Nạp Thiếp Ký I
Chương 86 : Rốt cuộc ai là hung thủ?!
Ngày đăng: 21:14 21/04/20
Dương Thu Trì tuy không hiểu rõ đạo lý bên trong, nhưng thấy Tống tri huyện lại vỗ tay tán thưởng Bạch Tố Mai "hiếu đạo" như vậy, cảm thấy trong xã hội phong kiến này thì sự quan liêu đại biểu cho tất cả. Quan lại đại biểu cho tư tưởng của giai cấp thống trị, và giai cấp thống trị nhận thấy cái gì là đúng, thì tự nhiên cái đó sẽ đúng, và một thanh niên đến từ xã hội hiện đại ở thế kỷ thứ hai mươi mốt như hắn cũng không có cách nào can thiệp.
Tống Vân Nhi cười nói: "Ca, ngay cả chuyện này mà huynh không biết sao? Muội còn tưởng huynh cái gì cũng biết hết chứ."
"Ta đương nhiên cái gì cũng biết!" Dương Thu Trì mỉm cười giễu cợt lại với nàng.
"Đều đều đều, khoe khoang khóac lác!" Tống Vân Nhi làm mặt quỷ, "Huynh nếu cái gì cũng biết, vậy thì huynh nói coi," Tống Vân Nhi chỉ vào thi thể của Ân Đứ, "Hắn vì sao mà chết?"
Dương Thu Trì nhìn thi thể với bộ dạng vô cùng khủng bố của Ân Đức, trầm giọng từ tốn nói: "Hắn bị Bạch Tiểu Muội bóp chết!"
Lời này vừa nói ra, mọi người có mặt ở đó đều phát lãnh. Tống Vân Nhi kêu lên: "Ai! Huynh đừng có dọa người ta có được không?" Tuy nàng nói vậy nhưng vẫn đứng sát vào cha mình là Tống tri huyện, cẩn thận đưa mắt nhìn xung quanh một vòng. Lúc này, vầng thái dương đã lặn xuống đằng tây, khắp nơi nổi âm phong từng trận, trên mặt đất nằm sóng xoài mấy cổ thi thể càng khiến nơi đây như biến thành tu la điện. Tống Vân Nhi càng sợ hãi, thầm nghĩ: "Bạch tiểu muội mới chết mấy ngày trước, chẳng lẽ, là quỷ hồn của nàng....
Dương Thu Trì khẽ bước lại vỗ lên vai Tống Vân Nhi một cái. Tống Vân Nhi đang khẩn trương nhìn xung quanh coi có quỷ hồn hay không, nên cái vỗ này của Dương Thu Trì khiến nàng giật nẫy người trong lúc bất ngờ, kêu toáng lên: "Muốn chết a! Huynh."
"Vậy mà muội còn xưng là nữ hiệp sao, chẳng có gan chút nào cả!" Dương Thu Trì cười nói.
Chú thích:
(*) Tống Từ (tiếng Trung: 宋慈) (1186-1249), tự Huệ Phủ, người huyện Kiến Dương, tỉnh Phúc Kiến thời Tống. Ông là nhà pháp y học trứ danh đời cổ xưa của Trung Quốc và cũng là của thế giới. Ông viết quyển "Tẩy Oan Tập Lục" (洗冤集录), một quyển sách chuyên môn về pháp y học sớm nhất trên toàn thế giới. Ông xuất thân ở một gia đình quan quyền bậc trung, cha là Tống Củng (宋鞏), quan tiết độ của Quảng Châu. Thuở nhỏ, ông học với Ngô Trĩ, đệ tử của Chu Hy, học được chỗ cao sâu của lý học. Hai mươi tuổi vào trường thái học học với Chân Đức Tú (cũng là nhà lý học trứ danh). Ba mươi mốt tuổi đỗ tiến sĩ. Trước sau, ông làm quan ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Nam, bốn lần đảm nhiệm chức Đề điểm hình ngục (tương đương với chức thẩm phán tư pháp cấp tỉnh). Công tác thực tiễn dài hạn giúp ông tích lũy được kinh nghiệm phong phú về kiểm nghiệm pháp y. Ông làm quan thanh liêm, được sử khen là ‘tuần lại’ (quan thuần lương).. Trong đời làm quan trên 20 năm, ông đã làm rất nhiều việc tốt cho nhân dân.
Đảm nhiệm chức quan hình ngục trong thời gian dài, ông thấy rõ rằng trí thức kiểm nghiệm của vị quan hình luật là trọng yếu đến bậc nào. Ông nhận xét: ‘Ngục sự không trọng bằng đại tịch (án chém đầu), đại tịch không trọng bằng sơ tình, sơ tình không trọng bằng kiểm nghiệm’. Nhận xét này thuyết minh rằng tri thức pháp y và kinh nghiệm lý hình của vị quan hình ngục ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý án kiện, quyết định vận mệnh sinh tử của con người. Nhưng mà các hình quan đương thời, đa số chẳng những thiếu kém tri thức pháp y và kinh nghiệm lý hình, mà còn khinh suất đoán án, coi rẻ nhân mệnh, tạo nên số lớn oan án. Mắt thấy tình cảnh này, Tống Từ rất không an lòng, bèn đem kinh nghiệm phong phú, mà bản thân công tác về lý hình trong thời gian dài đã tích lũy, tổng kết lại và tham khảo sách vở của tiền nhân về kỹ thuật và tri thúc pháp y, viết ra một bộ sách chuyên về pháp y học đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tương đối có hệ thống: ‘Tẩy Oan Tập Lục’. Từ sách này dẫn đến tác dụng các quyển ‘Tẩy Oan Trạch Vật’, ‘Khởi tử hồi sinh’.
Quyển ‘Tẩy Oan Tập Lục’ ghi chép: giải phẫu thân người, kiểm nghiệm thi thể, kiểm tra hiện trạng, giám định một số nguyên nhân cơ giới tính nào gây tử thương, v.v...các tri thức về mọi mặt, liệt cử các loại độc vật mà đương thời có thể dùng để tự sát hoặc mưu sát cùng với cách cấp cứu, phương pháp giải độc; phạm vi luận thuật gần như bao quát các hạng mục chủ yếu về kiểm nghiệm pháp y, nội dung cũng gồm đủ các tri thức sơ bộ về các mặt nhu yếu của sự kiểm nghiệm hiện đại, có giá trị khoa học tương đối cao.
Quyển "Tẩy Oan Tập Lục" ra đời năm 1247, sớm hơn quyển sách cùng loại do Fortunato Fidelis và Paolo Zacchia, (người Italia) trứ tác trên 450 năm. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19, sách này được liên tục dùng hơn sáu trăm năm, luôn là một quyển ‘đầu bàn’ mà quan viên hình pháp thời xưa của Trung Quốc phải có. Hiện giờ bản còn lại bản "Tống đề hình Tẩy Oan tập lục" khắc trên gỗ, có 5 quyển 53 điều. Đời sau người ta còn viết thêm hai tác phẩm khác là Bình Oan lục và Vô Oan lục, hợp thành "Tống Nguyên Kiểm Nghiệm Tam Lục."
Đầu thế kỷ 15, sách Tẩy Oan Tập Lục được phiên dịch sang tiếng Triều Tiên, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, lưu truyền trên quốc tế[cần dẫn nguồn]. Vì thế, Tống Từ được vinh dự là "người đặt nền tảng cho pháp y học thế giới". (Nguồn Wiki, Bách Độ)
Tham khảo bản tiếng Hoa của Tẩy Oan tập lục ở đây: http://tianyabook.com/gudian/xiyuanjilu/index.htm