Ngược Về Thời Minh
Chương 171 : Ngầm nổi sát khí
Ngày đăng: 13:23 30/04/20
Hàn Ấu Nương đưa mắt trông theo kiệu của Âu Dương phu nhân khuất sau hàng rào bụi cây, nàng đang định cùng Cao Văn Tâm trở vào trong thì phía sau hàng rào đã xuất hiện hai con tuấn mã một trắng, một đỏ phóng nhanh đến.
Đường mòn không rộng mấy, có lẽ vì muốn tránh va phải nương tử nhà họ Nghiêm nên cặp tuấn mã phóng vội lên ụ tuyết đọng ven đường. Trước mặt con đường nhỏ là một dòng suối hẹp quanh co đã đóng băng, chỉ thấy kỵ sĩ trên ngựa ghìm cương, nhổm người, hai thớt kiện mã đã chồm lên, xoay thân gần chín mươi độ bay vòng sang.
Lúc xưa tại Kê Minh, Hàn Ấu Nương đã từng gặp Mã Liên Nhi cũng là kỵ sĩ cao cường như thế. Lúc này thấy vậy, hai mắt nàng mở to. Người trên bạch mã là một cô gái xinh đẹp, thân hình tuyệt mỹ, tóc mai đen nhánh, mặt phấn cằm xinh. Cưỡi trên con ngựa đỏ bên cạnh là một tráng niên khôi ngô mặc áo vàng.
Cao Văn Tâm nói nhỏ với Hàn Ấu Nương:
- Muội muội, đó là khách của nhà mình.
Hàn Ấu Nương vừa đáp vâng, hai con ngựa đã phi đến trước mặt. Người đàn ông trên ngựa cười ha ha mở lời:
- Cao cô nương, lại gặp mặt rồi!
Nói xong không cần chống lên yên ngựa, hắn lập tức đánh chéo chân nhảy ngay xuống đất, thân thủ rất mạnh mẽ.
Cô gái áo đỏ nhoẻn cười, vịn yên ngựa rồi cũng nhẹ nhàng nhảy xuống đất, tiến lên hai bước chắp tay cười chào:
- Cao thần y! Vợ chồng chúng tôi đặc biệt đến cảm tạ ơn Cao thần y và Dương đại nhân đã ra tay cứu mạng.
Cao Văn Tâm vội đáp:
- Vị này chính là Dương phu nhân.
Vợ chồng Dương Hổ nghe vậy vội cùng song song chắp tay thi lễ. Hàn Ấu Nương đã nghe sơ qua chuyện của bọn họ, từ khi vào kinh tới nay nàng chỉ gặp người trong quan trường nên cặp vợ chồng hào sảng này rất hợp tính với nàng. Hàn Ấu Nương vội vui vẻ tiến lên trước nghênh đón, nói:
- Dương đại ca, Dương phu nhân, tướng công nhà ta làm công chuyện hãy còn chưa về. Ấu nương đã sớm nghe đến đại danh hai vị. Mau mời vào bên trong.
Vợ chồng Dương Hổ không ngờ một vị cáo mệnh phu nhân lại nói chuyện cởi mở như thế, bên cạnh cảm giác bất ngờ lại có nhiều phần thân thiết. Bốn người vừa vào đến viện đúng lúc Ngọc Đường Xuân và Tuyết Lý Mai đến chào đón, đi theo phía sau với vẻ mặt vô cùng đau khổ đích thị là Ngũ Hán Siêu.
Suốt dọc đường Dương Hổ mang đám người Dương Tuyền, Ngũ Hán Siêu vào kinh, Ngũ Hán Siêu đã khi mê khi tỉnh nên ũng coi như quen biết nhau. Vừa thấy hắn, Dương Hổ liền phóng tới nhằm bả vai đối phương đấm một quyền, vừa ha ha cười nói:
- Ngũ lão đệ, ngươi đã khỏe chưa?
Hắn luyện công phu ngoại môn, một đôi thiết chưởng có thể đánh tan bia, vỡ đá. Quyền này xuất lực rất nhiều, nhưng Ngũ Hán Siêu phản ứng cực nhanh, quyền phong vừa tới sát, thân hình hắn liền hơi rùn xuống, bả vai hơi hạ thấp. Động tác này ngay lập tức đã tước mất quá nửa lực đấm của Dương Hổ.
Dương Hổ chỉ cảm thấy quyền đánh vào không khí, giống như đánh trúng một tấm vải mùng treo trên không trung, không hề có lực phản chấn. Đương lúc hắn ngẩn ngơ thì một luồng kình mềm dịu bắn ra, cú đấm đã sượt bả vai Ngũ Hán Siêu. Ngũ Hán Siêu vẫn đứng tại chỗ như không có chuyện gì, chỉ cười khổ nói:
- Dương huynh nhẹ tay một tí đi, huynh đệ còn chưa khỏe hẳn đâu.
Thôi Oanh Nhi chưa từng cùng yêu đạo Lý Phúc Đạt chạm mặt, nhưng biết lão có ba con trai tên Nhân Từ, Đại Nghĩa, Đại Lễ. Ba người này hiện vẫn chỉ là thanh niên xấp xỉ đôi mươi. Năm trước ở Bá Châu, Thôi Oanh Nhi đã giao thủ cùng Lý Đại Nghĩa, hai người ngang tài ngang sức.
Thôi Oanh Nhi rất tự tin vào bản thân, nàng không tin gã thư sinh trước mặt này có thể đánh bị thương cha của Lý Đại Nghĩa, cho nên trước khi đến đây đã bày mưu đặt kế để trượng phu thăm dò võ công của hắn nông sâu thế nào. Có câu kẻ thạo nghề chỉ cần vừa ra tay, liền biết tài năng như thế nào. Vừa rồi thử Ngũ Hán Siêu một chiêu, Thôi Oanh Nhi đã nhìn ra võ nghệ của thư sinh này quả thật tuyệt vời. Dù là chính mình cũng chưa chắc là đối thủ của hắn.
Thôi Oanh Nhi xoay tròn đôi mắt xinh đẹp, liếc Dương Hổ, sẵng giọng:
- Tay chân lúc nào cũng vụng về, vị Ngũ huynh đệ này vết thương chưa lành, chàng đừng làm cho người ta bị nặng thêm.
Nói xong nàng cười khanh khách nghênh đón Tuyết Lý Mai và Ngọc Đường Xuân, mỗi tay dắt một cô, khen:
- Dương phu nhân đoan trang hào phóng, hai vị muội muội cũng là nhân gian tuyệt sắc, khiến tỷ tỷ thấy mà rất hâm mộ đấy.
Ngọc Đường Xuân mặt như trăng rằm, mắt như làn thu thủy, mắt ngọc mày ngài, tự có nét phong lưu. Bởi vì ngày mai chính là hai mươi ba tháng chạp, nên tất cả cùng quét dọn nhà cửa cúng ông táo. Đây là ngày tết chính thức đầu tiên sau khi Dương Lăng thành lập gia đình. Bởi Ấu Nương rất quan tâm đến ngày này, cả phủ trên dưới đều vô cùng coi trọng.
Ngọc Đường Xuân mặc chiếc váy dài xếp nếp màu hồng mặc trong dịp lễ hội, bên ngoài khoác áo chẽn màu xanh nhạt, trên mái tóc mây cài một cây trâm bạch ngọc, tư thế yểu điệu thanh tú, eo thon dịu dàng vừa một nắm tay. Vẻ yêu kiều của nàng đúng là mỹ lệ nhất trong chúng nữ.
Tuyết Lý Mai mặc một bộ áo khoác tơ tằm màu lục dệt kim tuyến, vận một cái váy gấm kết hoa vàng nhạt, miệng anh đào nhỏ nhắn, răng trắng môi đỏ, mặc dù trông hơi xinh xắn ngây thơ, nhưng cũng là tiểu mỹ nhân linh động hoạt bát.
Rõ là Hàn Ấu Nương cố ý nói cho Ngũ Hán Siêu nghe. Dương Lăng cười đáp:
- Đáng tiếc ta là một tay ngang, nhìn mãi một hồi lâu cũng nhìn không ra được chút xíu gì, cho nên mới bỏ chạy đi chăm sóc hoa mầu của mình đấy. Ha ha ha......
Hồng Nương Tử ngạc nhiên hỏi:
- Hoa mầu? Hoa mầu ở đâu hả đại nhân...... Người có thân phận như vậy còn bận tâm đến một ít thu hoạch hay sao?
Hàn Ấu Nương giải thích:
- Dương phu nhân! Tướng công ta tìm được mấy loại hoa mầu được đưa từ Tây Dương về. Mấy cây khoai tây, khoai lang có sản lượng gấp vài lần hoa mầu đang được trồng. Còn có một loại cây ngô, sinh sản rất nhanh, chống chịu được hạn hán, đất đai cằn cỗi. Tướng công nói muốn đẩy mạnh việc gieo trồng rộng rãi, đến lúc đó thiên hạ sẽ không còn nhiều dân chúng chết đói nữa.
Nói xong, nàng ái mộ nhìn Dương Lăng. Thôi Oanh Nhi cùng Dương Hổ ngạc nhiên nhìn nhau. Dương Hổ bị quan phủ ức hiếp bóc lột, cuộc sống khó khăn mới phẫn nộ mà gia nhập lục lâm. Thôi Oanh Nhi là do ông nội chịu đủ đau khổ do sưu cao thuế nặng nên mang cả nhà dời vào rừng sâu, chiếm núi làm vua, trở thành lục lâm đại đạo.
Có thể nói hai người hoàn toàn không có một chút thiện cảm gì với đám người làm quan. Dương Lăng là quan lớn dường nào? Nếu như bảo y muốn mua danh chuộc tiếng thì y chỉ cần cứu tế nạn dân một tí, xử lý vài tên tiểu lại tham ô thì hiệu quả vừa trực tiếp lại rõ ràng, việc gì y phải dùng tới biện pháp tốn sức như thế? Dương Lăng cười cười nói:
- Mấy ngày nay bận rộn việc chiến sự nơi biên ải, mãi không thể đi xem qua những thứ cây trồng này, trong lòng Dương mỗ thật là có chút nhớ mong. Nếu như thuận lợi, sang năm loại cao sản hoa mầu này có thể được quảng canh khắp Đại Minh. Ba vị có muốn đi nhìn thử một chút hay không? Ha ha, xin mời!
Dương Lăng đưa cả bọn đến hầm sưởi, đem đủ loại cây giống ra mỗi thứ đều giới thiệu cho bọn họ. Y cùng vị lão nông trở về từ Nam Dương kia kẻ tung người hứng giảng giải kỹ càng cho bọn họ đặc điểm của từng loại hoa mầu này.
Dương Lăng biết vào thời kỳ này hoa mầu rất dễ hỏng: hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh… mọi thứ đều ảnh hưởng lớn đến thu hoạch. Nếu như mưa thuận gió hoà vất vả lắm một năm một mẫu sản xuất được ba bốn trăm cân lương thực thì đã được xem là ruộng hạng nhất rồi.
Mà cây khoai lang, khoai tây từ nam chí Bắc đều thích hợp, mỗi mẫu thu được ít nhất hai ngàn cân; thậm chí các tỉnh phía nam có thể trồng một năm ba vụ. Cây ngô không cần trồng trong ruộng tốt, sản lượng cũng hơn xa loại cây trồng hiện nay. Nghĩ đến những loại hoa mầu này tương lai có thể cứu sống được vô số nạn dân, Dương Lăng vuốt ve những cây giống tươi tốt kia, trong lòng cũng tràn đầy cảm giác thành tựu.
Thôi Oanh Nhi nghe Dương Lăng từ tốn mô tả cảnh tượng thu hoạch tốt đẹp kia, cặp mắt sáng ngời lặng lẽ nhìn chăm chú vào y, trong lòng tràn ngập tò mò: viên quan này và các quan chức trong ấn tượng của nàng khác nhau rất lớn. Y chịu vì dân chúng mà suy nghĩ, mọi kẻ đọc sách khác đều xem việc canh tác là việc thấp hèn nhưng dường như y lại vô cùng thích thú việc đồng áng.
Đủ loại tin đồn có liên quan đến Dương Lăng đan chéo lẫn nhau trong đầu Thôi Oanh Nhi. Y là sủng thần cao quý của thiên tử, là đốc chủ Nội xưởng máu lạnh ham thích giết chóc, chỉ trong một đêm đã diệt sạch Đông xưởng, là thư sinh yêu vợ nặng tình trọng nghĩa dám kháng thánh chỉ, là tướng quân oai phong lẫm liệt đánh đại bại giặc Oa. Quả thực tất cả những điều trên không thể nào liên hệ đến vị công tử không hề có quan uy đang mặt mày hớn hở kể chuyện hoa mầu trước mặt này.
Nàng nhìn hàng dãy các loại cây trồng chưa bao giờ thấy qua, nghĩ thầm:
- Người này thật sự có năng lực cứu thiên hạ dân chúng sao? Những hoa mầu kỳ quái này có thể cứu được rất nhiều dân chúng khỏi đói khát bần cùng trong những năm lũ lụt sao?
Tuy nàng chưa từng đọc sách nhưng từ nhỏ đã trưởng thành ở bên trong ổ cường đạo, nên rất thấu hiểu lòng người. Nàng nhìn ra được những điều Dương Lăng nói chính là thật sự là cảm giác chân thật của y, nhưng nàng lại rất hoài nghi tác dụng của những loại hoa mầu này.
Trong thiên hạ người giàu có thì bất nhân, người làm quan thì không trong sạch. Cho dù khắp nơi đều thu hoạch lương thực dồi dào đi chăng nữa, không phải cũng rơi vào tay những tên tham quan ô lại kia hay sao? Những người dân quê kia áo cơm không có, đã bị quan phủ bắt buộc nuôi dưỡng ngựa công lại bị làm khó dễ nhiều đường. Bao nhiêu dân chúng cửa nát nhà tan, y có thể cứu hết những người cùng khổ như vậy hay sao?
Tuy nhiên... Thôi Oanh Nhi liếc mắt nhìn Dương Lăng, mỉm cười, thầm nghĩ:
- Vị Dương công tử này là một người tốt, là một vị quan tốt. Đợi đến khi chúng ta giết được tên cẩu hoàng đế, khởi binh đoạt được thiên hạ, chúng ta có thể cho y làm một chức quan to.
Dương Hổ ở bên lại thầm kinh hãi. Hắn bây giờ đã tích góp được một số tài lực, nhân lực tương đối rồi, chỉ còn đợi thời cơ vừa đến thì lập tức khởi binh tạo phản, cướp lấy thiên hạ. Hắn tin tưởng vững chắc rằng chỉ cần hắn đăng đàn hô hào, chắc chắn những dân chúng áo cơm không có, phải chịu đủ ức hiếp trăm bề sẽ vùng lên hưởng ứng rầm rộ. Ít nhất ở vùng quê hương Bá Châu hắn đã có thể lôi kéo được trên vạn người.
Nhưng hắn vốn là một viên hiệu úy nhỏ nhoi trong quân đội, cũng do đồn điền bị quan tướng chiếm đoạt, cuộc sống quả thực không chịu xiết mới bỏ đi làm lục lâm thảo khấu. Hắn biết rõ những dân chúng kia nếu có được một con đường thoát chết, có thể ăn cơm no bụng thì sẽ rất khó lôi kéo. Bọn họ sẽ không đi theo mình giành lấy chính quyền nữa.
Thật ra, lúc đầu nỗi căm hận của Dương Hổ đối với triều đình Đại Minh đơn giản hơn rất nhiều. Hắn muốn lật đổ Đại Minh, xây dựng lại một chế độ quan phủ thanh liêm yêu dân. Nhưng khi thế lực ngầm của hắn càng lúc càng lớn thì dã tâm và tham lam cá nhân của hắn cũng dần dần bành trướng theo. Bây giờ hắn muốn tạo phản, đa phần chính là để bản thân làm hoàng đế, ngồi ôm thiên hạ. Cái ý nghĩ tham lam này đã dần dần thay thế nguyện vọng muốn tìm một đường sống cho dân chúng thiên hạ khi trước.
- Không thể để cho y thành công!
Trong lòng Dương Hổ chợt nảy sát khí, ánh mắt sắc bén chĩa vào người Dương Lăng. Hắn thầm nghĩ:
- Tên cẩu quan này, nhất định phải chết!"
Chú thích:
(1) Tiết Đào đời Đường là một danh kỹ đất Thục, hay làm những bài thơ ngắn, vì tiếc giấy nên cắt hẹp lại. Từ đấy, những tài tử trong Thục lấy thế làm tiện, cũng cắt những tờ giấy nhỏ để viết thư, gọi là giấy Tiết Đào.