Nạp Thiếp Ký 2
Chương 141 : Hỗn chiến thống khổ
Ngày đăng: 20:57 27/06/20
Vũ Kỳ và Đô Cường phát hiện lão sáo đồng của họ không bắn xuyên được thiết xa,
hơi kinh ngạc, rất may là tốc độ của xe khá chậm, tầm bắn của hỏa súng có hạn,
chỉ từ từ lui, đối với kỵ binh của họ chẳng có uy hiếp gì.
Dương Thu Trì nhìn rõ hết thông qua viễn vọng kính. Kỵ binh xung phong lần này đã diệt được hai ba nghìn pháo binh và kỵ binh, đã có hiệu quả rồi. Lão sáo đồng của kỵ binh không thể nào đối phó thiết xa, do đó Dương Thu Trì phất cờ lệnh, truyền lệnh binh phía dưới phát xuất chỉ lệnh đánh chiêng thu binh.
Hai đoàn đội kỵ binh nghe lệnh, nhanh chóng lùi về trận địa.
Ngải Năng Kỳ thấy được hi vọng, chỉ huy đại quân theo sau thiết xa tiền tiến.
Khi tiến đến cự li hai nghìn mét, hồng di đại pháo của Ngải Năng Kỳ lại bắn lần nữa. Nhưng do pháo binh của y đã bị kỵ binh của Dương Thu Trì diệt hơn phân nửa, hỏa pháp cổ đại có yêu cầu với pháo thủ rất cao, liên quan đến nhồi đạn dược nhiều ít, cân bằng lèn đạn thế nào, góc độ phát xạ ra sao... Về ý nghĩa nào đó, nó còn vượt xa yêu cầu đối với pháo thủ của hỏa pháo hiện đại, không phải ai cũng bắn được. Cho nên, hỏa pháo của Ngải Năng Kỳ chỉ phát xạ được một phần, uy lực đại giảm, hơn nữa có 1 bộ phận không phải pháo thủ nhồi đạn, không đúng lượng thuốc nổ nên nổ nòng súng, tạo thành thương vong cho bên mình.
Lần bắn hỏa pháo cũng nổ chết mấy chục binh sĩ của Dương Thu Trì, nhưng do đã được huấn luyện, gặp biến không kinh, cộng thêm quân sĩ tuyệt đối tin vào vũ khí khủng bố của hắn, lại còn có mấy trăm nữ tử cứu hộ, nên những kẻ bị thương đều được đưa về sau băng bó, ổn định quân tâm.
Dương Thu Trì không hạ lệnh xuất kích, chở địch quân tiến tới sáu bảy trăm mét mới phất cờ lệnh.
Trống trận vang lừng, căn cứ âm thanh chỉ kỳ, hỏa pháo thủ ở đầu hạ thấp phòng, đối chuẩn vào xe tăng thổ tả của địch. Muốn đánh tăng thì tất nhiên phải dùng pháo rồi!
Dương Thu Trì đã có nghiên cứu về thiết luân xa của địch quân chiếm được ở Kiềm Dương, nghĩ ra đối sách, dùng pháo đạn thuốc nổ tuy là lựa chọn tốt nhất, nhưng đạn pháo loại này có số lượng không nhiều, không thể bắn bừa, nên Dương Thu Trì quyết định dùng hỏa pháp bán thật tâm thiết đạn đối phó, chỉ cần bắn trúng là được.
Thật tâm thiết đạn to bằng quả bóng, nặng mấy chục cân, cổ đại thường dùng phá công sự phòng ngự trong thành, đập vỡ cổng thành... Dương Thu Trì dùng để đánh thiết xa, coi như dùng tạm.
Dương Thu Trì sau khi nghĩ ra biện pháp này, hạ lệnh điều chỉnh góc độ của hỏa pháo thành bắn ngang, khi công đánh Bảo Khánh phủ cũng cướp được một lượng hỏa pháo của địch quân, kết hợp lại hắn có mấy trăm khẩu, trong đó đại bộ phận là Phất Lãng cơ có thể thay đổi nòng pháo bắn nhanh.
Hỏa pháo sau khi cho nằm ngang, thì mấy trăm xe tăng thổ tả của địch quân đã được yểm hộ tiến đến cự li 500 mét, nòng pháo thòi ra từ trong nhà thép này đã có thể thấy rõ được rồi.
Dương Thu Trì phất cờ chỉ huy, hỏa pháo bắn dồn, một loạt đạn pháo bắn qua trúng ngay hàng thiết xa ở phía trước. Những Phất lãng cơ hỏa pháo bắn thiết đạn có uy lực hơi kém trúng thiết xa có thể tạo thành lổ lớn, còn hồng di đại pháo uy lực mạnh hơn không những xuyên thủng bản thép, mà còn khiến cả thiết xa lật đổ, binh sĩ trong đó hoặc chết hoặc bị thương, tiếng gào thảm vang lên không ngớt.
Nhưng mà, số lượng thiết xa của địch quân quá nhiều, còn độ chính xác của hỏa pháo rất kém, có quan hệ rất lớn đến kinh nghiệm của pháo thủ, sai biệt lên đến hàng chục mét, nên vốn bắn chiếc này thì lại trúng chiếc kia, một phần bị trật dù chỉ mấy trăm mét, nên số xe tăng thổ tả của địch bị hủy chỉ ở con số 40 chiếc, đám thiết xa này vẫn tiếp tục tiến lên.
Hồng di đại pháo có tốc độ thay đạn rất chậm, đại khái mất ba phút mới bắn một viên, Phất Lãng Cơ nhanh hơn, nửa phút hoặc hơn là đổi được đạn, sau khi tiến hành bắn phủ trùm, lại có gần 30 chiếc tăng thổ tả bị đánh hủy nữa.
Nhưng uy lực của Phất Lãng cơ kém hơn hồng di đại pháo nhiều, các thiết xa bị bắn trúng bánh thì năm ì không tiến, chứ những xe bị bắn trúng bản sắt mặt trước, uy lực không đủ, chỉ tạo ra cái lổ lớn sát thương mấy binh sĩ gần đó, nhưng xe vẫn tiếp tục tiến lên.
Dương Thu Trì thấy tình thế không ổn, địch quân dùng mấy trăm chiếc tăng thổ tả này đi trước yểm hộ cho đại quân, khiến súng máy không thể bắn quân đội nấp phía sau. Khi thấy địch quân đã áp sát 300 mét, hắn bất đắc dĩ phải dùng đến tạc đạn.
Dương Thu Trì lập tức phất cờ chỉ huy, hai chục khẩu Phất Lãng Cơ lấp pháo đạn có thuốc nổ mạnh lập tức gầm gừ, nổ bung vào đám thiết xa, khiến mấy chục chiếc nhà sắt có bánh xe này văng lên không, địch quân trốn trong đó chết banh xác văng tay chân khắp nơi.
Nhưng mà, ngoại trừ những chiếc thiết xa ở gần điểm nổ bị hủy, những chiếc ở xa do có vách sắt dày bảo hộ vẫn ngăn được sóng xung kích và mảnh đạn, binh sĩ bên trong không bị thương, tiếp tục tiền tiến.
Khi Phất Lãng Cơ đổi đạn xong, thì xe tăng thổ tả của địch đã vượt vào phạm vi xạ trình 300 mét, hỏa súng bên trong nó bắt đầu phát xạ. Nhưng Dương Thu Trì đã sớm phát hiện tình huống không ổn, phất cờ chỉ huy, thuẫn bài đao phủ thủ sau hỏa pháo thủ lập tức tiến lên dùng thuẫn bài hình thành tường yểm hộ cho những người ở sau, trong khi đó hai chi kỵ binh cầm lão sáo đồng ở hai cánh đã sơ tán vòng qua, bắn địch quân từ mé hông.
Không ngờ, địch quân ở cánh đã linh họat sử dụng thuẫn bài hai lớp hình thành tường phòng hộ cho kỵ bộ binh bên trong, tuy đã bắn chết không ít địch quân ngoài tường phòng hộ, nhưng hiệu quả giảm rõ rệt.
Duy Thu Trì huy động cờ tam giác, phát xạ tạc đạn trên không, mấy chục khai hoa đạn bằng đá nổ trên trận địa địch.
Điều làm Dương Thu Trì bất ngờ chính là gần như mỗi địch quân đều có thuẫn bài nhẹ bằng da kẹp sắt, đưa lên trên đầu.
Kết quả, ngoại trừ những tạc đạn nổ thấp dựa vào sóng xung kích sát thương địch nhân ra, những phiến đạn tung bay đó không thể làm gì địch bên dưới, hiệu quả không lớn.
Dương Thu Trì đã không còn kịp điều chỉnh, thiết xa của địch đã tiếp cận 100 mét, trong lổ bắn thò ra hỏa súng và cường nỗ phóng ra lưỡi lửa và tên bén, tuy có thuẫn bài binh bảo hộ, nhưng đã có không ít tướng sĩ trúng đạn.
Thứ địch quân cần đó là hỗn chiến cận cự li, cho nên tiếp tục cho thiết xa tiến lên.
Ở cự ly gần như vậy không thể nào phát xạ đạn pháo, tiền phong hai bên tiếp xúc, binh sĩ trong thiết xa mở cửa ngăn, cầm đao kiếm xông ra.
Dương Thu Trì vội ra lệnh hậu đội xung phong, mệnh lệnh pháo thủ lùi về sau! Pháo thủ là công nhân kỹ thuật, là tài sản, không thể cầm đao liều mạng! Tiếng trống xung trận và thanh la rút lui vang lên bốn phía, căn cứ tiết tấu truyền đạt mệnh lệnh khác nhau.
Pháo thủ bỏ lại hỏa pháo, vác thuốc nổ và pháo đạn lùi về sau. Đây là một hạng mục Dương Thu Trì huấn luyện họ trước, vì hỏa pháo quá năng, không thể nhanh chóng chuyển dời, quẳng đi cũng không sao, địch quân không thể mang đi ngay được. Nhưng thuốc nổ và đạn pháo là bảo bối, rơi vào tay địch không xong, cho nên hắn nhấn mạnh cho các pháo binh là khi lui pháo thủ phải mang đạn dược theo, nếu không quân pháp sẽ xử!
Cùng lúc pháo thủ lùi, hỏa súng thủ và cung thủ ở sau nhanh chóng xông lên khai hỏa vào địch quân. Địch quân cũng có hỏa súng thủ và cung tiễn thủ, nên bắn nhau loạn xạ thế này, hai bên đều chết không ít tướng sĩ.
Tháp chỉ huy của Dương Thu Trì ở trung quân, cách tiền phong hỗn chiến hai ba trăm mét, cung tên và hỏa súng của địch quân không thể bắn hắn. Nhưng khi thấy hai bên đã hỗn chiến, lòng hắn trầm hẳn, lúc này đã không cần chỉ huy nữa, mà là sự khảo nghiệm võ nghệ, lòng dũng cảm và kinh nghiệm tác chiến của binh sĩ hai bên. Điểm này bên hắn rõ ràng không bằng địch!
Sau khi hai bên hỗn chiến, địch quân nhanh chóng tổ thành những nhóm chiến đấu khoảng chục người do thập trưởng chỉ huy. Tổ chiến đấu do trường mâu thủ và thuẫn bài đao phủ thủ, hỏa súng thủ và cung nỏ thủ tổ hợp thành biên đội, dựa lưng vào nhau tạo ra vòng tròn kết hợp binh khí dài ngắn, tiến có thể công, lùi có thể thủ. Hơn nữa, những nhóm chiến đấu có thể tương hỗ bảo hộ cho nhau. Nếu so ra, thì tân binh mới huấn luyện được một tháng của Dương Thu Trì căn bản không thể phối hợp bài bản bằng, hoàn toàn mạnh ai nấy đánh. Hiển nhiên, lực chiến đấu của họ giảm nhược, chưa kể năng lực đối quyết đơn binh kém hơn hẳn đối phương.
Kết quả là sau khi hỗn chiến, thương vong của bên hắn nhanh chóng gia tăng, dường như tỷ lệ ba một, chết 3 mới giết được 1 lính của đối phương.
Dương Thu Trì nhìn mà đau thắt cả lòng, nhưng không còn biện pháp nào. Liễu Nhược Băng cũng thấy tình hình không ổn, lập tức như đại bàng triển cánh bay vào trận địch. Nàng không thích dùng súng, nhưng đoản kiếp và liễu diệp phi đao trong tay áo nàng rất hữu dụng, trong chiến trận như quỷ mị, đạo kiếm, hỏa súng và cung tên của địch nhân không thể theo kịp thân ảnh nàng, trong khi đao quang đến đâu thì máu thịt địch quân rơi rụng tới đó.
Hai đội kỵ binh cầm lão sáo đồng căn bản quan triệt yêu cầu bảo trì cự li khi Dương Thu Trì huấn luyện, lợi dụng tốc độ chiến mã tránh khỏi tầm bắn của địch. Nhưng do đại bộ phận kỵ binh đều là tay mới vào nghề, tuy tài cưỡi ngựa hay, nhưng dù sao cũng mới đánh vũ khí thật này lần đầu, đều rất khẩn trương. Trước đó khi họ xung phong, phát hiện lão sáo đồng đích xác hữu dụng, vô cùng khẩn trương cứ muốn bóp cò, hết đạn thì mò vào túi lấy đạn tra vào.
Cả tháng nay Dương Thu Trì làm ngày đêm chỉ được hơn 10 vạn phát đạn, lần này xuất chinh mỗi chiến sĩ chỉ được phát 20 viên, tức 4 băng đạn. Hai kỵ binh đoàn có 1600 người, phát 3 vạn 2 nghìn viên đạn. Những kỵ binh này khẩn trương và hưng phấn đánh rất thống khoái, quên tiết kiệm đạn, nên nhanh chóng bắn sạch trơn.
Dương Thu Trì sợ vũ khí rơi vào tay địch, trong khi đó gần hai nghìn quân này là vương bài của hắn, không thể dùng cho hỗn chiến, nên hắn đã hạ mệnh lệnh trước khi vào trận: một khi hỗn chiến khi bắn hết đạn phải lùi khỏi chiến trường, ai gia nhập hỗn chiến quân pháp sẽ xử. Do đó, đám kỵ binh này chỉ chuyển đầu ngựa lui binh.
Phát hiện kỵ binh đối phương không còn đạn, thiết kỵ ở hai cánh của địch múa mã đao điên cuồng truy kích.
Dương Thu Trì ở trên vọng đài nhìn rõ ràng, lập tức hạ lệnh cho hai cây súng máy xuất động. Hiệu giác vang lên, hai súng máy đặt trên hai xe ngựa xông ra.
"tạch tạch tạch..." Đạn bay như mưa vào đám kỵ binh truy sát.
Trong lần hội chiến này, Dương Thu Trì căn cứ kinh nghiệm lần trước tiến hành cải lương súng máy.
Hắn thiết kế xe ngựa dùng vận chuyển súng máy: bốn ngựa kéo xe, vị trí đặt súng hơi cao, xung quanh dùng bản thép bao lại, phía trước có giá đỡ, phía trái dùng cung cấp đạn dược, phía phải dùng cấp nước giải nhiệt, phía sau xe ngựa chứa đạn và nước làm mát. Ngoài ra trên xe còn phối hai hộ vệ, dùng lão sáo đồng bảo hộ bắn chết địch quân đến gần. Hai mã phu ở ngoài điều khiển xe ngựa, để đề phòng chiến mã bị tiếng súng làm cho kinh sợ chạy loạn, một mặt hắn cho chiến mã luyện quen với tiếng súng, một mặt bịt kín tai của chúng.
Hắn cũng tiến hành tu cải súng máy maxim, bỏ hai cái bánh xe đi, đổi thành cái giá sắt để tăng tính ổn định, bỏ tấm chắn phía trước mở rộng tầm quan sát khi bắn.
Lưu Dũng và Mã Lăng Vũ thao tác hai súng máy này, mạng các hộ vệ đón đánh kỵ binh của địch.
"tạch tạch tạch..." đạn súng máy quét tới giống như cây roi dày quét vào đội hình kỵ binh của địch, roi đến đâu người ngã ngựa đổ đến đó!
NẠP THIẾP KÝ II
Dương Thu Trì nhìn rõ hết thông qua viễn vọng kính. Kỵ binh xung phong lần này đã diệt được hai ba nghìn pháo binh và kỵ binh, đã có hiệu quả rồi. Lão sáo đồng của kỵ binh không thể nào đối phó thiết xa, do đó Dương Thu Trì phất cờ lệnh, truyền lệnh binh phía dưới phát xuất chỉ lệnh đánh chiêng thu binh.
Hai đoàn đội kỵ binh nghe lệnh, nhanh chóng lùi về trận địa.
Ngải Năng Kỳ thấy được hi vọng, chỉ huy đại quân theo sau thiết xa tiền tiến.
Khi tiến đến cự li hai nghìn mét, hồng di đại pháo của Ngải Năng Kỳ lại bắn lần nữa. Nhưng do pháo binh của y đã bị kỵ binh của Dương Thu Trì diệt hơn phân nửa, hỏa pháp cổ đại có yêu cầu với pháo thủ rất cao, liên quan đến nhồi đạn dược nhiều ít, cân bằng lèn đạn thế nào, góc độ phát xạ ra sao... Về ý nghĩa nào đó, nó còn vượt xa yêu cầu đối với pháo thủ của hỏa pháo hiện đại, không phải ai cũng bắn được. Cho nên, hỏa pháo của Ngải Năng Kỳ chỉ phát xạ được một phần, uy lực đại giảm, hơn nữa có 1 bộ phận không phải pháo thủ nhồi đạn, không đúng lượng thuốc nổ nên nổ nòng súng, tạo thành thương vong cho bên mình.
Lần bắn hỏa pháo cũng nổ chết mấy chục binh sĩ của Dương Thu Trì, nhưng do đã được huấn luyện, gặp biến không kinh, cộng thêm quân sĩ tuyệt đối tin vào vũ khí khủng bố của hắn, lại còn có mấy trăm nữ tử cứu hộ, nên những kẻ bị thương đều được đưa về sau băng bó, ổn định quân tâm.
Dương Thu Trì không hạ lệnh xuất kích, chở địch quân tiến tới sáu bảy trăm mét mới phất cờ lệnh.
Trống trận vang lừng, căn cứ âm thanh chỉ kỳ, hỏa pháo thủ ở đầu hạ thấp phòng, đối chuẩn vào xe tăng thổ tả của địch. Muốn đánh tăng thì tất nhiên phải dùng pháo rồi!
Dương Thu Trì đã có nghiên cứu về thiết luân xa của địch quân chiếm được ở Kiềm Dương, nghĩ ra đối sách, dùng pháo đạn thuốc nổ tuy là lựa chọn tốt nhất, nhưng đạn pháo loại này có số lượng không nhiều, không thể bắn bừa, nên Dương Thu Trì quyết định dùng hỏa pháp bán thật tâm thiết đạn đối phó, chỉ cần bắn trúng là được.
Thật tâm thiết đạn to bằng quả bóng, nặng mấy chục cân, cổ đại thường dùng phá công sự phòng ngự trong thành, đập vỡ cổng thành... Dương Thu Trì dùng để đánh thiết xa, coi như dùng tạm.
Dương Thu Trì sau khi nghĩ ra biện pháp này, hạ lệnh điều chỉnh góc độ của hỏa pháo thành bắn ngang, khi công đánh Bảo Khánh phủ cũng cướp được một lượng hỏa pháo của địch quân, kết hợp lại hắn có mấy trăm khẩu, trong đó đại bộ phận là Phất Lãng cơ có thể thay đổi nòng pháo bắn nhanh.
Hỏa pháo sau khi cho nằm ngang, thì mấy trăm xe tăng thổ tả của địch quân đã được yểm hộ tiến đến cự li 500 mét, nòng pháo thòi ra từ trong nhà thép này đã có thể thấy rõ được rồi.
Dương Thu Trì phất cờ chỉ huy, hỏa pháo bắn dồn, một loạt đạn pháo bắn qua trúng ngay hàng thiết xa ở phía trước. Những Phất lãng cơ hỏa pháo bắn thiết đạn có uy lực hơi kém trúng thiết xa có thể tạo thành lổ lớn, còn hồng di đại pháo uy lực mạnh hơn không những xuyên thủng bản thép, mà còn khiến cả thiết xa lật đổ, binh sĩ trong đó hoặc chết hoặc bị thương, tiếng gào thảm vang lên không ngớt.
Nhưng mà, số lượng thiết xa của địch quân quá nhiều, còn độ chính xác của hỏa pháo rất kém, có quan hệ rất lớn đến kinh nghiệm của pháo thủ, sai biệt lên đến hàng chục mét, nên vốn bắn chiếc này thì lại trúng chiếc kia, một phần bị trật dù chỉ mấy trăm mét, nên số xe tăng thổ tả của địch bị hủy chỉ ở con số 40 chiếc, đám thiết xa này vẫn tiếp tục tiến lên.
Hồng di đại pháo có tốc độ thay đạn rất chậm, đại khái mất ba phút mới bắn một viên, Phất Lãng Cơ nhanh hơn, nửa phút hoặc hơn là đổi được đạn, sau khi tiến hành bắn phủ trùm, lại có gần 30 chiếc tăng thổ tả bị đánh hủy nữa.
Nhưng uy lực của Phất Lãng cơ kém hơn hồng di đại pháo nhiều, các thiết xa bị bắn trúng bánh thì năm ì không tiến, chứ những xe bị bắn trúng bản sắt mặt trước, uy lực không đủ, chỉ tạo ra cái lổ lớn sát thương mấy binh sĩ gần đó, nhưng xe vẫn tiếp tục tiến lên.
Dương Thu Trì thấy tình thế không ổn, địch quân dùng mấy trăm chiếc tăng thổ tả này đi trước yểm hộ cho đại quân, khiến súng máy không thể bắn quân đội nấp phía sau. Khi thấy địch quân đã áp sát 300 mét, hắn bất đắc dĩ phải dùng đến tạc đạn.
Dương Thu Trì lập tức phất cờ chỉ huy, hai chục khẩu Phất Lãng Cơ lấp pháo đạn có thuốc nổ mạnh lập tức gầm gừ, nổ bung vào đám thiết xa, khiến mấy chục chiếc nhà sắt có bánh xe này văng lên không, địch quân trốn trong đó chết banh xác văng tay chân khắp nơi.
Nhưng mà, ngoại trừ những chiếc thiết xa ở gần điểm nổ bị hủy, những chiếc ở xa do có vách sắt dày bảo hộ vẫn ngăn được sóng xung kích và mảnh đạn, binh sĩ bên trong không bị thương, tiếp tục tiền tiến.
Khi Phất Lãng Cơ đổi đạn xong, thì xe tăng thổ tả của địch đã vượt vào phạm vi xạ trình 300 mét, hỏa súng bên trong nó bắt đầu phát xạ. Nhưng Dương Thu Trì đã sớm phát hiện tình huống không ổn, phất cờ chỉ huy, thuẫn bài đao phủ thủ sau hỏa pháo thủ lập tức tiến lên dùng thuẫn bài hình thành tường yểm hộ cho những người ở sau, trong khi đó hai chi kỵ binh cầm lão sáo đồng ở hai cánh đã sơ tán vòng qua, bắn địch quân từ mé hông.
Không ngờ, địch quân ở cánh đã linh họat sử dụng thuẫn bài hai lớp hình thành tường phòng hộ cho kỵ bộ binh bên trong, tuy đã bắn chết không ít địch quân ngoài tường phòng hộ, nhưng hiệu quả giảm rõ rệt.
Duy Thu Trì huy động cờ tam giác, phát xạ tạc đạn trên không, mấy chục khai hoa đạn bằng đá nổ trên trận địa địch.
Điều làm Dương Thu Trì bất ngờ chính là gần như mỗi địch quân đều có thuẫn bài nhẹ bằng da kẹp sắt, đưa lên trên đầu.
Kết quả, ngoại trừ những tạc đạn nổ thấp dựa vào sóng xung kích sát thương địch nhân ra, những phiến đạn tung bay đó không thể làm gì địch bên dưới, hiệu quả không lớn.
Dương Thu Trì đã không còn kịp điều chỉnh, thiết xa của địch đã tiếp cận 100 mét, trong lổ bắn thò ra hỏa súng và cường nỗ phóng ra lưỡi lửa và tên bén, tuy có thuẫn bài binh bảo hộ, nhưng đã có không ít tướng sĩ trúng đạn.
Thứ địch quân cần đó là hỗn chiến cận cự li, cho nên tiếp tục cho thiết xa tiến lên.
Ở cự ly gần như vậy không thể nào phát xạ đạn pháo, tiền phong hai bên tiếp xúc, binh sĩ trong thiết xa mở cửa ngăn, cầm đao kiếm xông ra.
Dương Thu Trì vội ra lệnh hậu đội xung phong, mệnh lệnh pháo thủ lùi về sau! Pháo thủ là công nhân kỹ thuật, là tài sản, không thể cầm đao liều mạng! Tiếng trống xung trận và thanh la rút lui vang lên bốn phía, căn cứ tiết tấu truyền đạt mệnh lệnh khác nhau.
Pháo thủ bỏ lại hỏa pháo, vác thuốc nổ và pháo đạn lùi về sau. Đây là một hạng mục Dương Thu Trì huấn luyện họ trước, vì hỏa pháo quá năng, không thể nhanh chóng chuyển dời, quẳng đi cũng không sao, địch quân không thể mang đi ngay được. Nhưng thuốc nổ và đạn pháo là bảo bối, rơi vào tay địch không xong, cho nên hắn nhấn mạnh cho các pháo binh là khi lui pháo thủ phải mang đạn dược theo, nếu không quân pháp sẽ xử!
Cùng lúc pháo thủ lùi, hỏa súng thủ và cung thủ ở sau nhanh chóng xông lên khai hỏa vào địch quân. Địch quân cũng có hỏa súng thủ và cung tiễn thủ, nên bắn nhau loạn xạ thế này, hai bên đều chết không ít tướng sĩ.
Tháp chỉ huy của Dương Thu Trì ở trung quân, cách tiền phong hỗn chiến hai ba trăm mét, cung tên và hỏa súng của địch quân không thể bắn hắn. Nhưng khi thấy hai bên đã hỗn chiến, lòng hắn trầm hẳn, lúc này đã không cần chỉ huy nữa, mà là sự khảo nghiệm võ nghệ, lòng dũng cảm và kinh nghiệm tác chiến của binh sĩ hai bên. Điểm này bên hắn rõ ràng không bằng địch!
Sau khi hai bên hỗn chiến, địch quân nhanh chóng tổ thành những nhóm chiến đấu khoảng chục người do thập trưởng chỉ huy. Tổ chiến đấu do trường mâu thủ và thuẫn bài đao phủ thủ, hỏa súng thủ và cung nỏ thủ tổ hợp thành biên đội, dựa lưng vào nhau tạo ra vòng tròn kết hợp binh khí dài ngắn, tiến có thể công, lùi có thể thủ. Hơn nữa, những nhóm chiến đấu có thể tương hỗ bảo hộ cho nhau. Nếu so ra, thì tân binh mới huấn luyện được một tháng của Dương Thu Trì căn bản không thể phối hợp bài bản bằng, hoàn toàn mạnh ai nấy đánh. Hiển nhiên, lực chiến đấu của họ giảm nhược, chưa kể năng lực đối quyết đơn binh kém hơn hẳn đối phương.
Kết quả là sau khi hỗn chiến, thương vong của bên hắn nhanh chóng gia tăng, dường như tỷ lệ ba một, chết 3 mới giết được 1 lính của đối phương.
Dương Thu Trì nhìn mà đau thắt cả lòng, nhưng không còn biện pháp nào. Liễu Nhược Băng cũng thấy tình hình không ổn, lập tức như đại bàng triển cánh bay vào trận địch. Nàng không thích dùng súng, nhưng đoản kiếp và liễu diệp phi đao trong tay áo nàng rất hữu dụng, trong chiến trận như quỷ mị, đạo kiếm, hỏa súng và cung tên của địch nhân không thể theo kịp thân ảnh nàng, trong khi đao quang đến đâu thì máu thịt địch quân rơi rụng tới đó.
Hai đội kỵ binh cầm lão sáo đồng căn bản quan triệt yêu cầu bảo trì cự li khi Dương Thu Trì huấn luyện, lợi dụng tốc độ chiến mã tránh khỏi tầm bắn của địch. Nhưng do đại bộ phận kỵ binh đều là tay mới vào nghề, tuy tài cưỡi ngựa hay, nhưng dù sao cũng mới đánh vũ khí thật này lần đầu, đều rất khẩn trương. Trước đó khi họ xung phong, phát hiện lão sáo đồng đích xác hữu dụng, vô cùng khẩn trương cứ muốn bóp cò, hết đạn thì mò vào túi lấy đạn tra vào.
Cả tháng nay Dương Thu Trì làm ngày đêm chỉ được hơn 10 vạn phát đạn, lần này xuất chinh mỗi chiến sĩ chỉ được phát 20 viên, tức 4 băng đạn. Hai kỵ binh đoàn có 1600 người, phát 3 vạn 2 nghìn viên đạn. Những kỵ binh này khẩn trương và hưng phấn đánh rất thống khoái, quên tiết kiệm đạn, nên nhanh chóng bắn sạch trơn.
Dương Thu Trì sợ vũ khí rơi vào tay địch, trong khi đó gần hai nghìn quân này là vương bài của hắn, không thể dùng cho hỗn chiến, nên hắn đã hạ mệnh lệnh trước khi vào trận: một khi hỗn chiến khi bắn hết đạn phải lùi khỏi chiến trường, ai gia nhập hỗn chiến quân pháp sẽ xử. Do đó, đám kỵ binh này chỉ chuyển đầu ngựa lui binh.
Phát hiện kỵ binh đối phương không còn đạn, thiết kỵ ở hai cánh của địch múa mã đao điên cuồng truy kích.
Dương Thu Trì ở trên vọng đài nhìn rõ ràng, lập tức hạ lệnh cho hai cây súng máy xuất động. Hiệu giác vang lên, hai súng máy đặt trên hai xe ngựa xông ra.
"tạch tạch tạch..." Đạn bay như mưa vào đám kỵ binh truy sát.
Trong lần hội chiến này, Dương Thu Trì căn cứ kinh nghiệm lần trước tiến hành cải lương súng máy.
Hắn thiết kế xe ngựa dùng vận chuyển súng máy: bốn ngựa kéo xe, vị trí đặt súng hơi cao, xung quanh dùng bản thép bao lại, phía trước có giá đỡ, phía trái dùng cung cấp đạn dược, phía phải dùng cấp nước giải nhiệt, phía sau xe ngựa chứa đạn và nước làm mát. Ngoài ra trên xe còn phối hai hộ vệ, dùng lão sáo đồng bảo hộ bắn chết địch quân đến gần. Hai mã phu ở ngoài điều khiển xe ngựa, để đề phòng chiến mã bị tiếng súng làm cho kinh sợ chạy loạn, một mặt hắn cho chiến mã luyện quen với tiếng súng, một mặt bịt kín tai của chúng.
Hắn cũng tiến hành tu cải súng máy maxim, bỏ hai cái bánh xe đi, đổi thành cái giá sắt để tăng tính ổn định, bỏ tấm chắn phía trước mở rộng tầm quan sát khi bắn.
Lưu Dũng và Mã Lăng Vũ thao tác hai súng máy này, mạng các hộ vệ đón đánh kỵ binh của địch.
"tạch tạch tạch..." đạn súng máy quét tới giống như cây roi dày quét vào đội hình kỵ binh của địch, roi đến đâu người ngã ngựa đổ đến đó!
NẠP THIẾP KÝ II