Nạp Thiếp Ký II
Chương 48 : Tâm Sự
Ngày đăng: 14:09 18/04/20
Một đứa bé nhìn que kẹo, đắn đo cả nửa ngày, cuối cùng móc ra hai văn tiền từ trong túi: "Cháu muốn con rồng!"
Người bán kẹo lấy tiền, lấy viên kẹo chuột từ giá gỗ đưa cho đứa bé.
Đứa bé tiếp lấy kẹo nhìn qua, giãy nãy: "Đây là con chuột, cháu không muốn, cháu muốn rồng!"
"Rồng phải ba văn tiền, hai văn của ngươi chỉ có thể mua chuột!"
"Chuột không phải chỉ một văn tiền hả? Sao lại lấy hai văn?"
"Hắc, ngươi không thấy sao? Con chuột này lớn hơn mấy con khác, trở thành con heo nhỏ rồi, đương nhiên phải mắc hơn!"
"Vậy tôi cũng không thèm, trả lại ông! Trả lại tiền đây!"
Người bán trừng mắt: "Hàng đã bán rồi, làm gì có chuyện trả lại!"
"Tôi chưa có ăn!"
"Chưa có ăn cũng không đổi, đã cầm qua tay ngươi rồi!"
"Nhưng mà cháu muốn con rồng, không muốn con chuột! Trả lại ông nè! Thối lại tiền đi!" Đứa bé thấy người bán không tiếp lấy, liền đặt cục kẹo đường hình con chuột lên bục đá, không ngờ không cân bằng, khiến cục kẹo lăn rơi xuống đất.
Người bán nói: "Hà hà, như vậy càng không thể thối nữa, ngươi làm dơ rồi!"
Đứa bé mếu, dụi mắt rồi khóc òa lên.
Trầm vương phi nhịn không được nhíu mày nói với người bán: "Ngươi là người gì mà lừa đứa bé nhỏ vậy? Ngừơi ta cần rồng, ngươi đưa chuột, hơn nữa chuột có một văn, ngươi lại cứ thu của người ta hai văn."
Người bán ngước lên, một mặt ngào đường, một mặt nói: "Cô thấy không thuận mắt thì bỏ tìên ra mua cho nó con rồng đi a!"
Trầm phi hừ một tiếng, nàng tiến vào vương phủ hai năm chưa hề ra cửa, tự nhiên không có chỗ nào dùng tiền, do đó không quen mang tiền theo người. Lần này theo Dương Thu Trì ra ngoài chơi, cũng không mang theo, liền quay đầu lại nói với Dương Thu Trì: "Ngươi giúp đứa bé này mua một con rồng, được không?"
"Được a!" Dương Thu Trì đáp ứng rất thống khoái, nhưng lập tức nghĩ tới mình tuy là làm hộ vệ, nhưng còn chưa lĩnh lương, trên người cũng không có tiền. Mắt hắn chợt chuyển, nghĩ ra một kế, nói với người bán: "Ê! Đưa ta con rồng!"
"Có ngay!" Người bán thấy Dương Thu Trì mặc quân phục, eo mang đơn đao, vội cười lấy ngay viên kẹo rồng đưa cho hắn: "Của ngài đây, quân gia!"
Dương Thu Trì tiếp lấy nhìn, nói: "Ngươi làm kẹo quỷ gì thế, làm gì giống rồng a, thuần túy là một con rắn chết, làm lại cho ta!"
"Vâng! Ngài chờ một chút!" Người bán đảo qua lại thạt nhanh, thoăn thoắt ngào ra một viên kẹo hình con rồng, đưa cho Dương Thu Trì.
Dương Thu Trì tiếp lấy con rồng đó, đưa con rồng trong tay lúc nãy lại cho người bán, rồi lấy cái mới đưa cho em bé: "Được rồi đừng khóc nữa! CHo cháu nè, nhớ là sau này đến chỗ bán kẹo khác mua nghe!"
Dương Thu Trì mang Trầm vương phi đến đây là để nàng vui vẻ, không ngờ nhân vì hắn mà buồn hơn. Chỉ có điều, nguyên nhân triệu trứng buồn khổ chưa tìm được, thì nút chết trong lòng thủy chung không thể giải, khoái lạc thủy chung chỉ là tạm thời. Do đó, hắn hỏi: "Tuyết Phỉ, Tiểu Nhị nói nàng mãi không vui, có thể nói nguyên do không?"
Trầm vương phi miễn cưỡng cười, quay lại nhìn hắn: "Thật muốn nghe?"
Chú thích:
Ở đây tác giả cho Dương Thu Trì dùng phép ngụy biện để "chơi" người bán kẹo.
"Ngụy Biện" hay "Sai lầm" xuất phát từ tiếng Hy Lạp là "phelos", có nghĩa là "lừa dối", được nghĩ ra để thay thế cho sự thất bại về từ của chúng ta. Ngụy biện là lối lập luận quanh co, vi phạm luật lôgíc nhằm làm cho người khác hiểu sai sự thật.
Những người ngụy biện thường dùng mọi thủ thuật để đánh lừa người khác bằng cách dựa vào những chỗ giống nhau bề ngoài để đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng, đánh tráo tư tưởng v.v…
Đối với nhà ngụy biện thì mục đích của họ không phải là vạch ra chân lý, mà là che giấu sự thật. Họ luôn luôn muốn thay thế sự chứng minh đúng đắn bằng lòng tin chất phác của người khác vào lý lẽ giả dối của họ.
Ví dụ : Chó có bốn chân.
Dê cũng có bốn chân.
Vậy, Dê là Chó.
Trong phép ngụy biện trên bây, người ta đã cố tình vi phạm qui tắc của tam đoạn luận. Thuật ngữ giữa “có bốn chân” của tam đoạn luận trên có ngoại diên không đầy đủ ở cả hai tiền đề.
Lối ngụy biện sau đây dí dỏm hơn :
Ví dụ :
Một anh học trò đến hàng cơm mượn một cái vạc rồi đem bán mất. Bị người chủ đòi, anh ta bèn đi kiếm hai con cò đưa đến khất, xin để cho vài bữa nữa. Nhưng rồi mãi mãi vẫn chẳng thấy anh ta trả, nhà hàng đành phải kiện lên quan. Quan cho đòi người học trò đến hỏi. Anh ta thưa rằng :
- Tôi mượn bác có một vạc mà đã trả đến hai cò rồi. Bác ấy còn đòi gì nữa?
Nhà hàng cãi :
- Nguyên vạc của tôi là vạc đồng kia mà.
Người học trò liền đáp :
- Thì cò của tôi đâu phải là cò ở trong nhà !
Anh học trò đã ngụy biện bằng cách đánh tráo khái niệm “cái vạc” (cái chảo lớn) với “con vạc” (một thứ chim chân cao thuộc loại cò) và “đồng” (ruộng) với “đồng” (kim loại), làm cho chủ nhà hàng lúng túng. Anh học trò kia quả thật láu lỉnh!