Nạp Thiếp Ký I
Chương 191 : Từ thị Gia tộc
Ngày đăng: 21:15 21/04/20
Hứa Tăng Thọ thì Dương Thu Trì không biết, nhưng Từ Đạt thì có chút ấn tượng. Tuy nhiên, cái mà hắn biết về Từ Đạt chẳng qua là có được phần lớn từ việc đọc tiểu thuyết của Kim Dung, và đại bộ phận trong số đó đều là hư cấu. Do đó, hắn không biết rõ người có thể trở thành kẻ đối đầu của mình là kẻ như thế nào.
Kim sư gia nói tiếp: "Trong chiến dịch Tĩnh nạn, Hứa Tăng Thọ tuy ở kinh thành với Kiến Văn, nhưng lại nghĩ kế truyền hết thông tinh về tình hình của Kiến Văn cho hoàng thượng hay, lập biết bao nhiêu công lao hãn mã trong việc hoàng thượng công đánh vào kinh thành. Điều rất tiếc chính là, khi Kiến Văn sắp bị phá ở Nam Kinh, cuối cùng cũng phát hiện Từ Tăng Thọ ngầm giúp hoàng thượng, do đó đã tự thân chém y dưới kiếm."
"Sau khi hoàng thượng nhập thành, đã ôm di thể của Từ Tăng Thọ khóc ròng, ngay sau đó truy phong ông ta làm Định quốc công, Thụy trung khẩn, để cho con trai ông ta là Từ Cảnh Xương kế thừa tước vị. Từ Cảnh Xương chính là Định quốc công hiện giờ."
Chuyện này khiến cho Dương Thu Trì nghe mà trợn mắt, thì ra Mễ viên ngoại có chỗ dựa lớn như vậy, hèn gì lão chẳng phô trương thế kia. Tiếp theo đó hắn lại nhớ lại biểu tình của La thiên hộ, lão hồ ly này thân là thiên hộ của cẩm y vệ, đối với những nhân vật lớn trong khu vực quản hạt của mình nhất định là biết rõ như trong lòng bàn tay, do đó đương nhiên biết Mễ viên ngoại có chỗ dựa vững chắc như thế nào, lão chẳng thể nào chọc được ra sao, vừa may bản thân hắn ngu ngơ đút đầu vào, khoái lạc vì có người đưa đầu chịu thay, nhưng vẫn cố ý làm ra vẻ không biết!
Kim sư gia lại nhỏ giọng nói tiếp: Rất may là Từ hoàng hậu đã bệnh mất từ năm Vĩnh Lạc thứ năm, thế lực của Từ gia đã không còn như trước, nhưng vẫn không thể xem thường."
Dương Thu Trì nghe xong, hơi thở phào nhẹ người, hiện giờ còn chưa rõ chỗ dựa của Mễ viên ngoại là Định quốc công Từ Cảnh Xương có biết lão nuốt trọn lương chẩn tai, phiến động dân đói cướp lương bạo loạn. Nếu như mà biết rồi, chẳng hiểu nên xử lý như thế nào. Bất quá, bản thân đã lôi Mễ viên ngoại ra rồi, không cần biết xử lý như thế nào, cái chỗ dựa này nhất định sẽ không cảm kích hắn, thậm chí còn gửi cho hắn đôi giày nhỏ mang chơi. Làm thế nào bây giờ?
Tống Vân Nhi cũng cả kinh ngẩn người, những điều khác thì nàng không biết, riêng Từ hoàng hậu thì nàng biết rõ chẳng phải là có công đoạt lại hoàng vị của Minh thành tổ không thôi. Từ hoàng hậu đọc nhiều thi thư, tự thân soạn ra hai mươi thiên "nội huấn" mà nữ tử ở Minh triều tất phải đọc, rồi soạn ra một bộ "Khuyến thiện thư" ban hành trong thiên hạ.
Ngoài ra, Từ thị còn soạn tả phần tự ngôn của kinh thư "Mộng thấy Phật nói đệ nhất hệ có đại công đức kinh", chẳng những ban hành khắp thiên hạ, hơn nữa còn nhanh chóng nhập vào Tạng, bị liệt vào một trong những loại Phật kinh, thiên hạ tăng ni thiện nam tín nữ không ai là không tụng niệm. Kinh này cho đến thời Thanh năm Càn Long thứ ba mươi mới chính thức bị liệt vào loại "Ngụy kinh", từ đó bài trừ ra khỏi điển tàng kinh Phật.
Kim sư gia đề cập đến "Bát nghị" ở đây chính là một trong những hình thức bất bình đẳng của pháp luật điển hình của Trung quốc thời cổ đại. Nó ý chỉ luật pháp định ra tám loại người mà khi phạm tội thì pháp ty các cấp không có quyền thẩm phán, cần phải tấu thỉnh lên hoàng thượng rồi mới quyết định, và phải do hoàng đế căn cứ thân phận cùng tình huống cụ thể để miễn giảm hình phạt.
Tám loại người này bao gồm thân, cố, hiền, năng, công, quý, cần, tân, bao quát hoàng thân quốc thích, người thân quen của hoàng đế, người đức cao trọng vọng, người có tài năng thống trị xuất chúng, người có công lớn với quốc gia, quý tộc quan liệu ở thượng tầng, người vì quốc gia phục vụ cần lao và có cống hiến cực lớn, và quý tộc triều trước hoặc dòng dõi truyền đến đời sau.
Chế độ "Bát nghị" vốn là nguyên tắc lễ chế "Bát tích" hay "Hình bất thượng đại phu" có từ thời Tây chu, là thể hiện cụ thể về mặt sử dụng hình phạt của lễ chế này. Nó trở thành một trong những chế độ trọng yếu của lịch pháp trong các triều sau, trải qua một nghìn sáu trăm nam dư cho đến trước khi Thanh triều diệt vong cũng không hề được biến cải gì. Chỉ có điều, nếu như người thuộc phạm vi "Bát nghị" nhưng phạm những trọng tội không thể tha thứ, án chiếu theo quy định không thể hưởng thụ đặc quyền bát nghị này.
Trong chế độ Bát nghị có "nghị thân", "nghị công" chủ yếu để chỉ hoàng thân quốc thích hoặc là người có công lập quốc, nhưng nếu là người thân của họ cũng được xem như vậy. Chỉ có điều, cha của tiểu thiếp của người được liệt là "thân", công" này có thuộc phạm vi Bát nghị hay không thì thật khó mà biết được. Vừa rồi ý tư của Kim sư gia thật rõ ràng, đó là tốt nhất cứ để hoàng thượng định đoạt. Cách giải quyết như vậy là ổn thỏa nhất, vì lỡ khi hoàng thượng nói phải, nhưng lại miễn giảm hình phạt, trong khi đó Dương Thu Trì đã đem lão đi tiền trảm hậu tấu rồi, như vậy là không thỏa chút nào.
Kim sư gia nói tiếp: "Đại nhân đêm nay đã lập liên tục ba đại công: kịp thời hóa giải vụ bạo loạn sắp sửa xảy ra của dân đói, tiến hành mở kho chẩn tai thuận lợi, an phủ dân đói... đó là công thứ nhất; Tra phá tội cấu kết tư thôn lương thực chẩn tai của Quyền bố chánh sứ, Đàm tri phủ và Mễ viên ngoại là công thứ hai; Tra phá chuyện Mễ viên ngoại chỉ sử gia nô, phiến động dân đói cướp lương mưu phản là tội thứ ba. Đại nhân đã lập ba đại công, hiện giờ không cần thiết phải tham công mạo hiểm nữa, nếu không công trước bị mất hết, bắt hải âu không đựơc ngược lại còn bị chết chìm."
Dương Thu Trì giật mình, công lập ra trước đó mất hết vì chuyện không đâu chẳng phải là điều hắn chưa phạm phải trước đây. Khi phá án dư đảng Kiến Văn mưu toan cướp ái phi của hoàng thượng, công lao lớn đến cỡ nào, nhưng chỉ vì tự tiện thả búp bê bùn Tống Tình đi mà bao nhiêu công lao lập ra mất hết, còn suýt chút nữa bị Lý công công tiền trảm hậu tấu thực hiện chính pháp. Hiện giờ hắn không thể tái phạm sai lầm đồng dạng như vậy nữa.
Kim sư gia chẳng thẹn là lão luyện quan trường, đối với những quan hệ lợi hại bên trong chuyện này nắm rõ thập phần. Thông qua những lời phân tích của ông ta, ngay cả Tống Vân Nhi cũng cảm thấy chủ ý của mình chẳng cao minh chút nào, lè lưỡi ra nói với Kim sư gia: "Ây, ông đừng có quanh đi quẩn lại nữa, nên làm thế nào thì ông cứ nói thẳng ra đi."