Nghề Nào Cũng Có Trạng Nguyên

Chương 1 :

Ngày đăng: 01:29 19/04/20


Tuy trên hoàng lịch viết tháng này đang là mùa thu nhưng ở thôn Tiểu Quy dưới chân Vô Quy Sơn, mùa đông tới rất sớm, mới hạ tuần

tháng chín, khắp đất trời đều đã nhuốm màu sương.



Trong rừng chỉ có tùng bách là còn lại chút sắc xanh, phần nhiều đều đã trơ cành; cỏ dại khắp núi cũng mang màu vàng héo úa. Các thôn

dân đã đổi sang y phục mùa đông từ lâu, từng món y phục khoác thêm lên

người, co đầu rụt cổ để chống lại gió núi từ phương Bắc thổi tới; gió

núi ấy lạnh như dao cạo xương, xuyên qua vải vóc, thấm vào da thịt, cạo

đến ngay cả xương cũng đau.



Đồng ruộng đã thu hoạch xong, không còn bóng dáng hoa màu nữa,

chỉ có các loại cỏ dại sức sống mạnh mẽ mới có thể chui ra khỏi đất.

Thôn Tiểu Quy nằm ở phía Tây Bắc nước Đại Ung, do yếu tố thời tiết mà

một năm miễn cưỡng thu hoạch được hai mùa, nếu mùa đông muốn lợi dụng

đất đai để trồng hoa màu rau dại gì gì đó để có thể gắng gượng no bụng

cũng là suy nghĩ xa vời, nơi đây chỉ có đất hoang, mặc kệ các loại cỏ

dại mọc lung tung, đợi đến mùa xuân năm sau mới cày lên được chút đất

màu mỡ.



Vào thời tiết này, các nông dân toàn bộ đều vào trong trấn tìm

công việc ra sức để làm, không ai chăm sóc đất đai không trồng trọt gì

cả. Thế là, một mảng đất lớn trở thành nơi vui chơi cho mấy đứa trẻ

trong thôn; bọn chúng có thể tìm trong ruộng chút rau dại ăn được, có

thể đào chuột đồng rắn nhỏ cho nhà thêm món ăn, đôi khi may mắn còn có

thể bắt được một hai con thỏ hoang.



Ngày hôm đó, mặt trời hiếm khi ló đầu ra, tuy thời tiết vẫn lạnh khiến tay chân người ta rét run nhưng không ngăn được lòng ham chơi của bọn trẻ khắp thôn khắp núi. Mấy đứa trẻ lớn hiếu động tinh nghịch dẫn

mấy đứa nhỏ hơn cầm cây trúc gậy gỗ chơi đánh đánh gõ gõ khắp ruộng, tìm hang chuột đồng thỏ hoang, thỉnh thoảng còn chơi đánh trận, cầm cây

trúc gậy gỗ quơ quơ tạo ra tiếng gió, ngươi đánh ta chặn ngươi đuổi ta

chạy loạn thành một đám.



Các cô bé hoặc khom lưng hoặc ngồi xổm trong ruộng thì an tĩnh

hơn nhiều, trên tay họ đều cắp theo một giỏ trúc nhỏ, cố gắng mở to mắt

tìm rau dại ăn được giữa đám cỏ dại để hái về nhà, thỉnh thoảng còn phải dùng tay làm xẻng xới đất tìm củ ăn được, vận may tốt một chút thì có

thể đào được khoai lang khoai sọ đậu phộng gì đó không bị chủ ruộng phát hiện, vậy thì quá may mắn_____dĩ nhiên, khả năng xảy ra loại may mắn

này vô cùng nhỏ. Dù sao thì ruộng của thôn Tiểu Quy thực sự sức sản xuất quá nghèo nàn, thu hoạch có hạn, người nông dân khi thu hoạch hoa màu

không khỏi vô cùng cẩn thận, cẩn thận tìm kiếm, chỉ còn thiếu đào ba

thước đất lên thôi, như vậy sao có thể để rơi lương thực?



Thôn Tiểu Quy ở khu vực biên cương cực Bắc của quốc gia, lại là

một sơn thôn, địa hình không bằng phẳng, đất đai không màu mỡ, khí hậu

không tốt, văn hóa yếu kém, văn không hưng, võ không thịnh, chính là nơi hoang vu hẻo lánh, thâm sơn cùng cốc mà người bình thường hình dung,

trăm ngàn năm qua luôn là nơi lưu đày tội phạm. Nếu không phải Đại Ung

lập quốc hai trăm năm qua đều sinh ra các đế vương hùng tài vĩ lược, dám mở rộng lãnh thổ quốc gia về phương Bắc hơn nghìn dặm, khiến cho các

tội phạm lưu đày có nơi lý tưởng hơn để lựa chọn chịu khổ chịu tội thì e rằng bây giờ thôn Tiểu Quy chính là vùng đất ác không khác gì địa ngục, là nơi mà nếu phạm tội thì thà bị mất đầu còn hơn đến để lưu đày trong

nhận thức của con người chốn kinh thành phồn hoa.



Nhưng, cho dù hiện tại có vùng phương Bắc giá lạnh hơn để thôn

Tiểu Quy trở thành nơi áp chót thì địa vị của thôn Tiểu Quy cũng không

cao lên được bao nhiêu, vẫn là vùng đất ác trong mắt người đời, các quan viên muốn lập nên thành tích, muốn vơ vét của cải đều vĩnh viễn sẽ

không xem huyện thành nhỏ có thôn Tiểu Quy là nơi làm việc lý tưởng,

thậm chí có thể nói là tránh còn không kịp, thà rằng đau khổ ở kinh

thành đợi chức quan nơi khác thiếu người, đợi ba năm hay năm năm đều

được, miễn là không phải tiếp nhận ấn quan nơi huyện thành hoang vu phía Bắc này.



Cho nên mấy trăm năm nay, bất luận triều đại thay đổi thế nào,

vị trí huyện lệnh huyện Vĩnh Định nếu không phải bỏ trống thì chính là

do những người không có bối cảnh không có thân phận, đường làm quan vô

vọng nhưng cứ muốn làm quan tới đảm nhiệm. Huyện lệnh nào cũng mặt nhăn

mày nhó đến nhậm chức, sau khi lĩnh ngộ được hàm ý sâu sắc của câu “vùng khỉ ho cò gáy nhiều điêu dân” thì hoặc là đóng cửa sống mơ mơ màng

màng, hoặc là cố gắng hết sức tìm cách luồn cúi bợ đỡ, chỉ mong có thể

sớm ngày thoát khỏi bể khổ; thật sự trốn không thoát thì vứt chức quan

bỏ đi cũng là tình huống thường gặp.



Không ai chịu tiếp nhận chức vị này, triều đình thường phái một

huyện lệnh đến làm tới khi chết già cũng không thuyên chuyển. Về cơ bản, triều đình bỏ mặc những nơi không ai chịu tới như thế, Lại bộ mỗi ba

năm khảo hạch thành tích quan lại luôn bỏ qua mấy tiểu huyện này không

thèm để ý. Hậu quả của việc buông xuôi tự sinh tự diệt chính là: huyện

lệnh lẳng lặng vứt chức quan bỏ đi không người truy cứu, mà tên vẫn cứ
- A, Tiểu Vân, sao hôm nay ngươi lại đi trước vậy?



Thấy người hàng xóm mà trong lòng đang nghĩ đến, Tiểu Phương nhanh chóng chạy tới hỏi.



- Ta chạy về trước. Trong nhà thiếu củi, ta tới đây nhặt ít cành khô đem về.



Tiểu Vân là một cô bé mặt vàng vọt vì đói, tuy mới sáu tuổi

nhưng cao hơn Tiểu Phương bảy tuổi nửa cái đầu; ngoại trừ tướng mạo

tương đối cao, vì ở trong tình trạng bị đói lâu ngày nên gầy đến mức da

bọc xương, thoạt nhìn cũng không tốt hơn Tiểu Phương chỗ nào, thậm chí

còn thảm hơn một chút.



- Muốn nhặt củi thì trên đường về tiện thể nhặt luôn, sao lại chạy về trước?



Tiểu Phương nghi hoặc hỏi xong, chợt nghĩ đến gì đó liền vội

vàng nín thở, nhìn chung quanh, xác định chỉ có hai người họ mới dùng âm lượng rất nhỏ hỏi:



- Ngươi...đào được nhiều khoai hơn đúng không?



Hỏi xong, cô vội vã kéo Tiểu Vân, nhìn tới nhìn lui sau lưng cô bé.



- Gùi của ngươi đâu?



- Đây.



Tiểu Vân vứt sợi dây cỏ trên tay, kéo Tiểu Phương đi đến một khe núi nhỏ khô cạn, chỉ vào cái gùi cô bé giấu trong đó cho cô nhìn.



- Woa.



Tiểu Phương vội dùng tay che miệng, giống như sợ bị người khác

nghe thấy. Cô mở to mắt, ngơ ngác chỉ vào số khoai hơn nửa gùi cũ kỹ

kia, một chữ cũng không thốt ra được.



Tiểu Vân có chút buồn cười kéo bàn tay che miệng của Tiểu Vân ra, nói:



- Ngươi bây giờ dù có la rách họng cũng chẳng ai nghe đâu.



- Tiểu Tiểu Tiểu Vân! Ta không có hoa mắt chứ? Trời tối không

sai, nhưng mắt ta rất tốt, không thể nào nhìn nhầm được, ta không phải

đang nằm mơ chứ?



- Không nhìn nhầm, đúng là nửa gùi khoai, chỗ đất chúng ta phát

hiện kia, chỗ cỏ khô ấy, có một dây khoai chưa được thu hoạch, bị khuất

trong đất và trong khe, nhà thôn trưởng chưa đào, bỏ sót, hời cho chúng

ta.



- Từ đầu ngươi đã biết chỗ đất đó có nhiều khoai rồi à?



Tiểu Phương nghĩ đến đống khoai đó có thể giúp hai nhà họ ăn

được một bữa no thì nước miếng không khỏi ứa ra, cô không ngừng nuốt

lại.



- Ta sao có thể biết chứ?



Tiểu Vân bĩu môi, nói:



- Ta chỉ nghĩ, khoai luôn mọc thành chùm, nếu ngươi có thể đào

được trên lớp đất cạn một củ, thì đào sâu thêm nữa, rất có khả năng sẽ

đào được nhiều hơn. Ta nghĩ, ruộng của nhà thôn trưởng, nếu có thể đào

được chút lương thực thì chính là chỗ mà hôm nay ngươi đào.



- Cho nên ngươi mới bảo ta cầm củ khoai đó đi thật xa, rồi giả

vờ như phát hiện được khoai ở bên kia, dẫn dắt mọi người qua đó đào, sau đó ngươi sẽ lén tìm ở chỗ chúng ta phát hiện khoai để tránh cho vị trí

bị chiếm mất, khoai đào được cũng sẽ không bị cướp, đúng không?



Tiểu Phương hiểu ra nói.