Nạp Thiếp Ký I

Chương 66 : Cấp cứu

Ngày đăng: 21:14 21/04/20


Dương Thu Trì ôm chặt lấy Tần Chỉ Tuệ, sợ nàng chết đi ngay lúc ấy, khẩn trương đến mức thở phì phì phò phò đầy lo lắng. Thấy hô hấp của nàng càng lúc càng gấp, hơn nữa lại hít vào thì ít mà thở ra thì nhiều, hắn vội vã mở lỏng cổ áo của nàng lộ ra cái cổ trắng như tuyết, giúp nàng hô hấp dễ dàng hơn. Hai mắt Tần Chỉ Tuệ trợn ngược, há miệng thật lớn ngáp ngáp liên hồi, khóe miệng sùi ra bọt trắng có lẫn máu, thần tình thập phần thống khổ.



Thấy tình cảnh này, tiểu nha hoàn Nguyệt Thiền của Tần Chỉ Tuệ quỳ bên cạnh nàng, gấp rút không biết làm gì, sợ hãi bật khóc.



Chỉ có Tiểu Hắc cẩu không biết đã phát sinh chuyện gì, chạy vào ngồi một bên, giương con mắt to đen nhìn bọn họ.



"Nước đến rồi!" Hương Tình bê một bồn nước nhanh nhẹn tiến vào: "Thiếu gia, nước ấm có pha muối tới rồi đây." Nói rồi đặt bồn nước xuống cạnh Dương Thu Trì.



Dương Thu Trì đưa tay trái giữ lấy Tần Chỉ Tuệ, để nàng dựa vào lòng mình, đưa ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt nhân trung của nàng, chỉ một lát sau Tần Chỉ Tuệ khẽ tỉnh lại. Dương Thu Trì múc một gáo nước muối, bảo: "Chỉ Tuệ, uống chút nước muối này vào, nôn hết độc trong bụng ra!"



Tần Chỉ Tuệ không còn tinh thần gì, thập phần thống khổ tránh né hỏi: "Phu quân, chàng... không sao hả?"



"Ta không sao, nàng yên tâm!"



“Hai người chúng ta đều... uống ... hết mà..." Tần Chỉ Tuệ nói đứt quãng.



"Ta len lén đổ rượu đi. Nàng đừng có nói nữa, mau uống chút nước muối này vào, nàng sẽ không sao đâu!" Nói rồi đưa gáo nước muối sát miệng Tần Chỉ Tuệ, nàng cười thê lệ nói: "Không ... kịp nữa rồi..."



Dương Thu Trì không nói gì nữa, kẹp chặt đầu Tần Chỉ Tuệ giữa eo và đùi của mình, rồi dùng tay trái bịt kín mũi Tần Chỉ Tuệ cho nàng há miệng ra, ép đổ nước vào.




Cũng có thể xuân dược vốn đã có độc, Mã Độ lại không hề biết. Điều này cần phải xác định lại một chúng, rốt cuộc là hồ rượu có độc hay là xuân dược có độc.



Dương Thu Trì gọi người bắt hai con vịt lên, cho một con uống rượu trong bình, con còn lại thì uống xuân dược pha với 1 ly rượu trắng. Con vịt uống rượu trong bình chẳng mấy chốc sau đã giãy giụa co giật lăn ra đất chết. Còn con được uống xuân dược thì hưng phấn kêu cáp cáp loạn cả lên.



Xem ra, bản thân rượu trong bình đã có độc!



*Chú thích:



*



(*): Tam dương hóa nhị thân: Hay arsen trioxide (tức tì sương, thạch tín, arsin) có công thức hóa học là As2O3. Tì sương là một loại chất độc cực mạnh, ngày xưa xuất phát từ đá, được lọc ra thành một chất bột màu trắng, tan trong nước không màu không mùi. Tì sương có thể được khai thác và điều chế bằng cách nung quặng Arsenfero của Niken và bạc hoặc quặng Pyrit Arsenic. Nó đôi khi có thể chứa tạp (Arsenic Sulfite, Sunphur, Antimon Oxide...).



Arsen 3 Oxyde thương mại thông thường ở dạng bột trắng, tinh thể không mùi, có độc tính cao (hoa của Arsenic). Dạng Anhydrit trong suốt có dạng trong suốt, vô định hình. Anhydrit dạng sứ là dạng tinh Octahedral (8 cạnh đan vào nhau...). Công dụng của nó bao gồm để bảo quản da thuộc hoặc tiêu bản vườn thú, (đôi khi được trộn với xà phòng) làm thuốc diệt chuột, để sản xuất giấy bẫy (ruồi), sản xuất men sứ, tạo màu xanh vô cơ như màu xanh Sheele (Đồng Arsenite) hoặc màu xanh Schweinfurt (Đồng Axeton Arsenic với liều lượng nhỏ được sử dụng như thuốc chữa bệnh (điều trị bệnh ngoài da, hen xuyễn, sốt rét).



Ngày nay tì sương có nhiều dưới dạng tan trong nước tự nhiên ở một số vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long ở Việt Nam, hay đặc biệt ở Bangladesh theo chương trình đào giếng của Unicef (do lớp địa chất ở nước này có nhiều thạch tín).



Ngộ độc thạch tín cấp của con người chủ yếu phụ thuộc vào nhịp độ đào thải khỏi cơ thể của các hợp chất. Arsin được coi là dạng độc nhất sau đó đến arsenit [arsenic (III)], arsenat [arsenic (V)] và hợp chất thạch tín hữu cơ. Liều tử vong đối với người khoảng từ 1,5mg/kg (diarsenic trioxid) đến 500mg/kg trọng lượng cơ thể (DMAA). Nhiễm độc thạch tín cấp xẩy ra do uống nước giếng bị đầu độc với liều 1,2 và 2,1mg thạch tín trong một lít nước đã được ghi nhận. Các triệu chứng sớm của nhiễm độc thạch tín cấp bao gồm đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau cơ, suy nhược, phù nề da. Nhiễm độc mạn tính thường gây ngứa ngáy, nổi nốt sần đen, ung thư...