Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 117 : Không thể nào quên

Ngày đăng: 01:20 20/04/20


“ Hiếu Kinh” là sách nhập môn của học sinh trung học triều Tống. Vẫn là tác phẩm kinh điển giảng về đạo hiếu của Nho giáo. Chương đầu tiên đã nói rõ: ‘hiếu thuận là gốc rễ của đạo đức, dạy con từ thuở còn thơ.’



Quyển sách này cũng chính là quyển sách ngắn nhất và cũng là cơ bản nhất của Nho giáo, trước tiên cần đọc hiểu được “Hiếu Kinh”, mới bắt đầu giảng đến “Tứ Thư”. Trần Khác từ nhỏ đã học y, trước khi đọc sách y học, cần phải học vỡ lòng, quyển Hiếu kinh này phải đọc là điều đương nhiên, tuy nhiên đời sau đã cơ bản xác định, quyển sách này là Hán Nho làm giả. Nhưng nếu như hắn giám nói với Trần Hi Lượng rằng: Thứ đồ chơi này là Đổng Trọng Thư giúp người ta biên soạn ra là để tẩy não thiên hạ, thì chắc rằng sẽ bị ăn đòn ngay.



Đối với một đứa trẻ mười tuổi thì việc sáng suốt nhất vẫn là ngoan ngoãn mà đọc, đọc thuộc từng câu, từng đoạn.



Bởi vì có nền tảng của các bậc tiền bối, hơn nữa hắn đã từng đọc thuộc quyển sách này, nước đến chân rồi mới ôm chân phật, hắn nghĩ có thể nhớ được bảy tám phần rồi, bèn đọc thuộc lại từ đầu:



quot;Trọng ni cư, tằng tử thị. Tử viết: ‘tiên vương hữu chí đức yếu đạo, dĩ thuận thiên hạ, dân dụng hòa mục, thượng hạ vô oán. Nhữ tri chi hồ?quot; (BTV dịch nghĩa: Có một ngày, Khổng Tử ngồi nhàn ở nhà của mình, đệ tử của ông là Tằng Tham cũng ngồi bồi tiếp bên cạnh. Khổng Tử nói: quot;Thánh vương xưa có một loại đạo đức tuyệt vời và đạo lý tinh diệu. Lấy nó để thống trị thiên hạ, người trong thiên hạ đều có thể rất hòa khí mà tương thân tương kính, trên đến Thiên tử, dưới đến thứ dân, đều không thù hận lẫn nhau. Diệu dụng của đạo đức này, con hiểu không?)



Trần Hi Lượng mới đầu nhắm mắt lại, ngón tay gõ nhẹ lên mặt bàn, chậm rãi vuốt cằm theo nhịp điệu. Đến khi Trần Khác đọc đến đoạn “Dụng thiên chi đạo, phân địa chi lợi, cẩn thân tiết dụng, dĩ dưỡng phụ mẫu, thử thứ nhân chi hiếu dã” (BTV dịch nghĩa: Phải biết lợi dụng khí hậu bốn mùa để trồng trọt và thu hoạch, thích ứng với thời tiết. Phân biệt tính chất của đất đai, để trông trọt và chăn nuôi thu lại những thành quả tốt nhất. Ngoài ra con người còn phải giữ gìn sức khỏe bản thân cẩn thận, yêu danh dự của bản thân, biết tiết kiệm chi tiêu hợp lý. Chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, đó là cái hiếu của thứ dân.) thì, ông mãn nguyện mở mắt, có thể học thuộc tới đoạn này thì có thể hôm nay Tam Lang đã rất cố gắng.



Ông vốn nghĩ Trần Khác sẽ rất ngập ngừng, rồi dừng lại. Vậy mà thằng tiểu tử này lại có thể đọc như cầm sách đọc vậy, đọc một cách rất nhịp nhàng.



Khi Trần Khác đọc đến đoạn, Ngũ hình chi chúc tam thiên, nhi tội mạc đại vu bất hiếu. Yếu quân giả vô thượng, phi thánh nhân giả vô pháp, phi hiếu giả vô thân. Thử đại loạn chi đạo dã. (BTV dịch nghĩa: Điều văn của Ngũ hình có khoảng hơn ba nghìn, trong đó tội lớn nhất là bất hiếu. Hi vọng người đời tốt nhất đừng đi theo con đường sai lầm của kẻ yếu đạo, phi thánh nhân, phi hiếu. Nếu đi theo những con đường sai lầm đó, không chỉ là căn nguyên gây nên đại loạn cho quốc gia, mà ngay cả bản thân người đó cũng gặp phải sự chế tài và nguy hiểm) thì, Trần Thầm ngạc nhiên tới nỗi há hốc mồm, hôm nay y chủ yếu là chăm nom hai tiểu đệ, không ngờ đứa em lớn lại hoàn toàn biến đổi như vậy, không những biết mặc cả, xào rau, mà còn học thuộc lòng như cháo chảy. Đến khi Trần Khác đọc đến đoạn, Giáo dân thân ái, mạc thiện vu hiếu. Giáo dân lễ thuận, mạc thiện vu đễ. Di phong dịch tục, mạc thiện vu nhạc. An thượng trị dân, mạc thiện vu lễ...(BTV dịch nghĩa: Dạy dân tương thân tương ái, không có gì tốt hơn hiếu đạo. Dạy dân cung kính hòa thuận, không có gì tốt hơn đễ đạo, muốn chuyển di phong khí của xã hội, thay đổi tập tục dân văn, không có gì tốt hơn âm nhạc. Muốn ổn định thân tâm của trường quan, trị dân một nước, không có gì tốt hơn lễ pháp.) thì Trần Hi Lượng cũng há hốc mồm.



Đọc một mạch tới “Sinh sự ái kính, tử sự ai thích, sinh dân chi bản tận hĩ, tử sinh chi nghĩa bị hĩ”, Trần khác mới dừng lại, hơi ngượng ngùng nói:

-Đoạn sau không nhớ nữa...



-Đã là đoạn cuối cùng cùng rồi...

Cha và huynh đều cười ngất ngưởng.



-Hả…

Trần Khác giật nảy nình, tuy rằng đầu óc hắn vỗn dĩ không phải là ngu dốt, nhưng để học thuộc một bài dài thì cũng cần phải cố gắng hết sức. Quyển “Hiếu Kinh” này tuy chỉ có 1903 chữ nhưng chia thành từng đoạn, đọc thuộc lòng là chuyện rất khó.



Nhưng hắn cũng không biết sao đầu óc hắn lại minh mẫn như vậy, nghĩ đến đoạn nào là nội dung của đoạn đó lại hiện lên trong đầu, muốn đọc sai cũng không thể đọc sai.



Người đương sự và người đứng xem đều ngạc nhiên, mãi sau Trần Hi Lượng mới ho khan hai tiếng, dấu khuân mặt phấn khích đi, nói:

-Đọc thuộc như vậy vẫn chỉ là qua loa đại khái.

Nhưng trí nhớ chỉ là một mặt, còn phải dùng trái tim để cảm nhận nữa. Nói đến đây thần thái của ông trở nên nghiêm khắc nói:

-Tam Lang có biết tại sao phải đọc thuộc lòng “Hiếu Kinh” không?





-Biết.

Trần Khác gật đầu hạ giọng nói:

-Bởi vì mấy ngày trước con đã đánh thím.



-Đúng.

Trần Hi Lượng vẻ mặt ngôi giận, bưng bát lên nhấp một ngụm nước nói:

-Có biết sai ở đâu không?


-...

Trần Hi Lượng suy nghĩ hồi lâu, đột nhiêm mỉm cười, Tam Lang hiểu biết sớm, lại ăn nói như người lớn, chung quy cũng chỉ là đứa trẻ con mười tuổi.



-Đừng có cười, con nói thật đấy...

Trần Khác sốt ruột nói.





-Được được, là thật.

Trần Hi Lượng cười nói:

-Bây giờ mời anh đi học bài, nếu không tối sẽ bị ăn đòn đấy.

Nói rồi cầm mấy tờ chứng từ vay nợ trên bàn mang xuống bếp.



-Cha làm gì đấy?

Trần Khác vội hỏi.



-Nấu cơm.



-Vậy những lấy những giấy tờ đó làm gì?



-Dù sao cũng không cần dùng đến nữa, nhóm lửa.



-Không cần sao?



-Sao vậy?



-Cái đó, cái đó,

Trần Khác nhanh trí nói:

-Vậy thì lãng phí quá, mặt sau vẫn có thể viết chữ...





Trần Hi Lượng nghĩ cũng đúng, để tránh bị hư hỏng, chứng từ vay nợ đều dùng loại giấy rất dày, hơn nữa mặt sau còn trắng tinh, đem nhóm lửa thì quả thật cũng tiếc.



Bèn tiện tay đưa lại cho hắn nói:

-Chăm chỉ luyện chữ, mấy chữ đó của con, viết nguệch ngoạc quá.



-Nhất định, nhất định...

Trần Khác ôm mấy tờ giấy vay nợ, thở phào nhẹ nhõm.