Ngược Về Thời Minh
Chương 122 : Xưởng đốc ra quân (1)
Ngày đăng: 13:22 30/04/20
Không biết từ khi nào, ngoài trời lại đổ một cơn mưa nhỏ. Mưa tí tách rơi, đáp xuống những tàu lá chuối dưới khung cửa sổ phát ra âm thanh lộp bộp. Bỗng hai tiếng đàn gảy "tính tang" vang lên cùng một giọng hát ngọt ngào khẽ ngân nga trong đêm mưa sâu thẳm:
Nén nhìn bướm lượn hiên bên,
Run cành sẽ hỏi thệ nguyền biết không?
Nương tràn tâm ý gió đông
Vì ai nên bệnh, nên lòng ủ ê.
Gió đưa bướm mối mai về,
Mà nơi phòng kín áo thề chửa may.
Bàng quan mấy kẻ đâu hay
Chờ ai giải khối tình này người ơi!
Lần đầu khoác chiếc áo cưới ngồi ngóng đợi bên giường, thấy sắc trời càng lúc càng tối mà lão gia dường như không muốn đến, trong lòng Tuyết Lý Mai thực sực đã hốt hoảng. Nàng với Tô Tam vốn có tình thân như thủ túc nên không hề muốn tranh sủng. Nhưng dù xinh tươi quyến rũ thì nét đẹp hoa thơm cỏ lạ ấy của nàng sao có thể sánh với vẻ tuyệt sắc nhân gian vạn người không một của Ngọc Đường Xuân đây?
Cho dù địa vị không bằng Ấu Nương, nhan sắc không bằng Tô Tam thì tiểu cô nương cũng không lo lắm mà chỉ sợ Dương Lăng vì bị lệnh vua ép buộc mới nạp nàng về chứ thực ra trong lòng không hề thích. Ngồi cô quạnh cho đến khi nến hồng cháy hết, Tuyết Lý Mai thương xót cho bản thân mình, cầm lòng không được bèn ôm lấy đàn, vừa khẽ gảy vừa hát, nghe tiếng mưa rả rích bên ngoài cửa sổ mà trong lòng đau khổ không thôi.
Ngọc Đường Xuân tỉnh dậy từ trong mộng đẹp, nghe tiếng ca của Tuyết Nhi mà thấy thẹn muốn chui xuống đất, vội vàng ngọ nguậy tính ngồi lên để giúp lão gia vận quần áo. Vốn Dương Lăng sớm đã ngồi dậy mặc y phục xong, thấy nàng lần đầu đón nhận cơn mưa móc, dáng vẻ mệt mỏi yêu kiều, bèn vội giữ lấy bờ vai thơm mềm, kéo tấm chăn mỏng khoác lên cho nàng, rồi nhẹ giọng bảo:
- Trời mưa rồi, đừng để nhiễm lạnh, nghỉ ngơi sớm chút đi.
Ngọc Đường Xuân đang lõa phơi dáng ngọc, thấy ngồi dậy cũng hơi mất ý tứ bèn nghe lời nằm xuống. Dương Lăng quan tâm như vậy khiến nàng cảm thấy ấm áp trong lòng. Nàng hé cánh môi đào mỉm cười thật ngọt ngào, thẹn thùng gật đầu.
- Nén nhìn bướm lượn bên hiên...
Tiếng ca lại cất lên trong đêm. "Con bướm hái hoa" Dương Lăng vội vàng cuống quít mở cửa phòng đi ra...
***
Một đêm hai lần điên cuồng, đáng lý nên ngủ không dậy mới phải, song trời vừa tờ mờ sáng thì Dương Lăng đã tỉnh giấc, có lẽ do khoảng thời gian này y đã quen với việc dậy sớm vào chầu. Trong khi đó, Tuyết Lý Mai vốn quen với việc thức khuya dậy sớm lại đang ngủ say sưa. Dáng ngủ của nàng thật sự không được tốt. Quấn lấy nhau cả đêm khiến cả tấm chăn mỏng bị nàng cuộn hết lên người, chỉ để lộ một làn da trắng mịn, trên khuôn mặt được trang điểm nhẹ vẫn lờ mờ hai vệt nước mắt vừa khô.
Cho dù là vậy, trong lòng y cũng không dám lạc quan. Thường thì thương nhân khi giao thiệp cùng quan lại luôn luôn ở thế yếu, bọn họ không thể không mảy may nghi ngờ mà yên tâm hợp tác cùng Nội xưởng. Nội xưởng lại không thể dùng quyền thế ép buộc bức bách bọn họ công tư hợp doanh (4). Muốn tạo dựng danh dự và uy tín với những thương nhân vốn trời sinh đa nghi và cẩn thận này, nói dễ vậy sao?
Thế nhưng Vu Vĩnh - hậu duệ của đế quốc La Mã thần thánh đến từ sông Rhine - quả thực là thiên tài về kinh doanh. Gã cho người thăm viếng mấy cửa hàng thuyền bè, cửa hàng ngựa xe vào loại lớn nhất, đưa ra những điều kiện mà không một chủ hàng nào có thể cự tuyệt: “Nội xưởng chúng ta giúp các người vận chuyển tiền bạc hàng hoá, lữ khách bán buôn. Bây giờ các người hãy kết toán lại rồi tính lợi nhuận bình quân hằng năm của các ngươi trong năm năm vừa qua. Nếu sau khi chúng ta tham gia, lợi nhuận thấp hơn con số này, chúng ta sẽ không lấy một văn tiền, nếu cao hơn con số này, dù cao hơn bao nhiêu chúng ta đều lấy một nửa. Năm nay ấy à? Nửa cuối năm nay chúng ta sẽ không lấy một văn tiền nào, coi như giúp không cho các người.”
Đám chủ hàng thuyền, hàng xe trước giờ chịu đựng nỗi khổ bị bóc lột trái pháp luật nhưng lại không nơi mà tố cáo, sao không biết lợi nhuận khổng lồ ẩn chứa bên trong đó chứ. Điều kiện của Nội xưởng hào phóng đến độ cho dù nằm mơ cũng có thể cười vang, sao bọn họ lại có thể từ chối được?
Vu Vĩnh chỉ chạy đến bốn nhà thì không cần phải tiếp tục đi nữa. Trên con đường làng nhỏ hẹp dẫn vào chốn bồng lai tiên cảnh của Cao Lão trang, tới lui nườm nượp đều là những chủ nhân lớn nhỏ của các hàng vận chuyển khắp nơi nghe tiếng mà đến. Chỉ chưa quá nửa tháng, toàn bộ hàng ngựa, xe, thuyền của cả kinh sư và thậm chí những thành trì lân cận đều đã ký khế ước cùng Nội xưởng. Như khối tuyết lăn, thế lực của Nội xưởng xuôi theo sông đào và quan đạo lăn một mạch đến mọi nơi trong thiên hạ.
Hay tin, Dương Lăng hớt ha hớt hải chạy đến chất vấn Vu Vĩnh:
- Quân lương triều đình chỉ phát đến cuối tháng bảy, trong năm tháng cuối năm, mấy ngàn con người của Nội xưởng sẽ ăn gì uống gì mà sống?
Vu Vĩnh cúi đầu khom lưng, ra vẻ con buôn nói:
- Khải bẩm đốc chủ, người của chúng ta dùng ngựa xe của bọn họ, hẳn sẽ không đi tới đi lui tay không chứ? Tôi đã bảo người mang theo đặc sản của kinh sư, thẳng đường đi đến Hồ Châu, không cần nhờ thương nhân khác bán thay, khi đến nơi thì một ngàn lạng có thể lãi được năm trăm lạng rồi.
- Tiếp tục lấy một ngàn năm trăm lạng bạc này đặt tơ lụa ngay ở Kim Lăng, vận chuyển về kinh rồi tung ra bán, sẽ lại có thể lãi tám trăm lạng. Đi về một vòng mất một tháng, một ngàn lạng bạc biến thành hai ngàn ba trăm lạng. Đó là đốc chủ ngài đã căn dặn không được trốn thuế đấy, bằng không chỉ cần động chút tay chân, lúc qua trạm thuế, hai rương gộp lại thành một, ba rương báo thành hai, biết đâu có thể kiếm thêm được ba trăm lạng nữa. Một tháng sau triều đình mới ngưng phát quân lương, chúng ta đã dùng số tiền của một tháng này đẻ ra số tiền lương của ba tháng rồi. Đại nhân không cần lo lắng.
Dương Lăng nghe xong, rắm cũng không dám đánh, xoay người đi luôn. Trông thấy Hoàng đại bộ đầu chủ quản nội chính, y chỉ thòng đúng một câu:
- Hoàng lão chỉ cần trông coi tài vụ cho tốt, chi tiêu tiền lương hãy để Vu Vĩnh lo hết đi.
Chú thích:
(1) Tam Dương chỉ Dương Sĩ Kì, Dương Vinh và Dương Phổ, ba vị đại thần của vua Minh Anh Tông, phụ trách toàn bộ công việc nội các trong thời gian đầu.
(2) Ám chỉ Dương Đình Hoà, Dương Nhất Thanh và Dương Lăng.
(3) Lấy từ thành ngữ "Nhị đào sát tam sỹ" trích từ một điển cố thời Xuân Thu. Xin xem thêm ở đây http://www.tangthuvien.com/forum/sho...&postcount=138
(4) Liên doanh giữa nhà nước và tư nhân
(5) Con kênh đào dài nhất thế giới
(6) Cung thất bên ngoài kinh đô, để cho vua chúa trọ khi vi hành.