Ngược Về Thời Minh

Chương 128 : Chèo Thuyền Du Ngoạn Thái Hồ (tt)

Ngày đăng: 13:22 30/04/20


Dương Lăng vừa nghe ba chữ Đường Bá Hổ, toàn thân không khỏi chấn động. Đường Bá Hổ! Nhân vật thanh danh hiển hách này không ngờ lại đang đứng sờ sờ trước mặt y, Dương Lăng vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Nghe Ngô Tế Uyên muốn đuổi bọn họ đi, y liền vội kéo lại, vui vẻ bảo:



- Không sao, không sao! Ngô tiên sinh mau mời... mời mấy người bọn họ lên đây. Dương mỗ nghe danh tứ đại tài tử Giang Nam đã lâu, hôm nay được gặp mặt thật là có phước. Nếu đuổi bọn họ đi như vậy, thật sẽ tiếc lắm.



Ngô Tế Uyên không ngờ Dương Lăng cũng đã nghe danh của bốn tài tử Ngô Trung, nghe y tán thưởng như vậy, bản thân là người đồng hương, lão cũng có chút vẻ vang lây, bèn vội cao hứng gọi Liêu quản sự cho mời bốn người Đường Bá Hổ lên.



Bốn vị tài tử này bước vào đình, ra mắt Ngô Tế Uyên trước. Trong bốn người thì Chúc Chi Sơn lớn tuổi nhất, gia cảnh cũng giàu có nhất, qua lại với Ngô phủ rất thân mật, cho nên thoải mái nhất, đi tới chỉ cười hì hì làm lễ một cái, vẫn nâng chén rượu to đùng của y uống không ngừng. Văn Trưng Minh và Từ Trinh Khanh thì tương đối câu nệ hơn.



Dương Lăng quan sát kỹ bốn đại tài tử nổi tiếng gần xa này, nhận thấy Đường Bá Hổ mà y muốn kết giao nhất, khi nãy mặc dù vui quá mà không câu nệ hành vi và thái độ, nhưng sau khi bước vào đình, vừa nghe nói thị nữ đó không phải tỳ nữ của Ngô phủ mà là của vị công tử sang trọng mà ngay cả Ngô Tế Uyên cũng phải cung kính lễ độ, vẻ mặt ông liền lập tức trở nên cẩn trọng. Thần thái đó thật sự không giống với Giang Nam đệ nhất tài tử phong lưu phóng đãng như trong tưởng tượng của y, khiến Dương Lăng vốn mong được gặp "phong thái Đường Giải Nguyên"(1) một lần bèn cảm thấy thất vọng không ít.



Y không biết vị Đường Bá Hổ này trong truyền thuyết dân gian tuy là nhân vật phong lưu phóng đãng, không câu nệ lễ pháp, nhưng thật ra trong số tứ đại tài tử thì Đường Bá Hổ là người có số phận long đong nhất, cuộc sống vô cùng nghèo khổ. Trong lòng ông tuy ngông cuồng cao ngạo, căm ghét thế tục, nhưng do cuộc sống bức bách nên vẫn phải thường xuyên cúi đầu với người ta, nào còn phóng túng gì nổi chứ?



Vị Đường Giải Nguyên mười sáu tuổi đỗ tú tài, vừa vặn cùng độ tuổi mà Dương Lăng đỗ tú tài, nhưng vận mệnh lại kém xa. Mười chín tuổi ông cưới vợ là Từ Thị, trong nhà mở một quán rượu, sinh hoạt cũng thoải mái.



Thế nhưng về sau tai họa lại theo nhau ập đến. Đầu tiên phụ thân y trúng gió qua đời, mẫu thân vì quá đau buồn nên cũng ra đi theo, không lâu sau em gái lại chết ở nhà chồng. Tiếp đó vợ ông sau khi sinh xong thì sốt cao, vì bệnh mà qua đời, con trai ra đời được gần ba ngày thì cũng theo mẹ mà đi.



Liên tục gặp đả kích như thế, dưới sự giúp đỡ của những bạn bè tốt khó khăn lắm Đường Bá Hổ mới gắng gượng vui sống trở lại, cưới vợ mới là Hà Thị, lao tâm đọc sách. Nhưng khi ông vào kinh thi cử lại bị người ta vu cáo tội đút lót chủ khảo, bị đày vào đại lao. Tuy về sau được thả vì không tra được chứng cứ, song ông lại bị buộc cả đời không được làm quan.



Vị đại tài tử đa tài đa nghệ này dường như chịu phải lời nguyền của thần vận mệnh, gặp đả kích liên miên khiến ông cửa nát nhà tan, nghèo túng thất vọng, người vợ cũng chê nghèo mà bỏ đi, người em thì lại chạy ra ở riêng chỗ khác.



Đường Bá Hổ tán gia bại sản, thân không của nả, lang thang khắp nơi. Đến thời điểm này ông mới trở về Tô Châu được chưa đầy hai năm, cuộc sống mới vừa có chút khởi sắc. Ông tái giá với một kỹ nữ thanh lâu tên Thẩm Cửu Nương, mưu sinh bằng cách buôn tranh bán chữ.



Dương Lăng nghe ông nói muốn vẽ tranh cho Cao Văn Tâm, không khỏi vui mừng hết đỗi. Y nghĩ, được Đường Bá Hổ vẽ tranh cho là vinh hạnh tới dường nào, nên lập tức không ngần ngại mà đồng ý ngay.



Vốn Đường Bá Hổ thấp thỏm lo lắng y sẽ không chịu đáp ứng, lúc này thấy y gật đầu Đường Bá Hổ cũng lộ rõ vẻ vui sướng trên mặt. Sợ Dương Lăng đổi ý, ông liền vội vui vẻ gọi Văn Trưng Minh mang hộp vẽ tới, rồi lập tức trải sạp để vẽ cho Cao Văn Tâm.



Cao Văn Tâm thấy bọn họ cùng đi chơi kỹ nữ, trong lòng vốn đã không có hảo cảm, giờ lại bảo nàng đứng yên ở đó để người ta vẽ. Trong mắt người con gái xuất thân là tiểu thư khuê các này, việc đó tuyệt không phải là việc vinh dự gì, thế nên trong thâm tâm nàng cực kỳ không bằng lòng.


- Nghe khẩu âm của công tử, đoán là người đến từ phương Bắc nên không biết tập tục phương Nam. Vẽ tranh này cũng không có gì cả, thật ra rất nhiều tiểu thư khuê các cũng sao đi vẽ lại tranh xuân cung này đấy. Có điều những bức được chính tay Tử Uý huynh vẽ ra đều có thể gọi là trân phẩm, khắp phố phường đều tranh giành đấy!



Đường Bá Hổ dường như cũng rất là hài lòng với bức tranh này, ông lấy bản vẽ lại, xoa nhẹ lên bức tranh cười nói:



- Nào chỉ ở phương Nam, cho dù vùng phụ cận kinh sư cũng học theo tập tục này đấy chứ. Đa số nữ tử khéo tay của Thiên Tân vệ đều tinh thông môn này, chẳng những thường ngày vẽ tranh, mỗi khi đến cuối năm còn vẽ tranh xuân cung đem ra chợ bán, bản địa gọi họ là "Nữ nhi xuân". Dương công tử đến từ phương Bắc, chẳng lẽ không biết chuyện này ư?



Cao Văn Tâm ngồi nghiêng trên lan can mái đình, nhìn chăm chăm vào khói sông trên Thái Hồ theo sự hướng dẫn của Đường Bá Hổ để cho ông ta vẽ. Nàng đã ngồi yên một hồi lâu nên cảm thấy vai và cổ hơi mỏi, vừa quay đầu cho mau huyết lưu thông đột nhiên nhìn thấy Dương Lăng và mấy thư sinh đang chỉ chỉ trỏ trỏ vào bức tranh, thậm chí Ngô Tế Uyên và Mạc Thanh Hà cũng đang đứng sau đám người kiễng chân lên xem.



Nàng tưởng bức chân dung đã vẽ xong rồi nên mừng rỡ đứng dậy, đi lại gần mọi người, vui vẻ hỏi:



- Đường công tử đã vẽ xong rồi à?



Cao Văn Tâm vừa hỏi vừa cúi đầu nhìn bức tranh, mặc dù nhìn ngược xuống, nhưng tổng thể bức tranh vẽ gì nàng vừa liếc mắt liền nhận ra ngay. Khuôn mặt xinh xắn của nàng liền thoáng trắng bệch, mặt cắt không còn giọt máu, liền tiếp đó lại đột nhiên đỏ bừng, cả người cũng phát run lên.



Nàng vạn lần không ngờ kẻ này lại dùng tướng mạo của nàng để vẽ ra một bức tranh sỉ nhục như vậy. Cao Văn Tâm giận đến choáng váng mặt mày, không chút nghĩ ngợi nàng vung tay tát bốp một bạt tai vào mặt Đường Bá Hổ, giận dữ mắng:



- Đồ vô sỉ!



Cao Văn Tâm mắng xong, hai hàng lệ đã không nén được mà trào ra. Điều khiến cho nàng đau lòng khôn xiết chính là: Dương Lăng chẳng những không nổi giận, mà không ngờ... không ngờ cũng hùa với người ngoài chỉ chỉ trỏ trỏ lên bức tranh. Nếu như y thật sự thích mình, xem mình như nữ nhân của y, sao y lại có thể đối xử với mình như vậy, mặc cho mình bị người ta khinh thị?



Nghĩ đến đây, Cao Văn Tâm đau lòng như cắt. Hai tay ôm mặt, nàng xoay người lao về phía bờ hồ.



Chú thích:



(1) vì Đường Bá Hổ đỗ giải Nguyên (đỗ đầu trong kỳ thi Hương) nên được gọi là Đường "Giải Nguyên"



(2) "Cửu mỹ đồ" kể về chuyện tình giữa Đường Bá Hổ và Thu Hương