Nhặt Được Vương Phi Tham Tiền
Chương 937 : Khói lửa bùng lên, sóng ngầm tuôn trào (4)
Ngày đăng: 12:31 30/04/20
Bắc Địch và Nam Yến đã kết làm đồng minh, Cáp Tát Nhĩ đóng quân tại chỗ, ra lệnh cho tướ3ng sĩ không gây chuyện lung tung. Nhưng từ khi mười hai liên minh của Ngột Lương Hãn tự2 thành lập ra nước Đại Hãn, trước giờ luôn là “dùng chiến tranh nuôi chiến tranh”. Bọn 0họ thiếu thốn vật tư, chỉ có thể thu hoạch vật tư và tiền bạc qua chiến tranh thì mới c0ó thể tiếp tục tác chiến. Thế nên, họ đánh thẳng tới Cư Dung Quan, chưa từng dừng lại.3
Khi Bắc Địch và Ngột Lương Hãn đang nhăm nhe bờ cõi, tướng thủ thành của Sơn Hải Quan là Nguyên Hữu bị Kiến Chương Đế phái tới Giang Hoài trị thủy. Nhưng trước khi đi, tướng quân Nguyên Hữu đột nhiên mắc bệnh nặng, nằm bẹp một chỗ không đi nổi. Nghe nói bệnh tới rất nhanh, nếu cứ tùy tiện di chuyển thì có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng. Nguyên tiểu công gia khóc hết nước mắt, viết một bức thư hỏa tốc về kinh, xin hoàng đế phái một ngự y tới Sơn Hải Quan để cứu hắn ta, mong là có thể sống thêm được vài ngày.
Sự tình ở phía Bắc truyền về tới kinh sư vào cuối tháng năm.
Ngày hôm đó, bầu trời ở kinh sư xanh ngắt, không một đám mây.
Ở phía Bắc ngự hoa viên trong hoàng thành có một hòn núi giả, trên hòn núi giả đó có một mặt phẳng chừng mấy trượng, ở giữa chỗ bằng phẳng đó có dựng một tòa “Đình Vọng Bắc”. Đã hơn một năm nay, ngoài việc giải quyết chính vụ ở điện Phụng Thiên và điện Chính Tâm, nơi Triệu Miên Trạch ở nhiều nhất không phải tẩm cung của mình, cũng không phải hậu cung ba ngàn giai nhân, mà chính là cái đình này.
Đình Vọng Bắc, nghĩa cũng như tên, là vì mặt của nó quay về phương Bắc.
Hơn nữa, vì vấn đề địa thế nên nó cũng là kiến trúc cao nhất trong hoàng thành, đứng ở trong Đình Vọng Bắc có thể nhìn thấy đại điện nguy nga tráng lệ, tầng tầng lớp lớp tường đỏ ngói xanh, lan can bạch ngọc, vườn thượng uyển trong cung sâu.
Một cơn gió nhẹ mát mẻ phẩy qua.
Trước lan can Đình Vọng Bắc, đế vương trẻ tuổi đứng khoanh tay, áo choàng bằng gấm sáng ngời tung bay trong gió nhẹ, kim long thêu trên gấm như bay lên, lạnh lùng, ngạo nghễ y như ánh mắt hắn ta đang nhìn chăm chăm về phương Bắc, mang theo sự lạnh lẽo nhè nhẹ.
“Tứ Cáp!”
Nghe thấy hoàng đế gọi, tiểu thái giám hầu quạt bên cạnh cúi người tiến đến.
“Có nô tài, bệ hạ có gì phân phó.”
Trong thánh chỉ, Triệu Miên Trạch tuyên bố với dân chúng trong thiên hạ rằng: Tấn vương Triệu Tôn đang làm phiên vương nhưng lại không chịu hưởng hoàng ân, vi phạm lời răn dạy của tổ tiên, rời bỏ cương vị làm việc, không hề có lòng thần phục, có tội âm mưu phản nghịch... Cũng lệnh cho Đại tướng quân chinh phạt Liêu Đông Ô Thành Khôn tập trung binh lực tại phủ Hà Gian, phân ba đường tiến quân lên phía Bắc, cùng đánh Bắc Bình, nhất định phải bao vây tiêu diệt quân Tấn. Nếu gặp phải kháng cự, giết không cần hỏi.
Đầu tháng sáu năm Kiến Chương thứ hai.
Quân chinh phạt Liêu Đông phân binh xong liền xuất phát từ phủ Hà Gian theo ba đường với danh nghĩa là xuất binh đánh phạt Tấn vương Triệu Tôn. Dọc đường đi lên phía Bắc, các cánh quân gần như không gặp phải sự chống cự nào, đi tới đâu là chiến thắng tới đó, quân Tấn hoặc bối rối đầu hàng, hoặc đóng chặt cổng thành không ra, hoặc là nhanh chóng trốn đi, không hề có sức chống cự.
Quân kinh sư lần nào cũng không tốn sức đã thắng lợi, vì thế trong lòng cảm thấy “Diêm Vương mặt lạnh chỉ là hổ giấy”, sĩ khí tăng vọt, khí thế đánh chiếm cũng tăng lên chót vót. Mỗi khi tới một thành trấn thôn làng nào đó, bọn họ đều như châu chấu quét qua, đốt, giết, xâu xé, cướp, hiếp... không chuyện ác nào không làm, gần như đã quên đây là đất Nam Yến, những người dân mà bọn họ tấn công là người Nam Yến.
Tai họa từ nội chiến, kẻ ngoại xâm được lợi.
Quân trong nước chém giết lung tung, bên ngoài lại có kẻ địch mạnh tùy thời hành động.
Loạn lạc binh đao, mãnh hổ được lợi.
Dân chúng than khóc thấu trời, mỗi khi có một thành trì bị hạ, ai nấy đều đóng chặt cửa không ra ngoài.
Khủng hoảng, sợ hãi, bóng ma chết chóc... tất cả đều như bệnh truyền nhiễm lan tràn khắp phủ Bắc Bình.
Cuối tháng sáu năm Kiến Chương thứ hai, quân kinh sư đánh thẳng tới huyện Bá của phủ Bắc Bình.
Ở đây, quân Tấn thủ thành không ra. Quân kinh sư khiêu chiến suốt ba ngày không được liền tấn công, nhưng lại mãi không công phá được. Quân kinh sư chiếm đóng nửa thị trấn, vì vấn đề lương thực nên lại chạy đi cướp bóc ở các vùng lân cận huyện Bá, tiếng oán thán của dân chúng vang đầy trời. Bao nhiêu thanh niên trai tráng liền đầu quân cho quân Tấn hết, dân chúng thiên hạ ồ lên, lên án công khai mấy ngày liền, cũng có quan lại nhanh chóng gửi thư về triều đình, yêu cầu hoàng đế nghiêm trị Ô Thành Khôn trị quân không nghiêm.