Ngược Về Thời Minh

Chương 140 : Người đẹp chốn tam ngô

Ngày đăng: 13:22 30/04/20


Cố đô của lục triều (2) đã ở ngay trước mắt, con thuyền quan đã theo con kênh đào rẽ vào Trường Giang.



Dương Lăng bước lên đầu thuyền, dõi mắt nhìn ra xa. Trong ánh dương quang chói lọi nước sông dập dềnh vỗ tới, hai bên bờ hoa đỏ cỏ xanh, một khung cảnh tràn trề sức sống.



Bỗng có một tiếng sáo từ đâu đấy vọng đến. Tiếng sáo khi thì phấn chấn dồn dập như chim ca vượt hót, lúc thì trầm bổng du dương như lời thì thầm của người tình triền miên không dứt. Tiếng sáo thoạt có thoạt không, du dương êm ái tựa như đang quấn quít bên tai, thật khiến cho người ta có cảm giác vấn vương mãi.



Dương Lăng hướng mắt trông theo tiếng sáo thì thấy một thư sinh áo trắng đang đứng hiên ngang trên mũi đuôi thuyền, tay áo phất phơ theo gió, mắt cúi nhìn sáo, mím môi mà thổi, tuy không trông thấy rõ mặt nhưng gió sông phẩy qua, tay áo tung bay, phong thái phóng khoáng hơn người.



Dương Lăng thoáng ngẩn người, rồi lập tức sực tỉnh, bật cười nói:



- Vị Mạc phu... Thành cô nương này cũng thật là thức thời, cô ta cải nam trang sẽ giảm bớt rất nhiều lời ra tiếng vào cho ta. Liễu Bưu!



Liễu Bưu bước qua ôm quyền thưa:



- Đại nhân.



Dương Lăng nói:



- Nhiều nhất là một canh giờ nữa thì sẽ vào đến thành Kim Lăng rồi. Khi đến kênh đào vào thành thì huynh hãy sai người hộ tống thuyền nhỏ của Thành cô nương đi trước một bước. Để cho cô ta đi trước đi, chúng ta đợi một lát hẵng vào thành.



Liễu Bưu dạ một tiếng, Cao Văn Tâm đưa mắt về sau liếc xéo vị công tử đứng ở đầu thuyền nọ một cái, khoé môi không khỏi khẽ nhếch lên.



Trông thấy vẻ khinh thường của nàng, Dương Lăng cũng thầm hiểu, y biết nàng từ nhỏ đã được dạy dỗ thành tiểu thư khuê các chân chính, nếu không phải vô cớ gặp phải đại nạn trở thành tỳ nữ thì nàng và người con gái Tiểu Lâu kia quả thật như trời với đất, xa cách không biết bao nhiêu bậc. Trong lòng nàng quyết sẽ không có khả năng coi trọng loại con gái như Tiểu Lâu.



Quyền thế của Cao thái y tuy kém xa Mạc Thanh Hà nhưng ông lại có thân phận cao quý và thanh bạch. Cho dù Mạc Thanh Hà giàu nhất thiên hạ, quyền khuynh triều chính cũng không thể bằng được một phần nghìn ông ta chứ đừng nói đến người có thân phận đê tiện hơn như Tiểu Lâu.



Mà thôi, đằng nào thì vào thành rồi sẽ đường ai nấy đi, sẽ không còn cơ hội gặp mặt nhau nữa. Văn Tâm có khinh bỉ và coi thường nàng ta hay không, y cũng lười mà đi khuyên nhủ.



Thật ra danh kỹ thanh lâu như Tiểu Lâu, ngoài tướng mạo xuất chúng thì phần lớn đều tinh thông một nghệ thuật nào đó: hoặc thạo về thơ ca, hoặc giỏi về hội họa, hoặc thiện về âm nhạc, hay giỏi tài hùng biện. Thậm chí có người còn thuộc làu cả chiến sách binh thư.



Trình độ ấy so với rất nhiều tài tử đỗ cử nhân thì cũng không thua kém là bao. Thân là kỹ nữ thấp hèn nhất song lại tài hoa như vậy, nếu không phải vì Dương Lăng thủy chung vẫn nghi ngờ nàng ta có thể đã biết ít nhiều về những việc ác của Mạc Thanh Hà từ lâu, thậm chí rất có thể cũng đã tham dự vào trong đó để lấy lòng hắn thì với tính cách của mình y sẽ không kiên quyết chỉ đáp ứng hộ tống nàng ta đến Kim Lăng mà ít nhất cũng sẽ quan tâm an bài nơi ở cho nàng ấy. Nói cho cùng thì nàng ta là phụ nữ, xuất đầu lộ diện nhiều cũng có điều bất tiện.



Dương Lăng thở dài một hơi rồi đi đến bên mạn thuyền. Đang vịn vào mạn thuyền được ánh mặt trời sưởi ẩm, y chợt trông thấy phía trước có bảy nhánh sông đào thẳng tắp thông thẳng vào lòng Trường Giang, bảy nhánh sông này cũng không cách xa nhau lắm.



Dương Lăng lấy làm lạ bèn hỏi:



- Bảy nhánh sông đó là chỗ nào vậy? Sao ở nơi gần nhau như vậy mà lại đào đến bảy nhánh sông?
Dương Lăng kinh ngạc dừng bước, nhìn nàng nói:



- Hay! Nói rất hay! Một lời trúng đích - Y nói quanh co nửa ngày trời chẳng qua là muốn biểu đạt cái ý này, không ngờ người con gái này lại chỉ nói một câu giản dị mà ý lại sâu xa, trúng ngay điểm cốt yếu.



Tiểu Lâu mỉm cười nói:



- Đó không phải là lời của thảo dân. Thảo dân là phụ nữ... nào có kiến thức như vậy? Đó chính là lời mà Trịnh Hoà Trịnh công công năm xưa từng nói.



Dương Lăng nghe Tiểu Lâu nói trăm năm trước Trịnh Hoà đã có kiến thức và tầm nhìn xa như vậy thì không khỏi bội phục vị thái giám Tam Bảo này không thôi. Tuy ông ta là hoạn quan nhưng chỉ với phần kiến thức này thôi thì bao nhiêu học giả uyên thâm có thể sánh bằng ông ấy đây?



Đi qua rừng cây um tùm, mọi người thấy nơi nối tiếp bờ đê hiện ra vài xưởng đóng thuyền. Mỗi xưởng rộng từ mười đến ba mươi trượng không đồng đều, sâu vào độ một trăm sáu đến trăm bảy mươi trượng. Bên trong xưởng đóng thuyền trống không, cả một chiếc thuyền cũng không có. Trên xưởng có đập nước, cầu gỗ, thành đá, tuy nhiên nhìn khắp nơi đều là cỏ dại mọc um tùm, hoang vắng cô liêu, cả một bóng người cũng không có.



Dương Lăng thấy mà sững sờ, không dám tin bèn hỏi:



- Đây là xưởng đóng thuyền Long Giang à? Nơi đóng ra những chiếc bảo thuyền dài cả trăm mét đó ư? Không lẽ nơi này đã bị dỡ bỏ rồi sao? Sao ngay cả một người cũng không có?



Trịnh Bách hộ nghe vậy vội vàng dẫn theo mấy người tìm kiếm chung quanh, không lâu sau liền phát hiện một ông già tóc hoa râm đang ngồi xổm câu cá ở dưới xưởng. Trịnh Bách hộ vui mừng quá đỗi vội gọi lão ta lại.



Dường như đã lâu lắm rồi không thấy quan viên đến, ông già nọ trông thấy Dương Lăng được tiền hô hậu ủng rầm rộ, đoán hẳn phải là quan rất to, thế là ông lão sợ đến suýt ngất, vội vàng vất cần câu, lập tức chạy ù sang nghênh đón.



Dương Lăng nhíu mày hỏi:



- Ông lão, ông là người của xưởng đóng thuyền này à? Ta hỏi ông, xưởng đóng thuyền này có phải là đã dỡ bỏ rồi không? Sao không có lấy người nào đóng thuyền, cũng không thấy thợ thuyền nào cả?



Lão hán gật đầu khom lưng đáp:



- Đại nhân, tiểu nhân là quản đốc phường dây thừng, thợ đóng thuyền thế tập (gia truyền). Xưởng đóng thuyền này của chúng tôi không hề bị dỡ bỏ, nhưng nha môn Đô Thủy ty của bộ Công gần hai năm nay đã không có mệnh lệnh đóng thuyền nào. Đám thợ thuyền không có thuyền đóng, không có tiền công, mà dù thế nào vợ con cũng phải sống nữa. Cho nên... bình thường không có việc gì làm thì chở mấy chuyến đò, làm thuê làm mướn, phụ nữ con nít thì vào rừng trồng rau trồng cải thả dê. Nhưng chúng tôi cũng không dám tuỳ tiện bỏ bê xưởng đóng thuyền này, cho nên tiểu nhân đã cùng mấy quản sự của phường bánh lái, phường gỗ, phường buồm, phường mạn thuyền, phường thừng chão luân phiên trông chừng. Hôm nay đến phiên tiểu nhân cai quản, không biết đại nhân đây là...?



Nghe ngữ khí của lão, xưởng đóng thuyền này được phân công khá là tỉ mỉ, thậm chí thừng chão, buồm đều có xưởng chuyên môn phụ trách, đủ thấy quy mô không nhỏ. Có điều nhìn xưởng đóng thuyền giờ đây bỏ phế hoang vu, khắp nơi cỏ leo mọc rậm, trong xưởng có thể câu cá, nào còn bóng dáng xưởng đóng thuyền từng hạ thủy hạm đội Tam Bảo khổng lồ giương buồm rong ruổi vạn dặm?



Dương Lăng thấy lão quản đốc khúm núm khom lưng, áo quần cũ kỹ, đôi giày vải lộ cả ngón chân cũng không nỡ khiển trách lão. Y thở dài một hơi, thất vọng nhìn xưởng đóng thuyền to lớn đồ sộ, nhất thời không còn hứng thú dạo chơi nữa.



Lão quản đốc nọ không biết y có lai lịch như thế nào, thấy y thừ người như vậy cũng không dám mở lời, chỉ ngoan ngoãn đứng một bên. Dương Lăng định vào trong thành đá xem một chút, nhưng đi được vài bước, y bỗng dừng chân rồi quay người nói:



- Không cần nữa, bản quan đi đến nơi này chỉ là tùy ý ghé qua xem một chút. Giờ thì đi thôi.