Ngược Về Thời Minh
Chương 34 : Mưa gió kéo tới
Ngày đăng: 13:21 30/04/20
Hà tham tướng và hai vị giám quân sau khi cùng với người thủ bản địa là Giang bá tổng tuần sát ba thành thì đi đến doanh trại của Tất Xuân. Tất Xuân chỉ là quân dự bị, tạm thời do Hà tham tướng quản lý, cho nên không được thuần phục như bọn tướng lĩnh khác.
Đêm hôm qua, trong doanh trại của Tất Xuân lại náo loạn cả lên, nguyên nhân là do thiếu hụt lương thảo. Vốn dĩ Hà tham tướng chỉ quan tâm đến lương thảo cho quân chính quy của mình, nên chẳng thèm dòm ngó tới quân của Tất Xuân. Nếu không phải nhờ Dương dịch thừa hào hiệp xuất lương, có lẽ đến bây giờ quân của Tất Xuân sẽ vẫn còn ôm bụng đói, nên trong lòng y có vài phần ác cảm. Chính vì vậy khi gặp Hà tham tướng, y cũng tỏ thái độ lạnh nhạt.
Hà tham tướng cũng chẳng để bụng, sau khi xem xét việc phòng thủ trong doanh xong, đang lúc muốn đi sang doanh của Tôn Đại Trung thì thám mã trong quân doanh đã đuổi tới đại doanh của Tất Xuân. Lúc này y vừa mới rời khỏi lều của Tất Xuân, lại nhận được quân tình cấp báo nên bèn quay về quân doanh rồi thắp đèn, mở quân thư ra xem.
Quân thư được gởi tới từ Tổng binh phủ. Xem xong quân tình cấp báo, lập tức Hà tham tướng đem thư truyền xuống cho các chư tướng. Về phần mình thì đi tới đi lui trong lều, vẻ mặt không ngừng biến đổi, thần sắc cực kỳ ảo não.
Thì ra lần này tiểu vương tử Bá Nhan Mãnh Khả của Thát Đát tập trung binh mã các bộ lạc, tổng cộng có hai vạn người, chia nhau quấy phá mười mấy dịch trạm dọc biên giới nhằm cướp lương thực vật tư để bù lại những tổn thất do trời đông tuyết lớn, đồng thời để có thể qua được mùa đông này một cách yên ổn. Hy vọng những tài vật cướp được có thể giúp cho các bộ lạc của mình thuận lợi vượt qua mùa đông này. Do đó trong chiến lược lần này của bọn họ, không hề có ý định đánh lâu. Thật ra, từ sau khi Minh Thành Tổ năm lần đánh Thát Đát (1), Ngoã Lạt, cho đến tận bây giờ dị tộc ngoài biên ải vẫn chưa hồi phục được nguyên khí, vì vậy về căn bản trước mắt vẫn chưa đủ thực lực để công thành cướp trại.
Sau khi lửa hiệu truyền tới, mấy cánh quân Minh đồng loạt xuất phát. Do tuyết lớn lấp đường nên cánh quân ở Hoài Lai là đội đến sau cùng, ngoài ra còn có hai nhánh quân khác. Trong khi người Thát Đát vẫn chưa đánh hạ được Trác Lộc thì đại quân phía bắc của tham tướng Thạch Mã Doanh đã đuổi đến. Quân địch khoảng chừng năm ngàn người, vừa mới cướp bóc được vài thôn xóm dọc đường thì đã hốt hoảng bỏ chạy, nửa đường lại bị quân của du kích tướng quân Cát Uy chặn đánh, bị tổn thất nặng nề, đại quân còn lại không đến ba ngàn. Do vậy, có thể nói nhánh quân phía bắc vừa mới xuất quân đã chiến thắng giòn giã, lập được công đầu.
Tiểu vương tử Bá Nhan Mãnh Khả tự mình dẫn một vạn kỵ binh Thát Đát công đánh Xích huyện, đã liên tục chiếm được ba toà thành nhỏ. Tham tướng Úy Quảng và du kích tướng quân Dương Gia Long ở phía nam, cùng với tướng phòng thủ Xích huyện là Vương Thừa Hiến. Ba nhánh đại quân hợp lại số lượng cũng vừa đông tới một vạn, vì vậy đôi bên giao chiến không phân thắng bại, rơi vào thế giằng co.
Nhưng mà rạng sáng hôm nay, đại quân của tiểu vương tử bỗng nhiên chia thành hai nhánh rút lui, tham tướng Uý Quảng dẫn quân liên tục đuổi theo. Trong đó một nhánh quân chuồn lên phía bắc, nhánh còn lại thì chẳng biết đã trốn đi đâu. Thư từ tổng binh yêu cầu Hà tham tướng phối hợp với đại quân hai cánh tả hữu, chiếm lại các dịch trạm đã thất thủ, đồng thời tìm cơ hội gây tổn thất cho kẻ địch.
Mặc dù tham tướng Vĩnh Ninh đã thành công bảo vệ được Kê Minh, nhưng chiến tích đó so với hai vị tướng lĩnh đồng liêu thì vẫn còn kém xa. Hơn nữa qua tình huống được miêu tả trong thư, nắm rõ được ý đồ tác chiến của quân địch, y mới hay hôm qua quân Thát không hề có viện binh, đồng thời cũng chẳng ham chiến, vậy mà khi đó y lại không thể chớp lấy thời cơ để lập đại công, bây giờ nghĩ lại không khỏi có chút cảm giác phiền muộn.
Xem xong quân thư, sắc mặt của Diệp ngự sử cũng cực kỳ khó coi. Y sợ bị vặn hỏi, bèn giành mở miệng nói trước:
Cảm khái một hồi lâu, Dương Lăng chợt bật cười khanh khách:
- Mình chẳng qua chỉ là một tên dịch thừa nhỏ nhoi, lại ở đây thở ngắn than dài lo cho nước cho dân, như thế có thể có ảnh hưởng gì đến cái đế quốc khổng lồ này cơ chứ? Thay vì theo đuổi những thứ xa vời, không bằng mình cứ tập trung làm những việc thiết thực đã (hảo cao vụ viễn, bất như cước đạp thật địa) (2), chăm sóc cho người mình yêu thật tốt, cố làm tròn bổn phận của mình là được rồi. Vòng quay của lịch sử, bản thân mình có thể đẩy cho chuyển động sao?
Sáng sớm hôm sau, tuyết lớn lại rơi. Dương Lăng khép sát hai tay áo lại, đứng ở ngoài hành lang thưởng thức tuyết bay đầy trời. Tuyết thời đó trắng hơn những đời sau này, bông tuyết cũng rất to, tung bay ngay trước mắt, trong suốt long lanh. Dương Lăng đưa một tay ra đón lấy vài bông tuyết rơi xuống, bông tuyết vừa chạm vào tay liền tan ra, nhanh đến mức không kịp nhìn thấy vẻ mỹ lệ của nó.
Dương Lăng thở dài tiếc nuối, vừa mới phẩy nước tuyết đọng trên lòng bàn tay thì một giọng nói yêu kiều trong trẻo vang lên từ cuối hành lang:
- Tướng công!
Chú thích:
(1) Minh Thành Tổ hay Minh Thái Tông (1360 - 1424), tên thật là Chu Lệ (hay Chu Đệ), thụy hiệu là Văn Đế. Năm lần đánh Thát Đát gồm:
- Một lần trước 1410, ông sai một viên tướng đi đánh nhưng thất bại, phải rút về. Năm 1410 ông đem mười vạn quân với ba vạn cỗ xe chở lương thực, quân nhu, và một số tặng vật để lấy lòng người Oyrat (Ngoã Lạt), yêu cầu họ trung lập. Quân Mông đại bại trong cuộc chiến này. Minh Thành Tổ còn thân chinh ba lần nữa, một lần năm 1422 - ông dẫn một đoàn quân hai mươi ba vạn năm nghìn người, mười một vạn bảy nghìn cỗ xe, mỗi cỗ hai con lừa. Quân Mông Cổ trốn thoát về phía Tây, quân Minh cướp bóc được rất nhiều rồi trở về. Hai cuộc chiến sau, năm 1423 và 1424, kết quả cũng như vậy, và trong cuộc chiến cuối ông đột ngột qua đời. (Trích wiki)
(2) Xuất xứ của từ “cước đạp thật địa”: Thời kỳ Tống Anh Tông, Tư Mã Quang phụ trách chủ biên “Tư Trì Thông Giám”. Ông nghiên cứu rất nhiều thư tịch lịch sử, thu thập tài liệu khắp nơi, dựa theo trình tự niên đại trước sau tập trung biên soạn, cuối cùng hoàn thành 294 quyển “Tư Trì Thông Giám”. Về sau vì phản đối Vương An Thạch cải cách hiến pháp ông nên chuyển đến Lạc Dương định cư. Thiệu Ung của Lạc Dương đánh giá ông là một người “cước đạp thật địa” (làm những việc thiết thực đến nơi đến chốn).