Nạp Thiếp Ký II

Chương 139 : Công Chiếm Bảo Khánh

Ngày đăng: 14:10 18/04/20


Trương tặc quân hiện giờ không còn vũ khí nặng, không có lương thảo, tướng sĩ tử vong hơn phân nửa, đại bộ phận binh sĩ đều bị phỏng với trình độ khác nhau, sĩ khí xuống thấp vô cùng.



Không có lương thảo, coi như không có biện pháp đánh nhau. Hơn nữa, ngay địch ở chỗ nào chúng còn chưa biết thì làm sao mà đánh.



Tôn Khả Vọng và Lý Định Quốc giản đơn thương lượng xong, và lần nay hiếm lắm mới có dịp hai người nhanh chóng thống nhất ý kiến như vậy: lập tức triệt quân.



Bốn vạn tàn binh bại tướng vượt qua triền núi sụp đổ ở Nham Lũng sơn, lui về phía Bảo Khánh. Sau khi gấp hành quân hai đêm, dọc đường chúng không gặp địch, tướng sĩ đều mệt mỏi nhưng không dám ngừng nghỉ. Đến ngày thứ ba, khi chúng không còn chịu nổi nữa, chuẩn bị an doanh hạ trại, thì đối đầu ngay với ba vạn quân dĩ dật đãi lao của Dương Thu Trì!



Thì ra, sau khi Dương Thu Trì thu được quân tình, biết địch nhiều ta ít, không thể liều chống, nên phân phát lương thực tổ chức cho bá tánh toàn thành trốn vào trong Tuyết Phong sơn gần đó. Còn ba vị vương gia và quan viên trọng yếu của nha môn thì trốn toàn bộ vào sơn trại của nhị đại vương Vũ Kỳ khi xưa. Tám nghìn quân đội và thiết bị chế tạo đạn dược, nguyên liệu cũng điều tiến vào núi.



CÙng lúc đó, thám mã thông thạo đường lối được phái đi đã dùng bồ câu đưa thư thông báo tin tức địch quân. Ứng theo đó, mỗi đêm đều có một tiểu phân đội Phất Lãng Cơ xuất phát, tiến hành quấy nhiễu trọng điểm đối với quân của Lý Định Quốc.



Dương Thu Trì cũng không chịu nhàn. Ngoại trừ tổ chức trận chiến Nham Lũng sơn, thời gian còn lại hắn đều nghiên cứu làm sao đẩy nhanh tốc độ chế tạo đạn dược.



Và ông trời không phụ người có công, hắn dựa trên cơ sở của Vô Trần đạo trưởng, cuối cùng cải tiến thiết kế ra thiết bị có thể sản sinh một lượng lớn thuốc nổ đắng, giảm thiểu phần lớn các bước chế tạo, chuyển sang cho thiết bị cơ giới làm. Đương nhiên, những bộ phận kỹ thuật trọng yếu trong việc làm thuốc nổ và đạn được hắn tự tay độc lập hoàn thành. Công tác bảo mật này là cần thiết, vì mất nó, coi như hắn chẳng là gì cả trong thế giới này.



Do thiết bị kỹ thuật có đột phá trọng đại, thuốc nổ đắng và thuốc súng không khói, kíp nổ có sản lượng gia tăng gấp năm lần, khiến cho lượng đạn trung bình sản xuất ra từ 500 phát lên 2500 phát, tạc đạn bằng đá từ 10 quả tăng lên 50 quả 1 ngày.



Suốt hai chục ngày chế tạo cộng thêm lượng đạn dược chế ra hơn mười ngày trước, hắn đã tích lũy đạn dược kha khá. Trong đó thuốc nổ phần lớn đã dùng cho các cuộc tập kích, vụ nổ ở Kiềm Dương huyện thành. Đạn được sử dụng rất ít, nên trong hơn 1 tháng này, hắn đã chế tạo gần sáu bảy vạn phát tử đạn. Đủ trang bị cho 3 chiếc súng máy của Dương Thu Trì.
Quân tinh nhuệ là đội ngũ có lực chiến đấu cao nhất, do đó tố chất cũng phải cao. Hắn điều chỉnh lại quân của mình, căn cứ lượng đạn và số lượng lão sáo đồng, biến quân tinh nhuệ thành đội ngũ 1 nghìn 600 người, tổ thành hai kỵ binh đoàn, chọn từ trong 10 vạn đại quân này những kẻ giỏi về thuật cưỡi ngựa, sau đó cho thi bắn súng toại phát trong khi cưỡi ngựa tiến hành chánh thẩm. Ngoại trừ những người có nguồn gốc rõ ràng, hắn cho tra rõ lý lịch, loại hết những kẻ có lại lịch mờ ám, đảm bảo địch quân không trà trộn vào.



Kỵ binh đoàn có hai thiên tổng (đoàn trưởng) do Dương Thu Trì tự tuyển, đó là Nhị đại vương Vũ Kỳ và một binh sĩ Đồng tộc giỏi bắn giỏi cưỡi ngựa trong Đồng tộc tên là Đô Cường. Đây là một bách phu trưởng của A Hạnh Ny, đã từng tham gia trận chiến bảo vệ Kiềm Dương, có tài chỉ huy, tác chiến dũng mãnh, cơ trí ngoan cường. Hai người này đều trung thành với Dương Thu Trì.



Vấn đề chiến mã cũng giải quyết dễ dàng, vì sau khi chiếm Bảo Khánh, quân hắn đã tước đoạt được một lượng lớn chiến mã. Cộng thêm hắn cho người đi mua ngựa khắp nơi, cho nên số lượng đủ dùng cho kỵ binh.



Khi xây dựng lại kỵ binh tinh nhuệ này, Dương Thu Trì căn cứ suy nghĩ của mình tổ chức huấn luyện, chú trọng tính kỹ luật, răm rắp tuân theo chỉ huy.



Một tháng sau, được Quế vương cực lực chủ trương, Dương Thu Trì thấy tình huống chuẩn bị đã cơ bản có thành tựu, liền quyết định mang binh tấn công sào huyệt cũ của Quế vương là Hành châu.



Tôn Khả Vọng, Lý Định Quốc đột phá khỏi trận chiến Kiềm Dương cuối cùng cũng tìm về tổ chức. Ba nhiệm vụ Trương Hiến Trung giao không những không hoàn thành, mà vạn đại quân còn bị Dương Thu Trì làm sập núi, đánh đêm, hỏa thiêu và tiêu diệt hết sạch, khiến y tức suýt ói máu ngay tại trận.



Trương Hiến Trung nghe Dương Thu Trì phát binh Hành châu, liền hạ lệnh Lưu Văn Tú tử thủ Hành châu, cấp tốc điều đại quân đánh vào Giang Tây trở về, điều động quân đội các nơi tập trung mọi binh lực lên đến 20 vạn kéo đến Hành châu chuẩn bị hội chiến, quyết định diệt gọn quân đội của Dương Thu Trì.



Lưu Văn Tú có 8 vạn quân ở Hành châu, là một trong 4 nghĩa tử của Trương Hiến Trung, được phong làm Phủ nam tướng quân, là ái tướng tâm phúc của y. Hành châu là yếu đạo giao thông liên thông nam bắc Hồ Quảng, xuống nam là Quảng Tây, về đông là Giang Tây. Đây là trọng trấn chiến lược và yết hầu, do đó Trương Hiến Trung mới chỉ phái Lưu Văn Tú cầm trọng binh trú thủ nơi này.



Thành tường Hành châu xây dựng vô cùng kiên cố, tinh binh đông lương đủ, nhất định khó phá vô cùng.