Ngã Vi Trụ Vương Chi Ngạo Khiếu Phong Thần

Chương 37 : Na Tra Cừu Hận Lý Tịnh Đích Nguyên Nhân?

Ngày đăng: 12:18 18/04/20


Trương Tử Tinh ngầm kêu kinh ngạc, Na Tra và Lý Tịnh trong truyện chả khác nào kẻ thủ, Lý Tịnh phá hủy thần miếu của Na Tra, làm hắn mất đi cơ hội đầu thai; Na Tra dựa vào liên hoa làm thân sống lại, lập tức đi tìm Lý Tịnh báo thù, nếu không phải Nhiên Đăng đạo nhân tặng cho Lý Tịnh Lung Linh Bảo Tháp, chỉ sợ thù hận giữa hai cha con cả đời cũng không thể hóa giải. Nhưng bây giờ Na Tra mới sinh không lâu, cùng Lý Tịnh không có ân oán gì mới phải, chẳng nhẽ hai người trời sinh đã không hợp?



Trương Tử Tinh có chút tò mò, dò hỏi Na Tra, Na Tra đầu tiên cương quyết không nói, về sau bị sư phụ mang ra rất nhiều đồ chơi dụ khị, mới chịu nói nguyên nhân.



Thì ra, Na Tra hôm qua thấy Lý Tịnh ẩu đả Ân thị, nó từ lúc sinh ra chỉ gặp phụ thân một lần, suốt ngày quấn quýt với mẫu thân, tất nhiên trong lòng uất ức, cho nên sáng nay tới hoàng cung mới cố ý gây chuyện, không nghe lời Lý Tịnh dặn dò bái sư, quyết thay mẫu thân "trả thù".



"Lý Tịnh đánh vợ ?" Trương Tử Tinh nheo nheo lông mày, lại đánh giá Lý Tịnh thấp hơn vài phần, dù địa vị nam nữ nhà Thương rất bất bình đẳng, người chồng trên hết, nhưng thế nào hắn cũng rất coi thường kẻ vũ phu đánh vợ, có giỏi ra ngoài hung hăng, bằng cái gì mà lại trút giận lên đàn bà trong nhà !



Khương Văn Sắc và Dương Cửu nhìn nhau, không hẹn mà cùng lộ ra vẻ đồng tình, Hoàng Phi Yến thì không nói , Khương Văn Sắc và Dương Cửu trước đây vô số lần bị Thọ Vương ngược đãi, đánh đập hết sức khổ sở. Nhưng thời đại này đàn bà địa vị thấp kém, trong mắt nam nhân chỉ là công cụ tiết dục và sinh đẻ, mà con gái các quý tộc, đại thần còn là công cụ chính trị, không ít người chịu cảnh bạo lực, chỉ có cách về nhà mẹ đẻ khóc lóc, nhưng cũng không thể làm gì. Cũng may tổ tiên linh thiêng, Thọ Vương khỏi bệnh bỗng tính tình thay đổi lớn, không hề còn hành vi bạo lực, mà ngược lại không chỉ yêu thương bọn họ hơn xưa, còn có một loại tôn trọng chưa từng được nếm trải trước đây, khiến hai nàng cảm động vô cùng, càng hết lòng chăm sóc phu quân.



Trương Tử Tinh cũng muốn ra vẻ trước ba nàng, bèn hỏi Na Tra: "Na Tra, con có biết cha con đánh mẹ con thế nào? Cứ nói ra, quả nhân sư phụ ta nhất định thay con làm chủ, "




Ở thời nhà Thương mà nói đến chữ điện nghe có vẻ buồn cười, với tài liệu thời này, ngay cả chế tạo ra một bình acquy đơn giản cũng rất khó, huống chi làm ra thì dòng điện cũng quá yếu, không đủ cho Siêu Não ngáp một cái. Mục tiêu của Trương Tử Tinh chính là sét trong tự nhiên, nếu có thể tại Thương triều làm một con diều thu lôi thí nghiệm, ghi vào sử sách, chỉ sợ Franklin ở châu Âu N năm sau chỉ có thể làm tên thợ in thôi.( * )



Xét về độ khó, Trương Tử Tinh gặp phải khó khăn nhiều hơn Franklin năm đó nhiều, Franklin chỉ cần chứng minh "điện trời" và điện do công nhân làm ra là một, mà Franklin cũng rất may mắn, không ít khoa học gia đã chết vì thí nghiệm điện thời đó, ngay cả giáo sư nổi tiếng người Nga Richmann cũng là người hiến thân. Mà bây giờ Trương Tử Tinh muốn làm là, dưới điều kiện hết sức thiếu thốn, thu thập tia sét tích tụ lại, sau đó dẫn vào trong cơ thể, không cần phải nghi ngờ, đây tuyệt là một cái thí nghiệm điên cuồng và nguy hiểm.



Đầu tiên phải giải quyết vấn đề bình ngưng điện, Trương Tử Tinh định làm một bình Leyden tạm thời tích điện, bình Leyden là do Musschenbroek- đại học Leyden phát minh năm 1746, chính là bình ngưng điện đầu tiên trên thế giới (**). Tất nhiên, Trương Tử Tinh muốn làm là một bình Leyden lớn siêu cấp, phức tạp hơn của Musschenbroek rất nhiều, tính năng cũng mạnh hơn, mà bước đầu tiên, chính là chế tạo tài liệu cơ bản của bình Leyden- thủy tinh.



*************



( * ) và (**): tác giả viết nhầm chút, Benjamin Franklin(1706-1790), người mở đường cho những nghiên cứu về điện học, là nhà khoa học Mỹ- là người đã đề xuất thí nghiệm dùng diều dẫn điện, và trong thí nghiệm của ông ngày 15-06-1752 đã sử dụng bình Leyden của nhà khoa học Hà Lan Pieter van Musschenbroek (1692-1761)