Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 63 : Hồi thứ sáu mươi ba

Ngày đăng: 08:33 19/04/20


Ngưu Thông bị trói cột chặt vào cây cột trong nhà Viên ngoại. Viên ngoại nhắc ghế ngồi trước mặt Ngưu Thông bảo gia nhân lấy roi gai ra đánh.



Vừa nói vừa mở trói, lấy y phục mặc cho Ngưu Thông, rồi trách móc:



- Thế sao Ngưu huynh không nói họ tên ra cho sớm để đệ mang tội nhiều quá vậy?



Ngưu Thông nói:



- Đã không biết thì tội lỗi gì, ngặt một điêu là đánh ta chưa đã ngứa.



Ai nấy nghe Ngưu Thông nói đều cười xòa.



Ngưu Thông lại tiếp:



- Tôi đã qua đến Thang âm vào thăm bác gái rồi nên mới biết nhị đệ đi qua ngả này lập tức theo đến đây, đã gặp nhau rồi thì phải dắt nhau về Ngưu Đường quan, chớ nên qua Ninh Hạ làm gì.



Khởi Long nói:



-

Hãy khoan, vì tôi đã sai người đi xuống Lâm An thám thính tin tức phu

nhân và công tử, vậy hãy chờ người ấy về đây xem thế nào rồi chúng ta

cùng lo liệu.



Sau đó Hàn Khởi Phụng sai gia nhân dọn tiệc. Bốn người ngồi lại ăn uống chuyện trò đến khuya mới nghỉ.



Từ đó Nhạc Lôi, Ngưu Thông đều ở lại Hàn gia trang nghe ngóng tin tức.



Bữa nọ, bấn người đang đàm luận ở hậu đường bỗng thấy trang đinh chạy vào báo:



- Có một hòa thượng trụ trì trong miếu Quan Đế xin ra mắt viên ngoại, hiện còn đang đứng ngoài chờ lệnh.



Hàn Khởi Long nói:



- Hãy ra mời người vào đây.



Trang đinh chạy ra, chẳng bao lâu dắt một lão hòa thượng vào, bốn người đứng dậy hỏi. Hòa thượng nói:



- Tôi đến đây chỉ vì cái miếu Quan Đế trước đây thanh tịnh, mang ơn viên

ngoại hộ trì, nên mỗi ngày một hưng thịnh. Gần đây có một võ sĩ đến ở

nhờ trong miếu dạy võ. Cả ngày chúng vung thương, múa bổng, la lối om

sòm không ai chịu nổi. Tôi sợ ngày sau chúng nó sinh sự, nên mới đến đây cầu nhị vị viên ngoại làm cách nào đuổi chúng đi để khỏi sinh hậu họa.



Hàn Khởi Long nói:



- Tại Thất Bửu trấn này đã có anh em tôi thì ai dám qua mặt? Thôi sư phụ hãy về trước đi, chốc nữa anh em tôi sẽ đến đấy.



Hoà thượng từ giã ra khỏi cửa, Khởi Long nói với Khởi Phụng:



- Bây giờ hiền đệ hãy đi với ta đến đó xem người ấy là ai, nếu nó bằng

lòng đi nơi khác thì thôi, bằng không chúng ta phải cho hắn một bài học

vỡ lòng cho hắn biết mặt.



Ngưu Thông xen vào:



- Hãy cho tôi theo với cho vui.



Khởi Long gật đầu:



- Được, Ngưu huynh đi với chúng tôi càng hay không hề chi.



Nhạc Lôi lại nói:



- Tôi cũng muốn đi với các huynh cho có bạn.



Khởi Phụng nói:



- Thế thì tốt lắm.



Rồi bốn anh em dắt theo bảy tám đứa gia đinh mạnh mẽ đến miếu Quan Đế, đi

thẳng vào đại điện nhưng không thấy động tĩnh chi hết.



Bọn Khởi

Long liền ra phía sau hậu đường bỗng thấy một người ngồi trên ghế, mặt

xám nhu tro, râu vàng, tóc đỏ, mình cao chín thước, mắt lộ răng lồi,

tướng mạo dị kỳ, hai bên có trên ba mươi người đứng hầu.



Bọn học trò đứng hầu nhiều kẻ biết mặt Hàn viên ngoại nên kề tai nói nhỏ với võ sư. Võ sư liền đứng dậy bước tới lễ phép nói:



- Tiểu đệ đến đây dạy võ đã nửa tháng nay và cũng thừa hiểu nơi Thất Bửu

trấn này không thiếu chi anh tài song chưa gặp tay hảo hán nào võ nghệ

tinh thông cả nếu liệt vị không e ngại thì xin tỷ thí vài hiệp cho rõ

tài cao thấp.



Hàn Khởi Long gật đầu:



- Được rồi, tôi xin tính giáo...



Nói chưa dứt lời, Ngưu Thông bước tới nói:



- Xin Hàn huynh hãy để cho tôi tiếp hắn cho.



Vừa nói vừa xắn tay áo muốn ra tay. Võ sư khoa tay:



- Hãy khoan đã, nếu muốn tỷ thí xin hãy giao hẹn trước, bây giờ muốn dùng trường quyền hay đoản quyền?



Ngưu Thông gằn giọng:



- Không cần biết trường quyền hay đoản quyền gì hết, hễ đứa nào bị hộc máu thì thua thôi, muốn đánh sao cũng được.



Nói chưa dứt lời, Ngưu Thông đã nhảy bổ tới vận toàn lực lên hai cánh tay

đánh một thoi thật mạnh nhắm ngay giữa mặt võ sư. Những đối phương vô

cùng lanh lẹ, chỉ nghiêng mình qua một tí là tránh khỏi ngay quả đấm

thôi sơn của Ngưu Thông rồi với nắm chặt cánh tay Ngưu Thông giật một

cái thật mạnh làm cho Ngưu Thông ngã nhào xuống đất.



Ngưu Thông lồm cồm ngồi dậy trợn mắt hét:



- Chỉ vì ta lơ đễnh không kịp đề phòng nên trượt chân té ngã chứ ngươi có tài giỏi gì đâu?



Vừa nói vừa nhảy tới đánh liên, nhưng võ sư đã dùng ngón "sư tử phiên

thân lách mình sang bên, rồi quay lại phía sau lưng Ngưu Thông chộp

vào hai vai xô tới làm Ngưu Thông mất thăng bằng cắm đầu xuống đất, hắn

cất tiếng cười ha hả nói:


không ai biết hài cốt của Nhạc Nguyên soái ở đâu, vậy thì phải viết ra

một tờ cáo thị dán tại trước cửa quán dịch đây, như có ai biết được hài

cốt của Nguyên soái hạ lạc nơi nào thì chỉ giùm sẽ tạ ơn ba trăm lượng

bạc, hễ mình hứa đền ơn xứng đáng thì chắc có người chỉ dẫn.



Nhạc phu nhân nói:



- Thế thì tốt lắm, song tôi chỉ sợ mất công cho phu nhân.



Lương phu nhân mỉm cười đáp:



- Không hề chi.



Nói rồi vội viết ra một tờ bố cáo sai người đem dán trước cửa. Đêm ấy Lương phu nhân ở lại nhà dịch với Nhạc phu nhân, hai người chuyện vãn ý hợp

tâm đầu, kết làm chị em với nhau. Lương phu nhân lớn hơn làm chị.



Đêm ấy Vương Năng và Lý Trực trông thấy tờ bố cáo liền viết một miếng giấy lén đem đến dán gần một bên tờ bố cáo .



Sáng hôm sau quân dịch tốt trông thấy liền chạy vào báo cùng Nhạc phu nhân xin lãnh thưởng, chúng nói:



- Hai cốt của Nhạc Nguyên soái hiện giấu trong đống la sư xác.



Nhạc phu nhân nghe nói nổi giận mắng:



- Thế thì chúng bay thật là quân khốn nạn, đã tự tay giấu hài cốt của đại lão gia mà không nói cho ra sớm để đi tìm đến ngày nay.



Dịch tốt đáp:



- Bẩm phu nhân, chẳng phải tôi giấu mà chỉ vì vừa trông thấy một tờ giấy

ai lén gần bên tờ bố cáo nên mới biết. Hiện chúng tôi có gỡ tờ giấy ấy

đem vào đây, xin phu nhân xem thì biết.



Nhạc phu nhân tiếp lấy xem, thấy trên giấy có viết hai câu:



- "Dục mách trung thần.cốt.



"La sư xác lý tầm".



(Nghĩa là muốn tìm hài cốt trung thần hãy tìm trong đống la sư).



Nhạc phu nhân xem qua, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng nói:



- Nguyên soái quả thật hết lòng vì dân vì nước, nay đã chết rồi lại có người viết giấy giễu cợt thật đáng tủi nhục!



Lương phu nhân nói:



- Trong tờ giấy ấy viết đã rõ ràng, chắc không phải gian thần diễu cợt

đâu mà là người trọng nghĩa thấy Nguyên soái tận trung nên lén đem hài

cốt giấu trong la sư xác nào đây, vậy hiền muội phải Bởi người đi tìm

kiếm mới được.



Nhạc phu nhân vâng lời sai bọn Nhạc An đi hỏi thăm khắp bốn phía, gặp một ông già chỉ dẫn:



- Gần bên Tây Hồ có một đấng vỏ la sư cao như núi hãy đến đó tìm họa may có đấy.



Nhạc An vội trở về bẩm lại cho phu nhân hay. Lương phu nhân nói:



- Thế thì chị em ta hãy đến đó tìm xem, biết đâu tìm được cũng không biết chừng.



Nhạc phu nhân chắt lưỡi, nói:



- Chỉ vì em mà hiền tỷ phải nhọc lòng thật phiền quá?



Nói rồi hai bà phu nhân lên ngựa thẳng đến Tây Hồ theo sau có bọn gia nhân trên ba trăm đứa.



Đến nơi quả thấy ở đây có một đống vỏ la sư cao ngất. Hai bà phu nhân vội

sai gia nhân bới ra, thoạt tiên tìm thấy một chiếc quan tài trên nắp có

đề: "Hào Lương Tổng binh Trương Công chi linh cữu".



Nhạc phu nhân nói:



- Nếu có quan tài của Trương Bảo thì chắc quan tài của ba cha con đại lão gia cũng ở trong ấy.



Nói rồi thúc gia đinh bới hết ra tìm, quả nhiên mấy phút sau, chúng đã tìm thấy ba quan tài thảy đều có đề chữ rõ ràng.



Nhạc phu nhân mướn người che rạp để cúng tế, cả nhà đều than khóc thảm thiết.



Tế xong, Ngân Bình tiểu thư nghĩ thầm: "Ta đây phận đàn bà con gái, dẫu có sống cũng không làm sao báo thù cho cha và anh ta được, thế thì cuộc

sống của ta cũng vô vị, chi bằng ta chết theo cha, anh thì hay hơn".



Nghĩ rồi ngó vọng đàng xa có một cái giếng, liền chạy đến nhảy ào xuống. Đến khi Nhạc phu nhân hay được hối gia nhân vớt lên, nàng đã tắt thở rồi!



Nhạc phu nhân thương con lăn ra khóc lại càng bi thiết hơn nữa;

Lương phu nhân thấy thế cũng đứt từng khúc ruột. kẻ đi đường qua lại ai

ai cũng khen ngợi tiểu thư là người hiếu liệt.



Lương phu nhân lau nước mắt bước tới khuyên giải Nhạc phu nhân:



- Bây giờ hiền muội cũng nên nén cơn bi thiết để lo tìm một chỗ đất quang an táng cho trọn nghĩa, trọn tình.



Nhạc phu nhân gật đầu cảm tạ rồi sai Nhạc An đi mua quan quách cho tử tế về tẩm liệm rồi nói với Lương phu nhân:



- Xin hiền tỷ hãy chịu khó ở lại đây cùng em thêm ba ngày nữa, đê em có điều kiện lo việc an táng.



Lương phu nhân nói:



- Được rồi, hiền muội cứ an tâm, chị sẽ ở lại đây với muội cho trọn nghĩa trọn tình, nhưng hiền muội phải lập tức sai gia đinh đi dò hỏi xem gần

đây có ai bán miếng đất nào, lựa mua một chỗ cao ráo để làm nơi an giấc

cho Nguyên soái, Nhạc Vân cùng Trương tướng quân.



Nhạc phu nhân

liền sai Nhạc An đi mua đất và để bốn tên gia nhân ở lại giữ gìn năm cái linh cữu, còn hai bà phu nhân trở về quán dịch nghỉ ngơi.



Hôm sau Nhạc An trở về bẩm:



- Tại Thê Hà Lãnh có một miếng đất trống vốn của một nhà giàu có trong

thành này, người ấy tên là Lý Trực tính tình hào hiệp lại thương người

trung liệt. Khi tôi đến hỏi mua đất để làm nơi chôn cất cha con Nhạc

Nguyên soái và tướng quân Trương Hiến, Lý tiên sinh đã tình nguyện hiến

khoảnh đất ấy đê chôn cất Nhạc lão gia. Bây giờ xin mời Nhạc phu nhân

Lương phu nhân cùng đi đến Thê Hà để xem xét miếng đất ấy, nếu ưng

thuận, tôi sẽ thưa lại với Lý tiên sinh.