Mây Che Mù Mịt Biết Là Đi Đâu
Chương 12 : Trở về, không phải một bờ vai gió trăng (2)
Ngày đăng: 16:39 19/04/20
Cố Bội Anh đang nói dở nhìn theo ánh mắt anh, vẻ mặt phấn khởi khi nãy lập tức trở nên âm u, liền thở dài nói: “Ài, con bé tên Trương Khởi Nguyệt. Năm đó khi ở gánh hát Đan Quế, mẹ con bé là người thích xem kịch của mẹ. Quan hệ của bọn mẹ rất tốt, như chị em ruột. Mẹ con bé tính tình thẳn thắn, nhiều lần ra mặt cho mẹ, vậy nên đắc tội với nhiều người. Sau này, gả đi Nghiễm Châu, nói là gia đình quan Tây giàu có. Sau này bọn mẹ cắt đứt liên lạc. Hai năm trước, một bà tử đưa con bé đến tìm mẹ, nói cha con bé nghiện thuốc phiện, nhà chỉ còn bốn bức tường, muốn bán con, trước khi chết mẹ con bé nhờ bà vú đưa con bé đến Thượng Hải tìm mẹ... Lúc ấy con không có ở đây, mẹ liền nuôi con bé như con gái, thật sự đáng thương.”
“Cô ấy mấy tuổi rồi?”
“Năm nay chín tuổi, gần đây đã lớn lên không ít.”
Đáy lòng Đường Vân Thâm dâng lên hứng thú không nói nên lời, anh cúi đầu nhìn bánh hạt dẻ trên bàn, thuận tay cầm lên, đứng dậy đi ra ngoài cửa.
“Con đi làm quen với em gái này.” Anh quay đầu cười với Cố Bội Anh.
Trong mắt Cố Bội Anh, anh vẫn là thiếu niên nghịch ngợm như trước. Bà sủng nịnh gật gật đầu.
Dường như cảm thấy phía sau có người lại gần, Trương Khởi Nguyệt xoay người nhìn.
“Anh là -- anh Vân Thâm?” Giọng nói của cô bé rất trong trẻo, rất thanh thoát, giống chim oanh hót buổi sớm.
“Em biết anh?” Đường Vân Thâm có chút nghi ngờ.
Ngày nào dì Bội cũng xem ảnh của anh rất lâu, thỉnh thoảng, em cùng xem với dì, nghe dì kể chuyện của anh. Bọn họ nói hôm nay anh sẽ về, em nghĩ dì Bội nhất định rất vui. Dì Bội vui là em vui, cho nên em muốn tặng anh quà.” Nói xong, cô bé cười hề hề vươn tay, trên tay cầm một nhành hoa hàm tiếu[3] nở rộ, “Hoa này có mùi trái cây, ngửi rất thơm. Từ nhỏ em đã thích nó. Tặng anh đó!”
Đường Vân Thâm cố gắng tìm chút ưu thương và tức giận trên mặt Trương Khởi Nguyệt, nhưng cô bé trước mặt tựa như thiên sứ, luôn tươi cười rạng rỡ. Anh như bị thu hút, không kiểm soát được cũng bắt đầu vui vẻ. Anh đan chân ngồi xổm xuống, đưa tay nhận lấy cành hoa, đưa lại gần ngửi: “Thơm quá, cảm ơn!”
Trò chuyện đến đây, Đường Vân Thâm quay đầu nhìn đứa trẻ đang cười với anh, đột nhiên nói: “Cần gì ngày khác, chi bằng chọn hôm nay.” Nói xong, anh tao nhã đi về một góc của đại sảnh, ngồi xuống trước chiếc Mendelssohn tam giác màu trắng. Mười ngón tay chạm vào phím đàn, tựa như có sức sống, bắt đầu múa lên xuống.
Tiếng nhạc vang lên, cả phòng đều yên tĩnh.
Dường như Đường Vân Thâm nghe thấy đôi giày da nhỏ màu hồng kia đang đến gần anh, dừng lại cách đó không xa. Trên mặt anh lộ ra nụ cười, giống như sảnh đường đầy khách khứa chỉ có mình cô bé. Mà trong không khí, anh mơ hồ ngửi thấy mùi tam thánh hương, đó là quà Đoan Ngọ anh tặng cô bé. Mùi hương này, giữa căn phòng đầy mùi nước hoa, khiến anh an tâm khó hiểu.
===
Chú thích:
[1] Mây giăng mù mịt biết là đi đâu: Tên tác phẩm lấy từ câu cuối bài thơ “Tìm ẩn sĩ không gặp” của tác giả Giả Đảo thời Trung Đường, tiêu đề bản edit được tham khảo từ bản dịch thơ của Tản Đà.
[2] khu tô giới: một phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng bị một nước khác quản lí.
[3] Hoa hàm tiếu (tên khoa học: Michelia figo): một loài cây họ ngọc lan (Magnoliaceae), thân gỗ bụi thường được trồng ở đền chùa với ý nghĩa tốt lành; lá mọc đối, nụ hoa có vỏ bao ngoài với lớp lông tơ mịn; hoa đơn, màu trắng ngà, vàng nhạt, nâu đỏ, gồm 6 cánh lớn, nhụy bao quanh đài quả màu xanh; hương thơm nồng về đêm.
Người Việt còn gọi hàm tiếu là lan tiêu, có lẽ do thấy hoa thuộc loài ngọc lan nhưng thơm mùi chuối chín nên ghép lại mà ra “ngọc lan chuối” (Banana Magnolia). Ngoài tên gọi hàm tiếu hoa (含笑花), khổ tử hàm tiếu (苦梓含笑), bạch hoa hàm tiếu (白花含笑), người Trung Quốc cũng gọi là hương tiêu hoa (香蕉花) dù trùng tên với hoa chuối (Musaceae banana). Còn người Nhật thì gọi là đường chủng chiêu linh (唐種招霊).
Hàm tiếu chính là nụ cười ẩn sâu tinh tế, không thấy ra vẻ cười (bật thành tiếng) như thông thường, nhưng không phải là cười mỉa mai, cạnh khoé ở trong lòng, mà nét mặt, nét môi rạng ngời hiền hòa, thanh thản. Đời vẫn thường vui ríu rít, nhưng đôi khi do thành kiến, đố kỵ, nhìn đâu cũng thấy xấu xa, nên chẳng thể cười ra được, vì vậy nếu không biết tuỳ hỷ thì đâu dễ cười, nhất là cười nụ, cười thầm cho có duyên, có chất.