Nạp Thiếp Ký II
Chương 5 : Xuất Nhậm Tuần Phủ
Ngày đăng: 14:08 18/04/20
Kiến Văn đế Chu Doãn Văn là Hoàng đế thứ hai của Minh triều, có cha Chu Tiêu là con trưởng của Chu Nguyên Chương hoàng đế, ngay từ nhỏ đã được lập làm thái tử, chẳng may qua đời vào tuổi trung niên. Chu Nguyên Chương theo truyền thống lễ pháp lập Chu Doãn Văn làm hoàng thái tôn. Khi Chu Nguyên Chương qua đời, Chu Doãn Văn kế vị, lấy quốc hiệu là “Kiến Văn”, sử xưng là “Kiến Văn đế”(Để dễ cho việc kể chuyện, sau này sử dụng Kiến Văn hoặc Chu Doãn Văn để gọi). Sau đó bốn năm, tứ thúc yến vương Chu Lệ, người mà sau này cũng là Minh Thành tổ đã phát động chiến dịch Tĩnh Nạn, cướp lấy ngôi Hoàng đế. Kiến Văn Đế được đại thần thân tín Diệp Hi Hiền cùng các bộ hạ bảo vệ chạy thoát khỏi kinh thành Ứng Thiên Phủ.
Ở phần trước, Dương Thu Trì trong lúc vô tình đã phá được dư đảng của Kiến Văn, được hoàng thượng Minh Thành Tổ trọng dụng, sắc phong làm Cẩm y vệ chỉ huy sứ, phụ trách phá án liên quan đến Kiến Văn, lập được nhiều kỳ công, sau này Minh thành tổ lại nhận được mật báo là quân của Kiến Văn đã chạy ra hải ngoại. Không ngờ, ông ta lại nhận được mật báo là Kiến Văn đã quay lại, còn liên kết với Uy khấu Nhật Bản và người Mông cổ, ý đồ đông sơn tái khởi, không khỏi làm cho ông ta lo lắng.
Minh thành tổ Chu Lệ là con trai thứ tư của Chu Nguyên Chương. Bởi vì đã có thái tử rồi, hơn nữa thái tử lại có con trai rồi cho nên ngôi vị hoàng đế dù thế nào cũng không thể đến lượt ông ta. Mặc dù Chu Nguyên Chương rất có tình cảm với đứa con thứ tư này, và cũng có ý nghĩ muốn chuyển ngôi vị hoàng đế cho, hơn nữa Chu Lệ cũng rõ ràng là thích hợp đương nhiệm ngôi hoàng đế hơn Kiến Văn, nhưng khổ nổi là không tìm được cớ thích hợp. Cho đến khi Chu Nguyên Chương quy tây tì tâm nguyện này đã không thể thành.
Nhưng Chu Lệ không tin vào số mệnh, cuối cùng ông ta dựa vào lời dạy của tổ tiên, cần tiêu diệt “gian thần” Tề Thái, Hoàng Tử Trừng, lấy cớ "tĩnh nạn" cho nước, tuyên thệ trước khi xuất binh, phát động chiến dịch tĩnh nạn, chung qui cũng là dùng võ lực để đọat lấy ngôi vị hoàng đế. Nhưng sau khi bên Kiến Văn đi rồi, ngôi vị Hoàng đế của Chu Lệ được cho là danh bất chính, ngôn bất thuận, nên vấn đề của Kiến Văn đã là khối tâm bệnh của ông ta. Ông ta một mặt tập hợp lực lượng hùng hậu nhất đả kích quân của Kiến Văn, mặt khác tầm nã Kiến Văn khắp nơi, sống thì phải thấy người, chết cũng phải thấy xác. Không ngờ đằng đẵng nhiều năm mà không có kết quả gì. Trong lúc đang buồn rầu lo lắng, ông trời đã phái tới một Dương Thu Trì phá án như thần, dẹp tan dư đảng của Kiến Văn. Minh thành tổ mừng rỡ vô cùng, thăng quan tiến chức cho Dương Thu Trì, hết lòng trọng dụng và phong thưởng. Bây giờ lại xuất hiện hành tung của Kiến Văn, Minh thành tổ đương nhiên muốn Dương Thu Trì xuất chinh trận này.
Nhưng không ngờ vào chính lúc này thì Dương Thu Trì đổ bệnh. Nếu đổi thành chuyện khác, Minh Thành tổ còn có thể xem xét đổi người hoặc để từ từ. Nhưng chuyện này thuộc về cơ mật của hoàng gia, có thể làm nhưng không thể nói ra. Trước kia đều là do Dương Thu Trì phụ trách làm, hơn nữa trong mắt của Minh thành tổ, kẻ có khả năng hoàn thành sứ mạng này ngòai Dương Thu Trì ra thì không còn người thứ hai nào nữa. Khi đến Dương phủ, nhìn thấy Dương Thu Trì vừa mới phun ra máu tươi, Minh Thành Tô biết chắc là lần này bệnh của hắn chắc chắn không nhẹ. Đương nhiên ông ta cũng không biết Dương Thu Trì vì ái thiếp Liễu Nhược Băng ra khỏi nhà mà trở nên như thế, còn tưởng rằng là do họ Dương uống rượu quá nhiều hành phòng quá độ mà sinh bệnh. Xét thấy mối lo ngại này cũng không đến nỗi lớn lao, nên cuối cùng đã đem tâm sự nói cùng Dương Thu Trì.
Dương thu trì nghe được nhiệt huyết sôi trào, nhưng mà chiến tranh không phải là trò chơi, nên chỉ cười khan, không dám nói tiếp nữa.
Minh thành tổ cười cho qua, bảo: “Chuyện này sau này rồi hãy nói, lần này khanh đến tuần phủ quân dân vùng duyên hải Chiết Giang, là Đề đốc quân vụ, nếu có cơ hội thì tiêu diệt bọn Uy khấu đi. Tuy nhiên, khanh còn chưa có quân quyền, chỉ dựa vào Cẩm y vệ của khanh không đủ để ứng đối. Hay là như vầy đi, trẫm cấp cho khanh "điều binh hổ phù", khi tiêu diệt Uy khấu hoặc là dư đảng của Kiến Văn có thể dễ dàng làm việc!”
Minh triều nắm quân đội trong tay rất chắc, ngày thường không có chiến sự thì quân quan chỉ có quyền huấn luyện quân đội ở đại phương, không được điều động quân đội. Khi có chiến sự thì do Hoàng thượng làm chủ, phái ra tướng quân, mang quân phù huy động quân đội tiến hành tác chiến. Cho nên, Minh Thành tổ quyết định cho Dương Thu Trì điều tập quân đội chinh chiến này là không phải việc nhỏ, đương nhiên mục đích chỉ giới hạn vào việc để tiêu diệt bọn Uy khấu và dư đảng Kiến Văn .
Nhưng bây giờ đối với Dương Thu Trì mà nói, quyền lực có lớn đến đâu cũng không át được nổi đau khổ khắc cốt ghi tâm vì sự ra đi của Liễu Nhược Băng. Tuy nhiên, biểu hiện bên ngoài thì vẫn phải làm, không thể thiếu được. Cho nên hắn cố gắng bò dậy, quỳ gối trên giường tạ ơn Hoàng thượng. Lần này, Minh thành tổ cũng không ngăn trở, đợi cho hắn khấu đầu lạy xong, lại an ủi một phen, bảo hắn lo nghỉ ngơi cho bình phục đi rồi xuất hành, sau đó mới khởi giá về cung.