Ngược Về Thời Minh

Chương 141 : Người đẹp như trăng bên bếp lò

Ngày đăng: 13:22 30/04/20


Nền đường Kim Lăng đều được lát bằng đá xanh, trông rất gọn gàng ngăn nắp. Các con phố lớn đều được quy hoạch chỉnh tề, hàng quán bên đường được dựng lên nề nếp và trật tự, rất náo nhiệt phồn vinh nhưng vẫn trong khuôn khổ.



Nếu chỉ đơn thuần so về độ phồn hoa, Kim Lăng (Nam Kinh) thật sự hơn hẳn kinh sư (Bắc Kinh).



Ngõ Ô Y nơi Dương Lăng đang ở là chỗ doanh trại Cấm Vệ Quân Thạch Thành của Tôn Quyền năm xưa đóng quân, bởi vì các binh sĩ này đều mặc y phục màu đen nên mới tạo nên tên ngõ. Từ khi danh tướng Tạ An và Vương Đạo thời Đông Tấn sống ở đây, rất đông quý tộc các đời sau đã dọn về ở nơi này, lầu cao đua nhau mọc lên san sát, vì vậy ngõ Ô Y nổi danh khắp thiên hạ.



Có điều bản thân con ngõ hẻm này không rộng lớn là bao, hơn nữa do những người cư ngụ ở đây đều là cao quan vọng tộc nên mặc dù không ai cấm nhưng dân thường vẫn tự giác lánh đi, do đó người qua kẻ lại trong con hẻm hẹp dài tĩnh mịch này càng thêm thưa thớt.



Dương Lăng và Hàn Vũ sánh vai ra khỏi con hẻm, đi dọc bờ sông Tần Hoài đến trước miếu Phu Tử. Dương Lăng vừa đi vừa kể lại chi tiết những chuyện đã xảy ra trong chuyến đi Giang Nam lần này.



Hàn Vũ nghe mà phấn khích không thôi, lúc nghe đến đoạn chống giặc Oa ở Hải Ninh hắn không khỏi nắm chặt nắm tay mà thở dài than tiếc:



- Tiếc quá! Nếu lúc đó mà huynh cũng có thể đứng trước thủy triều sông Tiền Đường thi triển thân thủ thì hay biết bao nhiêu.



Dương Lăng cười nói:



- Huynh làm quan ở cái nơi sung túc, trù phú như Kim Lăng này mà đã lên chức Bách hộ như vầy thì còn gì mà không tốt? Bây giờ đệ thân mang chức trọng, chẳng biết có bao kẻ nhiêu đang có ý đồ xấu với đệ. Điều chuyển các huynh đi để các huynh có thể yên thân gởi phận ở nơi khác, như vậy cho dù ngộ nhỡ có xảy ra chuyện gì thì đệ cũng yên tâm hơn.



Hàn Vũ chau mày bảo:



- Quan lộ hung hiểm, cái đó huynh biết chứ, tuy nhiên cùng lắm thì bãi quan cách chức, có mấy ai thật sự bị tịch biên diệt tộc đâu? Tuy rằng sống trong yên ổn vẫn lo nghĩ đến ngày gian nguy là tốt, nhưng đệ thường xuyên suy tính lo âu, lúc nào cũng nghĩ lỡ như thế này lỡ như thế nọ, em gái huynh trông thấy sẽ vui sao? Nếu đã như vậy, huynh thà thấy đệ làm quan viên không phẩm tước nhưng vẫn sống vui vẻ như lúc làm dịch thừa ở Kê Minh còn hơn.



Dương Lăng thở dài bùi ngùi: “Đúng rồi, lúc trước sống ở thành Kê Minh, dù chỉ ăn rau dầm tương, cơm canh đạm bạc nhưng nào phải lao tâm lo nghĩ nhiều chuyện như vầy? Lúc rỗi rãi thì châm trà, bế Ấu Nương lên đùi, tóc mai kề sát vành tai, tâm sự chút chuyện nhà chuyện cửa. Ngày đó thật là ấm áp và hạnh phúc, còn bây giờ thì sao?”



Dương Lăng dừng chân trước cầu Chu Tước, rầu rĩ nhìn dòng nước chảy dưới cầu. Bây giờ muốn rút chân từ bỏ sự nghiệp, điều đó còn có thể sao?



"Khi nghèo chỉ biết lo thân, giàu rồi lo cả thân nhân, mọi người." Câu này mình đã nghe từ lúc còn rất nhỏ, nhưng chưa bao giờ có cảm xúc sâu sắc như lúc này. Nếu như mình không hề có cơ hội rời khỏi Kê Minh, có lẽ mình sẽ an phận ở lại trong toà sơn thành đấy, cùng người con gái yêu thương của mình sống một cuộc sống tạm ổn cho riêng mình. Nhưng giờ đã bước lên vị trí này, có cơ hội để thay đổi lịch sử mà chẳng lẽ mình đành bỏ qua, lùi bước ư?!



Dương Lăng thở dài, ngại ngùng đáp:



- Đúng vậy! Từ khi vào kinh, thời gian đệ ở cạnh Ấu Nương càng lúc càng ít. Chỉ mong lần này về kinh rồi, đệ sẽ không phải bôn ba tứ xứ nữa.



Thấy y hơi sa sút tinh thần, Hàn Vu bèn vỗ vai y cười nói:



- Huynh chỉ muốn đệ nghĩ thoáng một chút thôi! Thật ra những việc mà đệ đã làm vừa qua thực không tệ à, những chuyện oanh liệt này mà lan truyền về kinh thì đệ nghĩ Ấu Nương nghe xong sẽ vui hay không? Cái gì mà “tiếc hối chồng đi kiếm tước hầu” (1), phụ nữ mà, là như vậy đó! Chứ nếu đệ cứ cả ngày bám rịt bên người nó, nó sẽ chê là người chồng của mình sao không có bản lĩnh, không xuất chúng hơn người. Đến lúc làm quan rồi, nó lại trách đệ bận rộn công vụ, lạnh nhạt với nó. Đệ có thể thăng tiến, Ấu Nương sẽ không cao hứng sao? Đệ thử nói trong lòng Ấu Nương, đệ của bây giờ và một ông tú tài cả đời ru rú trong Dương Gia bình, ai sẽ khiến nó tự hào hơn?



Dương Lăng cười lớn:



- Nhị ca cùng đừng chỉ nói người khác! Bây giờ nhị ca cũng đã ổn định rồi, bao giờ mới rước vợ về đây? Giang Nam người đẹp như mây, chẳng lẽ không có ai lọt vào mắt huynh à?



Hàn Vũ cười nói:



- Huynh vẫn còn hứng thú với việc xông pha chiến trường, kiến công lập nghiệp mà! Nữ nhân ấy... đâu có đáng yêu như bảo đao bảo kiếm đâu. Chuyện lấy vợ đợi khi nào huynh muốn có con rồi hẵng nói đi.



Hắn vừa nói vừa vỗ vỗ vào cây bội kiếm giắt bên hông, nói tiếp:



- Nói thật nha, đệ thử nghĩ cách gì điều huynh ra cửu biên (2) hoặc duyên hải đi, chỉ cần có đánh đấm là được. Ở đây riết xương cốt mục hết cả rồi.



Dương Lăng nghe vậy trong lòng chợt máy động, bèn đáp:



- Được, nếu như huynh đã có ý nguyện này, đệ sẽ thành toàn cho huynh. Có điều cũng không cần phải vội làm ngay, chuyện này đợi sau khi đệ về kinh rồi hãy nói tiếp.



Dương Lăng sực nhớ sau khi về kinh, nếu xin được phép Hoàng thượng giải trừ lệnh cấm biển và thông thương với nước khác rồi, ngay sau đó nhất định sẽ cần đến một lực lượng thủy quân cường đại. Hàn Vũ văn võ song toàn nên hẳn là học kỹ thuật chiến đấu trên biển cũng không khó. Điều hắn vào thủy quân đào tạo bài bản, nói không chừng tương lai hắn sẽ trở thành một danh tướng thủy quân.



Nhưng mà ăn nói với Hoàng thượng thì dễ, cái khó chính là làm sao để bá quan gật đầu đây. Những đại thần trong triều không có mấy kiến thức về biển cả vẫn coi nó là thứ có cũng được không có cũng chẳng sao; bọn họ khinh thường hải dương, coi rẻ thông thương, xem trọng mặt mũi thiên triều thượng quốc hơn bất cứ thứ gì khác. Với quan niệm và ý thức của những bá quan văn võ thời này, có mấy ai có thể lý giải và tiếp thu những lý luận mà đời sau ai ai cũng biết chứ?



Có rất nhiều việc để làm thì không khó, nhưng khó là khó ở chỗ không ai muốn bắt tay vào làm. Cho dù có người muốn làm, những kẻ bảo thủ cũng sẽ dùng mọi thủ đoạn ngăn cản không cho anh làm, thậm chí trong lòng họ còn cho rằng mình đang giữ gìn chính nghĩa, đang làm điều tốt vì nước vì dân. Vừa nghĩ đến tình huống mà mình phải đối mặt sau khi hồi kinh, Dương Lăng không khỏi có cảm giác vô lực.
- Đương nhiên là lâu, đương nhiên là lâu. Tôi... tôi... tôi một ngày không gặp cô như cách ba thu đó.



Một tiếng cười "phì" phát ra như hoa đào hé nụ, khiến gã công tử đứng trước mặt lòng như dậy sóng, không kiềm lòng được mà định chạm vào tay nàng. Song cặp mắt thanh tú như mảnh trăng khuyết nọ chỉ khẽ liếc gã một cái, tay gã lập tức liền rụt lại, ngượng ngập nói:



- Liên Nhi, tôi... tôi...



"Cộp"! Con dao nhỏ bén ngọt chém xoạt xuống cái bàn gỗ một nhát, rung lên bần bật, khiến cho gã công tử giật nảy cả mình, không tự chủ được phải thối lui mấy bước. Mã Liên Nhi đanh mặt lại, giọng lạnh nhạt:



- Quan công tử! Ta đã nói rồi, đừng gọi ta là Liên Nhi. Ai còn dám gọi ta là Liên Nhi, ta sẽ cho kẻ đó được đẹp mặt đó!



Mã Liên Nhi vừa dứt lời, ngoài cửa chợt có người mặc trường bào màu cánh sen, chân mang giày đen đế mềm, khoan thai bước vào cất tiếng nhỏ nhẹ gọi:



- Liên Nhi, đã lâu không gặp!



Chú thích:



(1) Nguyên văn “hối giáo phu tế mịch phong hầu”, trích trong bài thơ Khuê Oán của Vương Xương Linh.



Mời xem lại chú thích chương 45.



Ôn Như Hầu Đặng Trần Côn lấy nguyên hai câu đầu để tạo thành khổ thơ:



Hồi thủ trường đê dương liễu sắc



Hối giáo phu tế mịch phong hầu



Bất thức ly gia thiên lý ngoại



Quân tâm hữu tự thiếp tâm phầu.



Được nữ sĩ Đoàn thị Điểm dịch:



Lúc ngoảnh mặt ngắm màu dương liễu



Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong



Chẳng hay muôn dặm ruổi rong



Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng? (Chinh Phụ Ngâm)



(2) Cửu biên: Xin nhắc lại đó là tên gọi chín điểm quân sự cần trấn giữ ở vùng biên tái bắc bộ thời Minh.



Sau khi nhà Minh được thành lập, quân Nguyên lẩn trốn ở biên tái phía bắc vẫn không ngừng quấy nhiễu, uy hiếp nghiêm trọng đến sự thống trị của nhà Minh. Để củng cố biên phòng khu vực bắc bộ, Minh thái tổ Chu Nguyên Chương nhiều lần phái tướng bắc chinh, đồng thời phân đất phong hầu cho các con là Chu Lệ, Chu Quyền đem trọng binh trú thủ biên tái bắc bộ. Minh thành tổ Chu Lệ vừa xuất quân ra sa mạc phía bắc, vừa bố trí trấn giữ vùng biên duyên, phái binh trấn thủ. Ban đầu thiết lập bốn cứ điểm trấn giữ ở Liêu Đông, Tuyên Phủ, Đại Đồng, Diên Tuy, kế tiếp lập trấn ở Ninh Hạ, Cam Túc, Kế Châu, rồi lại lập hai trấn ở Sơn Tây, Cố Nguyên, ấy là cửu biên.



(3) một loại đá tròn nhỏ, sáng bóng, có vân và màu sắc sắc sỡ, có nhiều ở Nam Kinh



(4) nguyên văn "mã đầu tường" hay còn gọi là "tường phòng lửa", "tường chắn lửa", được thiết kế nhằm ngăn lửa lan từ mái nhà này sang mái nhà khác. Do lối thiết kế có hình đầu ngựa nên gọi là "mã đầu tường"



Xem hình http://hi.baidu.com/kikasa617/album/...6a5c272ce.html



(5) Cự Linh Thần: tên một vị thần trên thiên đình, chiến tướng dưới trướng Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh, có thân hình cực kỳ cao lớn.



(6) nghĩa bóng chỉ tiền đồ thênh thang xán lạn.



(7) nguyên văn "tú sắc khả xan", nghĩa là vẻ đẹp có thể khiến người ta thưởng thức đến no nê.