Ngược Về Thời Minh
Chương 123 : Nghe tiếng sóng đùa, bóc cua thưởng thức
Ngày đăng: 13:22 30/04/20
Rời kinh lần này Dương Lăng dẫn theo ba trăm thân vệ(*), tất cả đều là những sỹ tốt kiêu dũng và thiện chiến trong quân doanh. Mỗi một người đều đeo phác đao, chủy thủ (dao ngắn); ba trăm người lại chia làm ba đội, mỗi đội đều trang bị nỏ liên hoàn, súng ngắn và cung dài. Trừ phi có binh biến, bằng không chỉ cần dựa vào ba trăm người này cũng đừng hòng ai đụng được đến một cọng lông măng của Dương Lăng.
(* Xin nhắc lại: thân vệ, thân binh là binh lính thuộc đội quân bảo vệ tướng lĩnh, gần như là gia binh)
Đây đều là những thị vệ do đích thân đại bộ đầu Ngô Kiệt của Nội xưởng tuyển chọn. Dương Lăng là linh hồn của Nội xưởng, tiền đồ của toàn bộ mấy ngàn người gắn liền với y, làm sao Ngô Kiệt dám lơ là?
Nếu không phải vì Dương Lăng cảm thấy như thế là huy động quá nhiều người, thực tình Ngô Kiệt muốn điều một ngàn nhân mã và lắp thêm mấy khẩu đại pháo lên thuyền của y.
Sử dụng hai chiếc chiến thuyền to lớn chở ba trăm quân, chiếc chiến thuyền thứ ba này là để chở hàng hóa của đám hào phú trong kinh đến phương Nam. Vương công quý tộc trong kinh sư nhiều vô số kể, những đại gia tộc này ít thì mấy trăm người, nhiều thì hơn ngàn người; ngoại thành Bắc Kinh có được bao nhiêu đất đai có thể nuôi sống được bọn họ chứ? Những gia đình này đã âm thầm bắt tay tham gia vào mậu dịch thương mại từ lâu, hơn nữa còn lợi dụng thế lực của gia tộc thường xuyên lên những con thuyền ”xuôi gió”(*) của triều đình.
(*: hàm ý là thuyền công, không bị tra xét dọc đường, chỉ giương buồm theo gió chạy thẳng (giống xe công, nhỉ?))
Hai ngày trước lúc khởi hành, con trai của Thành quốc công Chu Cương là Chu Hạ Nghĩa và phò mã Tiết Hoàn đã tìm đến nhà mời Dương Lăng vận chuyển hàng hóa dùm, đến nơi sẽ có gia nhân của phủ Thành quốc công tại chỗ tự tiếp nhận. Thành quốc công từng có ơn giúp đỡ Dương Lăng, cho nên yên tâm phái con mình đến, đoán y sẽ nể chút ân tình.
Còn Tiết Hoàn, từ sau khi nữ quan phủ công chúa Ninh Thanh bị đánh chết, nữ quan tân nhiệm lấy bài học đó làm gương, đã không dám quá khắt khe với phu thê hai người. Hai vợ chồng gặng hỏi nô bộc trong phủ nên biết Dương Lăng đã bênh vực giúp đỡ bọn họ, trong lòng lấy làm cảm kích, cho nên đưa hàng lên thuyền xuôi gió kiếm lợi chỉ là thứ yếu, cái chính là biểu đạt lòng biết ơn, kết thêm giao tình.
Dương Lăng nghe vậy đương nhiên đáp ứng ngay, hơn nữa việc này gợi cho y nhớ đến kế hoạch lôi kéo những kẻ quyền quý trong kinh. Y bèn chủ động gợi ý với các vị huân thần công khanh trong kinh rằng mình có thể giúp đỡ bọn họ chuyên chở hàng hóa. Thậm chí cả hai huynh đệ Thọ Ninh hầu và Kiến Xương hầu cũng mê tít cái lợi hậu hĩ mà một chuyến tuần sát phương Nam do chiếc chiến thuyền lớn có thể mang lại, đã mặt dày đưa đến năm xe đặc sản phương Bắc mà phương Nam đang khan hiếm.
Dương Lăng cũng không hề làm khó dễ bọn họ, vui vẻ tiếp nhận toàn bộ. Huynh đệ họ Trương thấy y không hề so đo những hiềm khích trước đây nên rất lấy làm cảm kích. Đương nhiên Dương Lăng có tư tâm, càng có nhiều người ràng buộc chung quyền lợi với y thì sẽ càng có ích cho kế hoạch sau này của y, những người này còn có thể vì thế mà sẽ trở thành ô dù cho y. Cùng với hoàng thân quốc thích, huân thần công khanh tạo dựng quan hệ là một chuyện vô cùng có lợi đối với y.
Hiện tại đám ngôn quan của Ngự sử đài giống như là đã ngủ đông, cả ngày không có chút động tĩnh gì. Nhưng Dương Lăng lại không vì vậy mà xem thường. Y đã cẩn thận bẩm báo trước cho thiên tử Chính Đức biết chuyện này, nói thẳng luôn là mình cũng vận chuyển lậu một ít hàng hóa, nhằm kiếm được một món tiền để mang ít vật quý hiếm ở phương Nam về dâng Hoàng Thượng để bày tỏ tâm ý.
Chính Đức nào biết Dương Lăng "nham hiểm" như vậy, nghe y bộc bạch tâm ý xong, dĩ nhiên cao hứng vô cùng. Dương Lăng dụ dỗ được Hoàng Đế làm đại thủ lĩnh của tập đoàn buôn lậu xong, bản thân cũng yên tâm, như vậy y không sợ lúc rời kinh sẽ bị người đâm lén sau lưng nữa.
Chiêu bài mà Dương Lăng sử dụng là mang danh nghĩa vừa lên nắm quyền ty Thuế Giám, phụng chỉ tuần tra nam Trực Lệ. Chuyện ba vị đại thuế giám của đạo(*) Giang Nam tham ô không được nhiều đại thần trong triều biết đến, nhưng y nghi ngờ rằng nhất định đã có người mật báo cho ba vị thái giám trấn thủ này. Ba vị đại thái giám giống như những ông vua ở bản xứ, sợ rằng bọn họ sớm đã vận sức thủ thế chờ đợi y, phải đối phó với bọn họ thế nào cho ổn thỏa đây? Hiện giờ Dương Lăng chẳng biết gì về tình hình cụ thể nên y cũng chẳng thể nào nghĩ ra được quyết sách cần thiết.
(*: đạo: đơn vị hành chính xưa, như là tỉnh hiện nay)
Chuyến đi Giang Nam lần này so với việc tranh chấp triều chính trong kinh sư càng phức tạp hơn. Nơi đó y lạ nước lạ cái, ba đại thái giám trấn thủ Giang Nam đã lâu năm nên chắc chắn có rất nhiều tai mắt, thực lực lớn mạnh. Dương Lăng vẫn chưa quên việc đường đường một công chúa mà vẫn bị một nữ quan cỏn con mua chuộc nô bộc cả phủ đùa bỡn trong tay như thế nào. Cho nên y không dám đợi đến khi mình đến tận nơi, để ba đại thái giám chuẩn bị sẵn sàng rồi mới bắt đầu điều tra mà đã phái mật thám ngày đêm gấp rút chạy xuống Giang Nam giám thị hành tung của ba đại thái giám trấn thủ trước.
Cao Văn Tâm đứng một bên lặng lẽ quan sát Dương Lăng đang trầm tư. Cánh mũi y thẳng tắp, bờ môi rõ nét, lông mày tuấn tú thẳng tắp, vóc người cân đối. Ánh mắt của y lúc trầm tư toát lên một vẻ thâm trầm không cân xứng với tuổi tác của y, khiến người khác nhìn vào tim liền đập thình thịch.
Y có một ánh mắt và khí chất khác biệt so với những kẻ cùng lứa. Nhưng khi nghĩ đến bộ dạng ngại ngùng xấu hổ lúc mình châm cứu cho y, khóe môi của Cao Văn Tâm bất giác hé một nụ cười: sự ngượng ngùng của Dương Lăng đã khiến cho sự bối rối của nàng hoàn toàn biến mất. Bây giờ châm cứu đã trở thành tiết mục truyền thống biểu diễn sự xấu hổ của đại đô đốc Nội xưởng mà nàng thưởng thức mỗi ngày.
Ba mươi dặm đường thủy đã mau chóng bị vận tốc của những con tàu khổng lồ rút lại trong phút chốc. Đứng trên đầu tàu, Dương Lăng đã nhìn thấy bến thuyền cạnh hành cung phía xa xa. Trên bến thuyền còn có mấy chiếc thuyền nhỏ hơn một chút đang từ từ rời bến. Ngược lên những bậc thềm đá dọc bến thuyền không xa là một tòa hành cung nguy nga tráng lệ.
Ven con sông đào, cứ cách khoảng một ngày lộ trình đều phải xây một tòa hành cung để Hoàng Đế ngủ trọ mỗi khi rời kinh sư xuống Nam Kinh tuần hành. Thiên tử đi tuần đương nhiên không thể tùy tiện tìm bừa một quán xá nào đó mà nghỉ lại.
Tuy nhiên, những hành cung dọc đường này ngốn không ít tiền của: phải cử quân đóng giữ bên ngoài, bên trong phải có nô bộc chăm nom,… Chỉ riêng chi phí tu bổ mỗi năm đã rất kinh người, nhưng lại không được dùng vào việc gì.
Trừ đại đế Vĩnh Lạc năm xưa từng trọ lại nơi này, các đời hoàng đế về sau đều bị ràng buộc bởi những luật lệ oai nghiêm của thiên tử do chính mình lập ra nhằm phô trương thanh thế, đành bụng làm dạ chịu, cả đời phải tự giam mình trong Tử Cấm Thành như một chú chim hoàng yến bị nhốt trong lồng.
Người ta thường nói khắp dưới gầm trời không chỗ nào không phải đất của vua, nhưng mà ông vua này lại không có quyền tuần du giang sơn của mình. Hành cung cứ bỏ không như vậy, xây rồi sửa, sửa rồi lại sửa thêm, mỗi hành cung sẽ tồn tại hơn trăm năm. Cách hành cung không xa có xây mấy dịch quán. Người của hoàng gia, của các vương phủ lẫn các khâm sai đại thần vãng lai các nơi đều lợi dụng vị thế của bến thuyền này để đỗ thuyền và nghỉ ngơi tại đây.
Dương Lăng xoay người lại, Cao Văn Tâm thấy vậy lập tức thu lại nụ cười trên môi, nhún nhường cúi chiếc cổ thanh tú nho nhã như thiên nga xuống. Dương Lăng đã sớm tinh mắt nhìn thấy nụ cười nơi khóe môi của nàng. Trước đây vị đại cô nương này không hề dám chuyện trò đùa giỡn cùng y, nhưng kể từ lúc để nàng trị bệnh đến nay, ánh mắt lo sợ, cung kính thuở quen biết ban sơ ấy giờ đã dần không còn thấy nữa.
Đau lòng quá, thật nhớ những ngày đã qua quá đi. Dương Lăng vẫn cứ cảm thấy nụ cười mà nàng nhìn mình đã hơi khác với khi xưa, nhưng y đành chịu thôi: phụ nữ mà, xa cách với họ thì họ khiêm nhường, gần gũi với họ thì họ không cung kính. Cả ngày phơi mông cho người ta sờ tới sờ lui, y đâu còn vẻ tôn nghiêm để ra vẻ đại lão gia nữa?!
Dương Lăng hừ thầm một tiếng, nói với Cao Văn Tâm:
- Đi thôi, thu xếp mấy vật tùy thân một chút, chuẩn bị xuống thuyền rồi.
- Dạ, lão gia!
Vừa nói hắn vừa cẩn thận lôi từ trong ngực ra một chiếc túi vải, cười nói:
- Tiểu nhân mời đại nhân thưởng thức món trà ngon cực phẩm này. Một túi trà đây vẻn vẹn chưa tới một lạng (50gr - ND), mà trị giá bốn lạng bạc, tiểu nhân còn phải năm lần bảy lượt thỉnh cầu mới kiếm được. Hề hề, đúng thật là đồ tốt có tiền chưa chắc đã mua được à!
Nói đoạn hắn gọi chủ thuyền bảo đem chén tới, rồi nhón từng dúm nhỏ bỏ vào từng chén một.
Một lạng bạc đủ để một gia đình nông dân tiêu dùng suốt cả năm. Một lạng trà này lại có trị giá tới bốn lạng bạc, còn là nhờ vào quan hệ xin xỏ mới có được, vậy bình thường để mua được cần phải tốn bao nhiêu tiền bạc đây? Dương Lăng nghe mà kinh hãi, bất giác hỏi:
- Đây là trà gì vậy? Không ngờ lại mắc đến như vậy!
Liêu quản sự đáp:
- Đây là trà xuân (*) Long Tĩnh chánh gốc của Tây Hồ. Không giấu gì đại nhân, tiểu nhân hầu hạ ở Ngô phủ cũng tích góp được chút gia sản, có điều cho dù tiểu nhân chịu bỏ tiền, loại trà ngon cực phẩm này cũng khó cầu lắm cơ.
(*): loại trà tươi, được hái trước tiết Cốc Vũ (bắt đầu vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch, kết thúc vào ngày 5 hay 6 tháng 5 dương lịch- Ba_Van)
Dương Lăng nhớ hình như ở đời sau, trà Long Tĩnh được bán đầy đường, không lẽ hiện tại vì trồng trọt quá ít, cung cầu chênh lệch nên mới đắt như vậy sao? Bị Vu Vĩnh lây nhiễm nên bây giờ trong bụng y cũng là một bồ "thương nhân", vừa nghe có thứ có thể kiếm ra món lợi kếch sù, y liền hết sức chú tâm.
Dương Lăng lập tức mừng rỡ ra mặt, hỏi:
- Thứ này trồng quá ít hay khó trồng vậy? Liêu quản sự là người địa phương Tô Hàng, thế mà cũng khó mua sao?
Liêu quản sự cười đáp:
- Cho dù là phú thương bản địa ở Hàn Châu cũng đến tám chín phần mười cầu mà không được đó. Ha ha, Mạt Thanh Hà Mạt công công đã cho người suốt ngày trấn giữ vườn trà, một chỉ (5gr - ND) trà cũng không được phép mang ra. Phàm kẻ nào trộm hái lá trà đều bị đánh năm mươi gậy, cùm xích ba ngày thị chúng. Ngài nghĩ xem, còn ai uống được nữa chứ?
Mạc Thanh Hà? Mạc công công chủ quản thuế má cung ứng trà và thóc gạo lương thực? Đây chẳng phải là một trong ba thái giám trấn thủ mà mình muốn điều tra lần này sao? Lão ta chỉ phụ trách thuế má, cho dù trà này là trà cống phẩm thì cũng phải do Tri phủ Hàng Châu phụ trách trông nom và cai quản chứ nhỉ?! Sao lão ta lạm quyền, trực tiếp sai người đến tiếp quản vườn trà vậy?
Sinh nghi, nhưng mặt không hề đổi sắc, y ra vẻ bình thản hỏi:
- Trà Long Tĩnh tiến cống không phải do tri phủ Hàng Châu quản lý sao? Thì ra... Mạc công công cũng có quyền giám sát.
Liêu quản sự đắc ý đáp:
- Vườn trà sản xuất ra trà Long Tĩnh chính gốc chỉ có ở mấy vùng đồi núi như Tiên Nhân Xung, Hoàng Khê Giản, Ô Mai Tiêm và Mông Độ Loan, tổng cộng chỉ có mười mấy mẫu, một năm sản xuất được không đến ba bốn trăm cân, chỉ riêng dùng làm cống phẩm cũng đã không đủ rồi. Long Tĩnh được bán trên chợ đều là sản phẩm của mấy huyện lân cận Hàng Châu, giả mạo trà Long Tĩnh chính gốc, mùi vị thật sự kém hơn rất nhiều.
Mạc công công lo có người hám lợi, trộm trà tiến cống bán ra ngoài nên đã sai người giám sát những vườn trà này, ngay cả tri phủ Hàng Châu cũng không được dây máu ăn phần. Bây giờ mỗi năm toàn bộ trà xuân Long Tĩnh cực phẩm đều được dùng để dâng lên cho kinh sư và vài vương phủ. Qua mồng tám tháng tư, mới cho phép phủ Hàn Châu đem trà đặc sản ra bán để thu thuế. Cháu của tiểu nhân là quản sự thân tín dưới trướng Mạc công công, biết tiểu nhân thích uống trà nên khéo lời cầu xin Mạc công công, Mạc công công mới đưa cho bấy nhiêu. Mặc dù đây cũng không được tính là hàng cực phẩm của vua chúa, nhưng cũng chẳng thua kém bao nhiêu, mời đại nhân nếm thử.
Dương Lăng cười nhạt, trong lòng không để ý lắm. Nghe hắn khoác lác đến trời, làm như túi trà của hắn là vật thế gian khó cầu lắm ấy? Ở Đông Noãn các tại cung Càn Thanh y cũng đã uống không ít các loại trà xuân cực phẩm được dùng làm cống phẩm, so với loại trà này còn hơn một bậc, song đương nhiên y không cần phải khoe khoang những lời này với Liêu quản sự làm gì.
Y hờ hững tiếp lấy chén trà, mở nắp ra, dưới ánh đèn chỉ thấy nước trà trong vắt, màu sắc xanh biếc, bên trong trôi nổi vài lá trà. Một mùi thơm dịu nhạt bay lên thấm thẳng vào trong tim phổi. Ban đầu mùi hương thơm mát đó khiến cho người ta cảm thấy thanh nhã, sau lại cảm thấy mùi hương u nhã đó vấn vương không dứt, tuy không nồng nàn, nhưng lại giống như mùi thơm dịu của hoa cỏ đồng nội trong tiết xuân, lưu luyến mãi không rời.
Mặc dù màu sắc của chiếc lá trà trong chiếc chén thô kệch này và của loại cực phẩm trong cung giống hệt nhau, nhưng mùi hương lại hoàn toàn không thể so sánh. Cầm chén trà trên tay, bất giác Dương Lăng ngây người.
Chú thích:
(1) đây là một phong tục vùng Giang Nam, ngồi thuyền nhỏ trên sông, câu cua, hấp chín, lột cua ra ăn giữa trăng thanh gió mát, nghe sóng vỗ rì rào.
(2) hai Mã cùng uống nước suối, chỉ sức tấn công phối hợp của hai quân Mã - cũng là một đòn rất lợi hại
(3) chữ hoa trong câu thơ ám chỉ người con gái đẹp hoặc kỹ nữ; đó là lý do tại sao Cao Văn Tâm lại nổi giận.