Ngã Vi Trụ Vương Chi Ngạo Khiếu Phong Thần

Chương 271 : Nguyên Thủy Thiên Tôn chi thuật

Ngày đăng: 12:21 18/04/20


Khúc Uổng Ngưng Mi Trương Tử Tinh vừa thổi chính là khúc ca (cũng là bài thơ -ND) trong phim truyền hình Hồng Lâu Mộng bản 1987. Bản Hồng Lâu Mộng này được hậu thế xưng làm tác phẩm kinh điển không thể vượt qua, cho dù sau có rất nhiều version mới nhưng bất kể là dàn diễn viên, diễn xuất, âm nhạc đều không thể vượt qua bộ này. Uổng Ngưng Mi càng là tác phẩm siêu việt gắn chặt với tên tuổi mộng Hồng Lâu.



Hồng Lâu Mộng là một trong tứ đại danh thư Trung Hoa, cũng có tên Thạch đầu kí (tên khi Tào Tuyết Cần viết, đến khi Cao Ngạc viết tiếp mới đổi thành Hồng Lâu Mộng –ND) là tác phẩm văn học đỉnh cao về trường thiên tiểu thuyết, đẳng cấp của nó không phải lăn tăn nữa.



Điều Trương Tử Tinh muốn làm là sửa đổi chút bối cảnh tác phẩm kinh điển này, dùng ngôn từ sinh động trực quan hơn kể lại, phối hợp cùng âm nhạc để biểu đạt tốt hơn. Tới lúc Long Cát công chúa nghe bài Hảo liêu ca của đạo sĩ khiễng chân có câu "Xưa nay cha mẹ thực khờ thay. Con hiền cháu thảo ai thấy đây!" trong hồi một Hồng Lâu Mộng thì không khỏi thở dài một tiếng, ánh mắt băng lãnh đượm nét sầu. Rồi thần theo tình tiết phát triển, hai nàng nghe dần phát mê. Trương Tử Tinh kể thẳng một mạch tới hồi thứ ba Lâm Đại Ngọc vào Vinh quốc phủ, Giả Bảo Ngọc thấy nàng đòi đập Thông Linh bảo ngọc mới dừng lại.



Bích Vân nữ đồng nghe chưa đã, nhịn không nổi hỏi: "lão sư vì sao không giảng nữa?"



Trương Tử Tinh cười khổ chỉ sắc trời phía ngoài cung. Long Cát công chúa nhìn lại, thì ra trời đã hoàng hôn tự lúc nào.



Trương Tử Tinh đứng dậy cáo từ: "giờ đã không còn sớm nữa, bần đạo đây xin cáo từ, ngày mai sẽ lại tới bái phỏng".



Long Cát công chúa suy nghĩ chốc lát rồi nói: "đạo hữu, trong Thanh Loan cung khuyết đây của ta cũng có phòng khách, đạo hữu có thể chọn một gian nghỉ tạm tránh cho ngày mai qua lại mệt nhọc".



Bích Vân nữ đồng lộ vẻ kinh ngạc, Thanh Loan cung khuyết này của công chúa chưa từng có người lưu lại, đừng nói là một gã nam tử. Nhưng cô bé cũng bị câu chuyện của Trương Tử Tinh hấp dẫn, tuy kinh ngạc nhưng trong lòng lại hết sức tán đồng đề nghị này.



Trương Tử Tinh chau mày nói: "làm vậy không ổn, ta một gã nam tử lưu lại nơi này, chỉ sợ làm tổn thương đến danh dự của công chúa".



Hắn mồm tuy nói vậy nhưng trong lòng lại hết sức tự cười nhạo mình ra vẻ, nếu giờ đổi thành Hạm Chi Tiên muốn lưu hắn lại Kim Ngao đảo, chắc đã sớm sướng rơn nhảy chồm chỗm lên rồi…



Quả nhiên, Long Cát công chúa lập tức mở lời mời lưu lại, còn khen hắn là chính nhân quân tử, Bích Vân nữ đồng cũng cật lực khuyên nhủ. Trương Tử Tinh cuối cùng "từ chối không nổi" món thịnh tình này "đành" lưu lại, còn kể thêm một hồi nữa mới đi tới phòng khách nghỉ ngơi.



Mấy ngày tiếp đó, Trương Tử Tinh trở thành tiên sinh kể chuyện, phát huy mạnh mẽ tài ăn nói của mình, không ngừng giải thích thêm cùng dùng âm nhạc diễn tấu, khiến cho Long Cát công chúa cùng Bích Vân nữ đồng nghe đến như si như say.



Lúc tạm biệt, Trương Tử Tinh tuy thấy vẻ nuối tiếc của Long Cát công chúa, nhưng hắn biết mình không thể lưu lại đây quá lâu, cuối cùng đành dứt điểm cáo từ rời đi. Long Cát công chúa phá lệ sai Bích Vân nữ đồng tự đưa hắn ra khỏi Phượng Hoàng sơn.



Trương Tử Tinh trở lại Triều Ca không lâu gặp ngay bộ Binh dâng lên quân tình khẩn cấp: nghịch tặc phương nam Ngạc Hoán dùng kế sai bộ hạ trá hàng lừa Bắc bá hầu Sùng Hầu Hổ vào vòng vây, khiến cho quân của Bắc bá hầu tổn thất nghiêm trọng, bản thân bá hầu cũng bị trọng thương không cách nào đấu lại cùng Ngạc Hoán nữa. Giờ đại quân của huynh đệ Sùng Hầu Hổ đang rút lui trở về, may Ngạc Hoán giao chiến cùng Sùng Hầu Hổ đã lâu, quân hắn cũng tổn thất không nhỏ, tạm thời không có khả năng bắc tiến.




Trong cơ địa dưới lầu Trích Tinh, Trương Tử Tinh ngả người trên ghế dài, nhìn một cuốn sách mới in trong tay, Thương Thanh Quân nghiêng người sang hỏi: "phu quân, chàng xem gì vậy?"



Trương Tử Tinh đưa cuốn sách cho nàng, thuận tiện hôn lên má một cái. Thương Thanh Quân sắc mặt ửng hồng nhìn quyển sách, tiêu đề là ba chữ "Thôi Ân Lệnh".



Thương Thanh Quân giở sách lướt qua, càng xem càng kinh dị, nói: "phu quân, sách này thực tuyệt, đáng xưng là hoàn mỹ, hẳn có thể hoá giải được mối nguy chư hầu!".



Thì ra, nội dung cuốn sách này ghi lại chính là pháp lệnh trứ danh của Hán Vũ Đế nhằm giảm bớt thế lực của chư hầu – Thôi Ân Lệnh. Từ thời Cảnh nhị đế, vấn đề làm sao hạn chế và giảm bớt thế lực của chư hầu ngày càng bành trướng là một mối đau đầu nghiêm trọng với các vua thời Tây Hán, dù cũng thi thoảng thu bớt lãnh địa, song không cách nào giải quyết được vấn đề từ căn bản, nhất là chuyện các đại chư hầu uy hiếp đế đô ngày càng lớn.



Tới khi Hán Vũ Đế lên ngôi, rốt cuộc ban hành ra Thôi Ân Lệnh trứ danh này: nội dung là xoá bỏ chế độ chư hầu trong quá khứ chỉ có thể đem đất phong cùng tước vị truyền cho con trưởng, thay vào đó có thể truyền cho vài người con, trở thành nước phụ thuộc tiểu chư hầu, con ngoài con trưởng liền được phong là Liệt hầu. Cách làm này vừa có thể củng cố chế độ trung ương tập quyền, vừa tránh cho chư hầu bất mãn phản kháng, danh nghĩa là thi ân, thực tế là tách đất phong của chư hầu thành mấy mảnh, thế lực tất nhiên bị giảm bớt.



Thôi Ân Lệnh ban ra xong, các chi của khanh tướng vương hầu được phong thành liệt hầu không ít, có nơi còn tách thành hầu quốc nhỏ bé. Án theo luật pháp thời Hán, hầu quốc tương đương với đơn vị quận huyện, thành ra không khác nào tăng cường quyền hạn cho triều đình. Cứ vậy, triều Hán không ngừng triển khai pháp lệnh này, cuối cùng chư hầu chỉ còn lại lèo tèo vài huyện, không còn có thể uy hiếp tới trung ương nữa.



Trương Tử Tinh nghe Thương Thanh Quân khen ngợi, khe khẽ lắc đầu: "nếu có thể hoá giải sự uy hiếp của chư hầu thì đây thực là sách lược hay, nhưng còn chưa thể gọi là hoàn mĩ".



Thương Thanh Quân tính vốn hiếu học, vừa rồi đã thấy Thôi Ân Lệnh này tuyệt diệu vô cùng, giờ nghe phu quân nói vậy thì ngạc nhiên lắm, vội hỏi: "chẳng lẽ còn chỗ nào không ổn?"



"Đây là bản chất của chế độ trung ương tập quyền, tuy thực có thể củng cố và phát triển đất nước dưới một thể. Nhưng nếu sách lược này thành, Thiên tử nắm toàn bộ quyền lực trong tay, từ đó tài năng của Thiên tử trở nên cực kỳ quan trọng. Nếu Thiên tử nhỏ tuổi vô tri, không cách nào hoàn toàn nắm vững quyền lực trong tay, ắt sẽ có kẻ ép vua chiếm quyền, như cận thần hay ngoại thích, thậm chí còn vì tranh quyền mà khiến thiên hạ đại loạn".



Trương Tử Tinh nói không sai, thời mạt Hán chính là ví dụ tốt nhất, hoàng đế vô năng mông muội để ngoại thích và hoạn quan nắm lấy triều chính phá hoại nước nhà, kết quả là cục diện Tam quốc lưỡng Tấn Nam Bắc Triều đại loạn không ngừng sau đó.



"Nếu tương lai có thể nhất thống thiên hạ, vậy có thể dùng sách này giải trừ quân lực của chư hầu", Trương Tử Tinh lắc đầu nói: "giờ đại thế không thể tránh khỏi, tạm thời không nên nghĩ tới chuyện thực hiện nữa".



Tại lúc này, Viên Hồng hớt hải chạy lại, mang tới một tin tức kinh người, cho dù Trương Tử Tinh cùng Thương Thanh Quân vốn người đầy hàm dưỡng cũng không khỏi biến sắc – Tây bá hầu Cơ Xương đột nhiên phát bệnh nặng qua đời!.



Định găm hàng cho mấy ngày tới nhưng post luôn cả thế, các lão chịu khó trong tuần này hết hàng rồi nhé :D