Nạp Thiếp Ký I
Chương 513 : Tìm lại ký ức
Ngày đăng: 21:18 21/04/20
Đến lúc này thì Dương Đạp Sơn rơi vào tình thế nguy hiểm vô cùng. Hắn miễn cưỡng chống đỡ, chuẩn bị nhận một kiếm của lão cao ốm đâm đến vai. Trong khi đó, hắn đã bị lão giả phía trước quấn chặt, không còn tránh né đi đâu được. Một kiếm với lực đạo trầm mãnh này nếu mà đâm vào vai sau của Dương Đạp Sơn, gặt mạnh một cái là lấy luôn bả vai của hắn, loại hắn khỏi vòng chiến đấu ngay!
Trong sát na điện quang hỏa thạch đó, từ trong hắc ám bay ra ba đạo hàn quang, hai đạo phân biệt kích trúng trường kiếm của hai lão giả, leng keng mấy tiếng tự gãy làm đôi, còn đạo thứ ba thì phốc một cái trúng cổ tay cầm kiếm của lão cao ốm.
Lão giả này thấy một kiếm của mình sắp đâm trúng Dương Đạp Sơn, đang đắc ý vô cùng, căn bản không ngờ trong trạch viện của chúng lại xuất hiện thêm một cao thủ siêu đẳng. Hàn quang đánh tới muốn tránh nhưng không kịp, rú thảm một tiếng kiếm gãy rơi xuống đất. Lão lùi một bước, đưa tay lên nhìn, thấy cổ tay hiện giờ còn cắm thêm một chiếc liễu diệp phi đao!
Người này quả thật lợi hại! Không những phóng ra phi đao đánh gãy binh khí của hai vị cao thủ, còn làm bị thương lão giả có võ công lợi hại nhất. Nếu như phi đao không bắn về phía binh khí, mà bắn vào đầu của chúng, thì hai lão giả này chỉ sợ đã bỏ xác tại đương trường!
Bọn chúng vô cùng kinh khủng, vội vã cầm đao kiếm thủ xung quang lão lưng gù. Lão giả cao ốm nhìn kỹ thanh liễu diệp phi đao, giật mình cả kinh nhịn cơn đau đớn lớn tiếng hỏi: "Người đến có phải là Tống phó chỉ huy sứ?"
Liền nghe có tiếng cười như chuông run trong đêm tối, một thiếu phụ từ từ bước ra trong hắc ám, toàn thân bao khỏa trong đồ dạ hành, thân hình thon thả xin xắn, miệng mắt hàm tiếu, yêu thương nhìn về phía Dương Đạp Sơn.
Dương Đạp Sơn nhìn thiếu phụ không chớp mắt, từ từ trong mắt hắn hiện ra vẻ vui mừng, cao hứng đến nước mắt ứa cả ra, gọi lớn: "Dì năm! Người là.... người là... dì năm của con...!"
Thiếu phụ này chính là cầm y vệ chỉ huy phó sứ, tiểu thiếp thứ năm của Dương Thu Trì, "Chiếc đuôi nhỏ" Tống Vân Nhi.
Dương Đạp Sơn đã nói rõ với cha mẹ là Dương Thu Trì và Liễu Nhược Băng rằng ra ngoài vân du tứ hải tăng cường kiến thức, không được phái cẩm y vệ theo giám thị. Tuy Dương Thu Trì tuân thủ lời hứa không phái cẩm y vệ theo ngầm bảo hộ, nhưng vẫn ra mật lệnh cho cẩm y vệ các nơi lưu ý hành tung của Dương Đạp Sơn.
Kết quả, Dương Đạp Sơn bất ngờ té xuống Vân Tước sơn mất trí nhớ, được thuyền lão đại cứu lên thuyền làm công một tháng. Trong một tháng này chẳng khác gì thất tung, cẩm y vệ các nơi đều không có tin tức của Dương Đạp Sơn, Dương gia tức thời hoảng hố, Dương Thu Trì lập tức lệnh cho cẩm y vệ toàn quốc điều tra tứ xứ, Liễu Nhược Băng thậm chí sốt ruột muốn tự đi tìm con trai.
Rất may là một tháng sau, cẩm y vệ mật thám ở phủ Tây An Thiểm Tây báo về đã phát hiện tung tích của Dương Đạp Sơn, nói rằng hắn đang làm hỏa kế cho đội xe vận lương. Tin tức này được Bát bách lý gia cấp truyền về Dương gia ở kinh thành, cả nhà bấy giờ mới thở phào, đồng thời khóc cười không nổi, vì đường đường là trưởng tử của Trấn quốc công cẩm y vệ chỉ huy sứ mà lại làm một tên tiểu hỏa kế, thật không biết Dương Đạp Sơn muốn làm cái gì.
Bọn họ nào biết Dương Đạp Sơn đã mất ký ức tạm thời. Căn cứ ước định, họ không thể phái người theo dõi, càng không thể tìm hắn tra hỏi, nếu không thời gian du lịch của Dương Đạp Sơn tăng thêm hai năm.
Cẩm y vệ mật thám ở Thiểm Tây đem tình hình của Dương Đạp Sơn liên tục báo về Dương gia ở kinh thành, nào là hắn làm xong hỏa kế thì đi làm công chẻ củi, sau đó còn làm bộ khoái, cả nhà náo loạn lên không biết Dương Đạp Sơn đang tính toán gì.
Do Dương Thu Trì hạ lệnh cho cẩm y vệ chỉ lưu ý tình huống của con trai, không cho theo giám thị, cho nên Dương Đạp Sơn và Thành Tử Cầm truy tung Thát Đát binh, cẩm y vệ không hề theo sau, do đó không thể cứu viện. Hai người truy kích Thát Đát binh cửu tử nhất sinh, còn mạng may mắn trở về cuối cùng cũng được báo cáo tới tai Dương Thu Trì.
Đến lúc này thì Dương gia ngồi đứng bất an, con trai suýt chết, không thể cho hắn tiếp tục làm loạn như vậy, cho nên hội nghị gia đình được triển khai khẩn cấp. Mọi người quyết định do Tống Vân Nhi tự thân xuất mã, ngầm bảo hộ cho hắn, nếu gặp sự tình làm liều gì đó thì đành ra mặt ngăn trở mà thôi. Đến thời điểm tất yếu, có thể điều động cẩm y vệ bảo hộ, còn về phản lại ước định để Dương Đạp Sơn tăng thêm thời gian du lịch chỉ đành tính sau thôi.
Do đó, sau khi Tống Vân Nhi đến Khánh Dương phủ ở Thiểm Tây, liền vào ở trong cẩm y vệ bách hộ sở tại Khánh Dương phủ, nhất mực ngầm bảo hộ Dương Đạp Sơn.
Lần này Dương Đạp Sơn dọ thám trạch viện thần bí vào ban đêm, Tống Vân Nhi cũng theo sau. Đã hơn mười mấy năm rồi, công lực của Tống Vân Nhi hiện giờ đại tiến, ngoài sự phụ tỷ tỷ ra đương thế không còn ai là địch thủ nữa.
Vừa rồi thấy Dương Đạp Sơn ngộ hiểm, Tống Vân Nhi đành xuất thủ, phóng ra ba mũi liễu diệp phi đao, đánh gãy binh khí của hai lão giả, đồng thời gây thương tích cho lão giả cao ốm.
Tống Vân Nhi thấy Dương Đạp Sơn hơi có vẻ kỳ quái, lời nói cũng khác lạ, liền ngạc nhiên vô cùng, bước lên quan thiết hỏi: "Sơn nhi, con sao vậy?"
"Làm sao mà vạch mặt a, hoàng đế các triều đều thà tin là có còn hơn là không đối với loại thuốc trường sinh bất lão này. Huống chi lão đạo này có món thuốc có thể tạm thời trị bệnh nhức đầu của hoàng thượng, do đó hoàng thượng đối với Chân Linh tử lão đạo cái gì cũng nghe. Cha con thấy loại thuốc này thái quá thương thiên hại lý, nhiều lần khuyên ngăn, nhưng hoàng thượng cứ không nghe, cha con cũng không còn cách nào."
"Là món thuốc nào a? Dương Đạp Sơn hiếu kỳ hỏi, tiếp theo đó nghĩ tới các bà bầu và thai nhi, liền hỏi: "Chẳng lẽ có liên quan đến các phụ nữ mang thai?"
Tống Vân Nhi gật đầu: "Đúng vậy, lão đạo Chân Linh Tử này đưa ra phương thuốc chính là đại não của những thai nhi chưa ra đời!"
"A!" Dương Đạp Sơn hô lên cả kinh, "Cái đó là thuốc gì vậy a!?"
"Chân Linh Tử nói, muốn trị dứt căn bệnh đau đầu của hoàng thượng cần phải lấy não của em bé chưa sinh làm thuốc dẫn, cấp cho lão luyện đơn. Phải dùng ba lần chín hai vạn bảy nghìn đại nảo của thai nhi mới thành hình để luyện ba lần bay hai nghìn bảy trăm ngày mới luyện ra viên đơn trường sinh bất lão này!"
"Thật đúng là hồ thuyết bát đạo! Trên đời này làm gì có chuyện lấy óc thai nhi là chất dẫn thuốc bao giờ!"
"Đúng a, nhưng lão đạo này nói rất có thần, hoàng thượng tin ngay. Cho nên, hoàng thượng đem nhiệm vụ thu thập hai vạn bảy nhìn đại não thai nhi giao cho Đông hán. Đông hán cũng biết chuyện này hại trời bại lý, cho nên không dám tiến hành ở những chỗ đông người, mà chạy về Khánh Dương phủ hay những chỗ hẻo lánh mua nhà cửa nuôi rất nhiều nông phụ cho họ mang thai, năm sáu tháng sau cho phá thai sinh thai nhi, lấy đại não xong bí mật đưa về kinh thành giao cho lão đạo."
Dương Đạp Sơn nghe mà toàn thân phát ớn lạnh, thật đúng là khó tin, trầm giọng: "Tuy nói là hoàng thượng các triều đều chạy theo như vịt vụ trường sinh bất lão, cái đó cũng có thể hiểu được, nhưng sử dụng phương pháp này để kéo dài tuổi thọ, cầu trường sinh bất lão quả thật là thiên lý khó dung!" (Chú: Gần đây có lời đồn về "Canh thai nhi", sự thật thế nào chưa rõ, nhưng nếu có người làm như thế quả là không thể chấp chận. Thử tìm google bằng mục từ "Canh thai nhi" để tìm hiểu thêm. ND. )
Chú thích:
(*) Đông Hán, Đông Xưởng: Là tên một tổ chức thuộc cơ cấu Xưởng Vệ thời nhà Minh. Xưởng vệ (廠衛) là cụm từ dùng để chỉ các cơ quan giám sát được hoàng đế nhà Minh thành lập để giám sát hành vi, cử chỉ của các quan lại thuộc mọi cấp. Là các cơ quan an ninh do hoàng đế nhà Minh trực tiếp quản lý, xưởng vệ được hưởng quyền truy xét, tra khảo phạm nhân không cần thông qua các cấp xét xử thông thường, đây là một đặc điểm tiêu biểu thể hiện bản chất chuyên chế phong kiến của triều đình nhà Minh.
Xưởng vệ bao gồm bốn cơ quan giám sát là Cẩm y vệ được thành lập dưới thời Minh Thái Tổ, Đông xưởng được thành lập dưới thời Minh Thành Tổ, Tây xưởng được thành lập dưới thời Minh Hiến Tông và Nội hành xưởng được thành lập dưới thời Minh Vũ Tông. Ngoại trừ Cẩm y vệ do một vị quan quản lý, ba Xưởng đều do hoàng đế trực tiếp điều hành với sự cố vấn của các hoạn quan.
Cẩm y vệ ( (chữ Hán giản thể: 锦衣卫, chính thể: 錦衣衛, latin hóa: Jinyi Wei); Bảo vệ áo gấm) được Minh Thái Tổ thành lập năm 1382 với cơ cấu ban đầu gồm 500 người. Vốn là vị hoàng đế có tính đa nghi và từng xử nhiều vụ án công thần lớn như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc, Minh Thái Tông thành lập Cẩm y vệ với ý định biến đây thành lực lượng cận vệ thân tín của ông đồng thời giúp Minh Thái Tổ thăm dò, giám sát hoạt động của các quan viên trong triều. Tới năm 1385 lực lượng Cẩm y vệ đã lên tới 14.000, họ được mệnh danh là "Triều đình ưng khuyển" (朝廷鷹犬, chó săn, chim ưng của triều đình). Quyền lực của Cẩm y vệ lên tới đỉnh cao vào thời Minh Vũ Tông với lực lượng lên tới khoảng 200.000 người, thành viên của Cẩm y vệ được quyền điều tra, giam giữ, tra tấn không cần thông qua thủ tục xét xử thông thường mà chỉ cần nhận lệnh trực tiếp từ hoàng đế. Cẩm y vệ được giải tán sau khi nhà Minh sụp đổ trong cuộc tấn công của Sấm vương Lý Tự Thành và nhà Thanh.
Đông xưởng (东厂; Xưởng phía đông), tên đầy đủ Đông tập sự xưởng (東緝事廠) được thành lập dưới thời Minh Thành Tổ. Vốn lên ngôi bằng cách cướp ngai vàng của người cháu, Minh Thành Tổ cũng đa nghi không kém gì Minh Thái Tổ vì vậy để trấn áp các lực lượng chính trị chống đối, vị hoàng đế này quyết định thành lập Đông xưởng vào năm 1420 để bí mật giám sát các quan lại trong triều đình, các tướng lĩnh trong quân đội, các quan viên bên ngoài, các học giả có tiếng trong xã hội. Đông xưởng do một hoạn quan đứng đầu với chức danh đầy đủ là Khâm sai tổng đốc Đông xưởng quan giáo biện sự thái giám (欽差總督東廠官校辦事太監) gọi tắt là Đề đốc Đông xưởng (提督東廠) hay Xưởng công (廠公), Đốc chủ (督主). Dưới Xưởng công, đặc vụ của Đông xưởng được chia làm 8 cấp khác nhau. Bên trong Đông xưởng người ta cho dựng tượng Nhạc Phi để nhắc nhở các đặc vụ không được gây ra án oan.
Kết quả điều tra của Cẩm y vệ được báo cáo trực tiếp lên hoàng đế. Dựa theo kết quả điều tra, Đông xưởng có đặc quyền bắt giam, tra tấn và thậm chí là kết án không cần qua xét xử thông thường. Do đặc quyền này nên về sau, đặc vụ Đông xưởng bắt đầu phát sinh tệ nạn, nếu không đàn áp dã man các lực lượng đối lập thì cũng vì mưu lợi cá nhân mà nhũng nhiễu phạm nhân. Khét tiếng vì những hình phạt tra tấn tàn ác, Đông xưởng được cho là đã tạo nên rất nhiều vụ án oan trong giới quan lại và cả dân chúng.
Tây xưởng (西廠), tên đầy đủ Tây tập sự xưởng (西緝事廠) được thành lập năm Thành Hóa thứ 12 (1476) thời Minh Hiến Tông. Sau vụ án nghi làm phản của đạo sĩ Lý Tử Long, Minh Hiến Tông không tin vào năng lực của Đông xưởng nên ra lệnh cho hoạn quan Uông Trực thành lập một tổ chức giám sát mới lấy tên Tây xưởng với các thành viên được tuyển lựa từ Cẩm y vệ. Năm Thành Hóa thứ 18 (1482), biết tin Uông Trực lạm dụng quyền lực, Minh Hiến Tông ra lệnh phế bỏ Tây xưởng. Đến thời Minh Vũ Tông vì chuyện đàn áp đại thần chống đối nên lại cho lập lại Tây xưởng.
Nhiệm vụ chính của Tây xưởng là giám sát các phát ngôn của dân chúng, từ đó bắt giam, tra tấn những người nghi ngờ chống đối triều đình. Uông Trực lợi dụng quyền lực này của Tây xưởng đã hoành hành bá đạo, buộc các nghi phạm phải bỏ tiền để không bị Tây xưởng xét xử, vì vậy đã tạo nên nhiều vụ án oan lớn.
Nội hành xưởng (內行廠) hay Nội xưởng (內廠) được hoạn quan Lưu Cẩn thiết lập thời Minh Vũ Tông cũng với nhiệm vụ và quyền hạn tương tự như 3 Xưởng vệ khác và cũng gây ra tai tiếng không kém trong dân gian. Tuy chỉ tồn tại năm năm thì bị triệt bỏ vì sự lộng hành của Lưu Cẩn, Nội hành xưởng cũng đã gây ra nhiều vụ giết hại các quan lại trong sạch.
Nguồn: Wiki