Nạp Thiếp Ký I
Chương 422 : Thăm mộ
Ngày đăng: 21:17 21/04/20
Liên nhân kể: "Thân thể của nương nương thường không khỏe, nhưng không có bệnh gì lớn, thái y nói là âm hư, nên uống thuốc bổ suốt. Đại quân phản hồi kinh thành, trên đường đi ngang Sơn Đông Lâm thành, ngày ấy khí trời quá nóng, hoàng thượng, nương nương ngủ rất trễ, tôi và các thị nữ khác cùng công công phục thị hoàng thượng, nương nương ngủ xong rồi li khai. Tôi và Kim công công ở ngoài cửa hầu."
Dương Thu Trì hỏi: "Kim công công? Đây có phải là quan tư lễ giám chưởng ấn thái giám Kim Lương không?"
"Dạ phải." Liên nhân đáp, "Qua nửa canh giờ thì có quân báo khẩn cấp, Kim công công tiến vào phòng bẩm báo hoàng thượng, tôi tiến vào phục thị hoàng thượng mặc long bào. Hoàng thượng liền đến thư phòng của dịch trạm phê duyệt tấu chương. Kim công công cũng theo hoàng thượng, chỉ còn một mình tôi ở bên ngoài hầu."
"Hiền phi nương nương không thức dậy sao?"
"Không có, lúc tôi phụ thị hoàng thượng mặc y phục, nương nương vốn định dậy, nhưng đầu của người hơi đau, nên hoàng thượng liền cho người ngủ một mình trước, không cần phải dậy, cho nên nương nương không dậy."
"Đau đầu?" Dương Thu Trì hỏi, "Không thỉnh thái y sao?"
"Không hề, nương nương không cho, nói đau không nhiều lắm, không hề gì, ngủ một chút dậy sẽ không sao."
"Ngoại trừ đau đầu, còn có triệu chứng gì khác nữa hay không?"
Liên nhi ngẫm nghĩ, đáp: "Không hề có, chỉ nói là bị đau đầu chút chút, sau đó ngủ luôn."
"Sau đó nữa thì sao? Giữa thời gian này ngươi có tiến vào trong xem xét gì không?"
"Không có, tôi nhất mực hầu ở cửa, khi chúng tôi trực ban, thì chỉ có thể được đứng hầu ở cửa, không có lời triệu của nương nương thì không thể tùy tiện vào trong. Mãi cho đến canh năm, khi lâu quá không nghe nương nương gọi, tôi cảm thấy rất kỳ quái..."
Dương Thu Trì chen lời hỏi: "Trước đó nương nương vào ban đêm thường gọi ngươi sao?"
Do uy hiếp từ ngoại địch chủ yếu của Minh triều là đến từ phương Bắc, cho nên đường từ Ứng Thiên Phủ (Nam Kinh) đến Thuận Thiên phủ (Bắc Kinh) là đường quan đạo trọng điểm, được tu bổ và duy trì rất tốt, vừa rộng vừa bằng phẳng.
Bọn họ không gấp đi đường, cho nên nửa tháng sau mới đến được Sơn Đông Lâm thành. Dương Thu Trì trước hết đến hiện trường là dịch trạm ở Lâm thành, để quan sát và có ấn tượng bao quát trước.
Lâm thành ở Minh triều (còn gọi là Kim Tiết thành) chỉ là một thành trấn nhỏ, dịch trạm tương đối đơn sơ, nhưng so với những chỗ khác ở Lâm thành, nó cũng được xem là một chỗ ở rất tốt, cho nên hoàng thượng trong lúc hồi triệu đã sử dụng dịch trạm nơi này làm chỗ qua đêm.
Trong khuôn viên khá nhỏ của dịch trạm, mấy căn phòng đan qua chéo lại hơi loạn. Theo sự chỉ dẫn của Kim Lương, mọi người đến phòng mà hoàng thượng và Hiền phi từng ở. Sau khi tra khán, Dương Thu Trì không phát hiện được gì dị thường.
Lúc đó hoàng thượng đang phê duyệt tấu chương ở một căn phòng không xa mấy, Dương Thu Trì và Tống Vân Nhi đến đó điều tra, cũng không phát hiện được gì dị thường.
Rời khỏi Lâm thành, đại đội nhân mã tiến đến "Kim tảo trang thị" của Dịch huyện. Hiền phi được an táng ở đây. Hai địa phương cách nhau không xa, cho nên hai ngày sau họ đã đến được huyện nha của Dịch huyện.
Vương tri huyện của huyện Dịch biết cẩm y vệ đồng tri Dương hầu gia đến, vội vã chạy khắp khởi dẫn đầu một đám dân tráng theo Dương Thu Trì ra đến mộ của Hiền phi được chôn ở Bạch Mao sơn bên ngoài thành.
Mộ của Hiền phi có ba mặt là núi, phía trước có một dòng suối, hợp với câu "Tả sư hữu tượng sung thủ vệ, tam sơn nhất thủy táng hoàng nương" (Chú: Một câu trong thuật phong thủy, bên trái là tượng sư tử bên phải là tượng voi được sung làm thủ vệ, địa thế ba núi một nước là chỗ thích hợp để an táng vợ vua. ND)
Đất của mộ phần chiếm cả một vùng bằng nửa sân bóng đá, lăng mộ dùng tường cao bao quanh, được huyện nha đương địa phái dân tráng thay nhau coi sóc.
Hiền phi tuy rất được Minh Thành Tổ sủng ái, nhưng nàng chỉ là hoàng phi, là tiểu thiếp của hoàng thượng, cho nên không có tư cách được an táng trong hoàng lăng. Lúc đó Minh Thành Tổ đã mấy lần đề nghị đem Hiền phi an táng bên cạnh Từ hoàng hậu, nhưng đều bị các đại thần nỗ lực khuyên giải và cản trở.
Do vừa mai táng được nửa năm, hơn nữa lại có quan viên của Công bộ phụ trách xây dựng lăng mộ khi xưa, nên họ đã nhanh chóng xác định được vị trí cửa vào mộ địa, cho dân tráng đào bới hết nửa ngày thì tìm được cửa lăng mộ.