Ngược Về Thời Minh

Chương 278 : Giăng lưới đuổi cá (2)

Ngày đăng: 13:25 30/04/20


Bến tàu Phúc Châu, thương thuyền của những hào phú Giang Nam là Từ Kinh, Ngô Tế Uyên đang sắp xuất bến.



Trên đai dương bao la, thuyền cày sóng xanh, sóng hoa vẩy ra. Bốn thuyền sáu cột buồm lớn của Tuyết Miêu chở đầy hải tặc và tù binh người Oa đang lái tới cảng Phúc Châu.



Trên dưới hai tầng boong tầu của tám chiến hạm đang bỏ neo trong cảng xếp đầy đặc hỏa pháo kiểu mới. Quan binh, thủy thủ, thương nhân bận rộn, trên bến tàu là một cảnh tượng hết sức thịnh vượng phồn vinh.



Dương Lăng bố trí gặp hải tặc Đông Hải Tuyết Miêu đến hiến tù binh bắt được cùng với ngày vận chuyển số lượng hàng hóa lớn của cự thương Giang Nam rời bến, đồng thời triển lãm đội hình Thủy sư hùng mạnh, dĩ nhiên còn có hàm nghĩa trọng yếu thâm sâu trong đó.



Thủy sư quân Minh ban đầu được trang bị ba chiến hạm kiểu mới, dùng số Phật Lang cơ pháo do tiêu diệt lấy được trang bị cho ba chiếc thuyền này, cộng thêm số đại pháo do Hỏa Khí cục Nam Kinh và Hỏa Khí cục Phúc Châu thời gian này ngày đêm chế tạo ra, đã võ trang đầy đủ cho tám chiến hạm.



Dương Lăng mệnh Thủy sư Chiết Giang phái chiến hạm kiểu mới hộ tống đám người Từ Kinh trên bốn chiếc Thương thuyền lớn đến Phúc Châu, sau đó từ cảng Phúc Châu lại giương buồm rời bến. Đương nhiên, đến lúc đó chân chính phái ra chiến hạm hộ hàng chỉ có hai chiến thuyền hạm pháo kiểu mới và hai chiếc chiến hạm bình thường.



Đồng thời, bởi vì những tư thuyền cự thương trên biển này vốn có công năng tác chiến, thủy thủ trên thuyền kỳ thực cũng đều là chiến sĩ thiện về hải chiến, cho nên thời kỳ phi thường làm những chuyện phi thường, vì an toàn, Dương Lăng lại cho phép trang bị cho những thương thuyền này mỗi thuyền tám khẩu pháo loại thường.



Chỉ có đội hình hỏa lực hùng mạnh như vậy mới có thể chống lại được hải tặc Tây Dương có hỏa khí sắc bén. Hơn nữa trước đó bọn họ còn phải tìm hiểu nhật trình lui tới chuẩn xác của đội tàu, đường biển phải đi qua, đồng thời phái ra quá nửa lực lượng vũ trang. Trong tình huống thương đội chịu cùng quyết chiến, nếu không có vũ lực lớn mạnh như thế, biển rộng mênh mông, thương đội dưới sự yểm hộ của chiến hạm muốn chạy trốn không chiến, trên cơ bản không chịu nổi phong hiểm.




Tuyết Miêu họ Văn, con trai trưởng của y tên là Chí Viễn. Vị Văn Chí Viễn này tên dù hay, lại không hề có chí hướng cao xa như kỳ vọng của cha mình, mà là một tên chí lớn nhưng tài mọn.



Gã rõ ràng là hải tặc, nhưng lại thích học đòi văn vẻ, xưa nay thường mặc khinh bào, tay cầm cây quạt nhỏ, rất thích đóng hình tượng tao nhã. Có điều hình thức xấu xí nhìn thế nào cũng thấy giống y quan mộc hầu.



Gã là con trai của Tuyết Miêu, bộ hạ của Tuyết Miêu không dám bất kích, những hải tặc các đảo khác tặng cho gã biệt hiệu: Tiện Miêu Nhi.



Tiện Miêu Nhi được tướng tá Thủy sư dẫn vào phòng trà bến tàu. Vừa nhìn thấy vị Tổng đốc đại nhân chạc tuổi với mình, ánh mắt lập tức nhìn chăm chú. Một lúc mới cầm cây quạt, tiến lên thi lễ thật sâu, nói:



- Tiểu sinh Văn Chí Viễn, xin chào Tổng đốc đại nhân.



Dương Lăng hiên ngang ngồi ở ghế chủ phẩm trà. Một cô gái xinh đẹp mặc áo khởi la đỏ đang ngồi xổm mềm mại đấm đùi cho hắn. Nghe gã chào hỏi, Dương Lăng nhướng mắt lên nhìn gã một cái, khoát tay nói: - Đây không phải công đường, không cần giữ lễ tiết, nào, ngồi đi.



Nói xong, hắn thuận tay đưa chén trà cho cô gái trước mặt. Cô gái kia duyên dáng đứng lên, sóng mắt buông xuống. Thừa dịp người bên ngoài không để y, hờn giận lườm hắn một cái rất nhanh, khi nhận chén trừa, tay cấu vào lòng bàn tay hắn một cái, lúc này mới cầm chén trà lui sang một bên.