Nạp Thiếp Ký I
Chương 316 : Ánh trăng vằng vặc
Ngày đăng: 21:16 21/04/20
Thì ra, lần trước Minh Thành tổ ban chỉ phong Vân Thiên Kình thành Miêu vương chính là vì người Miêu cả dãy Trấn Viễn châu thường không phục vương đạo giáo hóa, thường khởi binh náo loạn, có thể đánh thì đánh, đánh không lại thì trốn vào rừng sâu, khiến cho triều đình chẳng thu hoạch thắng lợi gì, khiến cho Minh Thành tổ cứ mãi đau đầu, nhất mực sầu khổ làm cách nào để thu phục đám Miêu chúng ở chốn núi cao rừng thẫm này.
Lần đó sau khi Dương Thu Trì đến Trấn Viễn châu liền cùng Vân Thiên Kình hóa can qua thành bạch ngọc, khiến cho Vân Thiên Kình cảm kích bội phần, dẫn theo Miêu binh hiệp trợ hắn đại phá Kiến Văn dư đảng. Minh Thành tổ hay được tin tức, quả thực là mừng không còn gì bằng, lập tức ban chỉ phong vương cho Vân Thiên Kình, lại hạ lệnh cho quân trú đóng ở đương địa hiệp trợ Vân Thiên Kình thống nhất miêu chúng ở một dãy dọc theo Trấn Viễn châu.
Trấn Viễn châu có phương viên nghìn dặm, miêu trại cư trú phân tán, và miêu trại của Vân Thiên Kình chính là trại lớn nhất trong đó, những trại chủ miêu trại khác chỉ vì lễ tiết mà tôn ông ta làm thủ lĩnh. Vân Thiên Kình cũng đã có ý muốn thống nhất Miêu Cương, chính là do binh lực của mình không đủ, hơn nữa lại không có cớ khởi sự, lại sợ triều đình cho rằng ông ta mưu phản, cho nên cứ mãi trù trừ chẳng có động tác gì.
Lần này đạt được phong hiệu Miêu vương, lại có quân chính qui của Minh triều phối hợp, lại còn có thánh chỉ của Minh Thành tổ để cho ông ta thống lĩnh Miêu trại trong địa giới Trấn Viễn châu, cho nên ông ta lập tức triệu tập tất cả các trại chủ Miêu trại ở Trấn Viễn châu tụ họp, tuyên đọc thánh chỉ của Minh Thành tổ, yêu cầu mọi trại chủ Miêu trại trao quyền thống lĩnh Miêu binh thống nhất dưới lệnh của ông ta. Và quyền nhiệm mệnh của các trại chủ Miêu trại sau này do ông ta thống nhất phụ trách hành sử, án chiếu theo quy định mà nộp lao dịch địa tô, thuế phú.
Vân Thiên Kình thu gom binh quyền, nhân sự quyền và tài chính quyền của toàn bộ Miêu cương ở Trấn Viễn châu vào trong tay, đương nhiên sẽ dẫn đến sự bất mãn của những trại chủ Miêu trại khác. Ông ta đã chớp thời cơ này mượn sự trợ giúp của quân đội nhà Minh khởi binh tiễu trừ, giết chết những trại chủ Miêu trại phản ứng kích liệt nhất, còn những Miêu trại trại chủ vốn đã kính trọng đối với Vân Thiên Kình, giờ lại có hoàng thượng ban thành chỉ nhậm mệnh, cộng thêm sự uy hiếp về vũ lực, cho nên ngoan ngoãn hàng phục, giao nộp toàn bộ quyền lực.
Cho nên, Dương Thu Trì đi không lâu, Vân Thiên Kình đã thống nhất toàn bộ Miêu cương khắp Trấn Viên châu, chân chánh trở thành Miêu vương.
Minh Thành Tổ biết Miêu gia trước giờ có truyền thống không phục sự giáo hóa của vương đạo, ở các triều trước đều khởi binh phản kháng, và những đợt chinh phạt đều chỉ là dìm hồ lô xuống nước tạm thời, khi nhấc tay lên vẫn trả lại tình trạng như cũ, hiệu quả chẳng lớn gì. Cho nên, ông ta biết rằng lần này để an phục và giáo hóa Miêu chúng, biện pháp tốt nhất chính là an phủ.
Vân Thiên Kình thống nhất Miêu cương, lại tuyên thệ hiệu trung, nhất thiết phát triển đều phù hợp tâm ý của Minh Thành Tổ. Nhưng mà ông ta là người không tin vào lời thề, một mặt đối với chuyện Vân Thiên Kình bình định Miêu cương là người có công phong thưởng trọng hậu, mặt khác lại yêu cầu Vân thiên Kình giảm bớt số lượng Miêu binh, lại còn phái quan viên đến Miêu trại của Vân Thiên Kình nhậm chức, hiệp trợ quản lý.
Để tiến thêm một bước lung lạc Vân Thiên Kình, triệt để chinh phục khối Miêu cương cứ chống lại vương đạo giáo hóa này, Minh Thành Tổ lại nghĩ đến chiêu mà các vương triều nhà Hán đều thích dùng: hòa thân. Ông ta thu con gái do một người thiếp của đại thần sủng tín nhất - Hàn lâm học sĩ kiêm Tả xuân phường đại học sĩ, nội các thủ phụ Hồ Quảng - sinh ra làm nghĩa nữ, rồi phong làm Vĩnh Chiêu công chúa, lại đem gã cho con trai Vân Lăng của Vân Thiên Kình làm vợ. Đồng thời, lại tự thân đứng ra làm chủ sai con trai thứ ba là Siêu giản vương Chu Cao Toại nạp con gái Vân Lộ của Vân Thiên Kình làm trắc phi.
Chiêu này làm cho Vân Thiên Kình thụ sủng mà kinh, thánh chỉ đến liền vội mang theo Miêu binh hộ tống con gái Vân Lộ tiến kinh thành thân, đồng thời đón cưới Vĩnh Chiêu công chúa giả danh về Miêu trại.
Nhưng mà, điều làm cho Vân Thiên Kình không ngờ chính là Vân Lộ nhất mực kháng chỉ, sống chết gì cũng không chịu xuất giá, nhất mực trốn trong phòng khóc hết mấy ngày, bức đến nỗi hai người trong nhà Vân Thiên Kình suýt chút nữa phải treo cổ tự vẫn. Dưới sự cầu xin khổ sở của cha mẹ và thậm chí phải lấy cái chết để bức, Vân Lộ không còn cách nào khác phải đáp ứng, nhưng đề xuất yêu cầu là trước khi xuất giá phải đến gặp Dương Thu Trì một lần.
Vân Thiên Kình làm sao không biết con gái đã rơi vào mối tình đầu sâu nặng với Dương Thu Trì, đương nhiên đáp ứng ngay, rồi đi đường vòng đi qua Tứ Xuyên Ba Châu, sau khi đến Ba Châu thành mới biết Dương Thu Trì cùng mọi người lên Âm Linh sơn hóng mát, cho nên vội vã đuổi theo, rồi để đại đội nhân mã đón dâu chờ ở một thôn nhỏ dưới núi, còn Vân Thiên Kình dẫn theo Miêu binh hộ vệ hộ tống Vân Lộ lên núi. Sau đó, Vân Lộ mới dùng sơn ca lôi kéo Dương Thu Trì ra.
Dương Thu Trì đối với hoàng thất quả thật là như người đi trong mộng không biết quan hệ của họ thế nào, hiện giờ nghe nói Triệu Giản Vương Chu Cao Toại lại là con trai thứ ba của hoàng thượng Minh Thành Tổ, Vân Lộ trở thành trắc phi của hoàng tử, lòng hắn không biết vì sao lại bồi hồi như mất mát cái gì đó.
Ánh trăng vẫn sáng rõ trong veo, sao mọc đầy trời, giữa tràng nhất thời thật yên tĩnh.
Dương Thu Trì biết ông ta nói đây là thật tình, chỉ còn biết phất tay cáo biệt.
Đại đội nhân mã của Vân Thiên Kình từ từ tiến, Vân Lộ cưỡi lên ngựa, nhất mực thê lương sầu khổ nhìn Dương Thu Trì, cho đến khi đường núi cong cong che khuất tầm nhìn của nàng.
Dương Thu Trì bấy giờ mới thở dài, vừa định lên tiếng bảo mọi người quay về thành, thì nghe tiếng sơn ca của Vân Lộ truyền từ hẻm núi đã khuất:
"Vạn thủy thiên sơn xin làm chứng
Sơn thủy có biến xin theo người
Biến sơn biến thủy đừng biến tâm..."
Dương Thu Trì tức thời nghẹn giọng, chỉ lên mấy bước đứng bên lộ khum tay nhìn về phía xa, nhưng chỉ thấy đường núi cong cong, chẳng còn tung ảnh của Vân Lộ đâu nữa, chỉ có ca thanh u uất thê lương như có như không của nàng truyền lại:
"...Hôm nay cầu ca chẳng được ca
Không biết mệnh muội nó thế nào
Mong nhớ ca ca muội nguyện chết
Chết và sẽ chết bên dòng tương tư..."
Dương Thu Trì thẫn thờ đứng ở đó, con tim đã bị vò nát thành bụi phấn, để rồi theo làn gió bay bay bay bay trong gió nhẹ.
....