hôi li ti trên trán.



Lạt ma Á La gật đầu: "Nói một cách đơn giản, chính là không có tù binh… nói cách khác, chính là không để lại người sống." Nhìn vẻ mặt nghi hoặc của Trác Mộc Cường Ba, cuối cùng lạt ma Á La cũng nói rõ ra, rồi giải thích tiếp, "Thực ra, cách làm này cũng là học ở Trung Nguyên thôi, thời Chiến Quốc, nước Tần có một vị danh tướng tên là Bạch Khởi, mỗi trận chiến đều tế huyết kỳ, trên chiến trường chỉ để lại quân sĩ của mình còn đứng, còn kẻ địch thì đều nhất loạt chặt hết đầu. Chỉ riêng nước Sở thôi đã có không dưới một triệu binh sĩ bị Bạch Khởi trảm thủ rồi, thời đó, như vậy gần như đã là thảm họa diệt quốc rồi. Có nhà sử học còn nói, nếu không có Bạch Khởi, nước Tần muốn thống nhất Trung Nguyên ít nhất cũng phải tốn thêm một trăm năm nữa. Còn Đạo quân Ánh sáng, vốn được lập nên để đối phó với vương triều Tượng Hùng, Tùng Tán Can Bố lúc nào cũng cảm thấy đạo quân này vẫn còn có gì đó chưa đầy đủ. Về sau khi hai vị công chúa Nepal và Đại Đường vào Tây Tạng, mang theo rất nhiều tri thức quân sự và trang bị tác chiến, Đạo quân Ánh sáng mới ngày một hoàn thiện, cuối cùng đánh bại Tượng Hùng, chỉ trong một trận chiến đã lưu danh, xác lập địa vị bá chủ cao nguyên mới của nước Thổ Phồn."



Trác Mộc Cường Ba hít sau một hơi khí lạnh, cố hỏi tiếp: "Nếu đạo quân đó bí mật như vậy, tại sao đại sư…"



Lạt ma Á La lắc đầu: "Không phải tôi biết, mà là kết quả mấy chục năm khảo chứng của tổ chuyên gia đó. Muốn đưa ra được kết luận này, không chỉ nghiên cứu Tạng văn, còn phải đi sâu nghiên cứu cả lịch sử các vương quốc, thành bang, bộ lạc lớn nhỏ ở khu vực cao nguyên và Tây vực thời bấy giờ, cùng với rất nhiều bằng chứng phụ khác như sử thi, truyền thuyết, ca khúc và các tranh vẽ, tỷ như trong sử thi Cách Tát Nhĩ vương có hàm ẩn câu chuyện thu nhận và biên chế người Qua Ta thành quân đội chẳng hạn."



Trác Mộc Cường Ba nghe mà á khẩu không nói năng được gì, cả giáo sư Phương Tân cũng không khỏi trợn mắt ngạc nhiên.



Đến lúc này Lữ Cánh Nam mới lên tiếng: "Giờ thì anh đã biết mọi người sắp đến nơi nào chưa? Đối thủ của các anh mạnh mẽ hơn quân du kích, còn dân tộc ở đó thì đáng sợ gấp bội các bộ lạc ăn thịt người. Một dân tộc sống chung với chó sói, được gọi là Đạo quân Ánh sáng bất bại, anh thử nghĩ xem: môi trường tự nhiên còn ác liệt hơn rừng nguyên sinh Nam Mỹ, cơ quan cạm bẫy hung hiểm hơn bất cứ nơi nào. Các anh thậm chí cả rừng nguyên sinh còn không thể băng qua được, dựa vào cái gì để tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu và Tử Kỳ Lân đây? Chỉ dựa vào vận may thôi hả?"



--------------------------------



1 Olmec là nền văn minh lớn đầu tiên tại châu Mỹ thời tiền Colombo, kéo dài từ năm 1200 tr. CN đến năm 300 tr. CN.



2 Dõng là người đất hay người gỗ tuẫn táng theo người chết thời cổ; thành ngữ này nghĩa là "người khởi xướng ra việc làm dõng", ý chỉ người đầu têu ra những tật xấu thói hư.



3 Nhật Bản ngày nay.



4 Quốc gia cổ nằm ở vùng phía Bắc Kashmir trên lưu vực sông Ấn.



5 Nepal ngày nay.