Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 4180 : Vua của ứng thí
Ngày đăng: 01:23 20/04/20
Bởi vì thời Tống không thi ở phủ huyện cho nên lấy thi Giải là cuộc thi cấp thứ nhất, bất cứ kẻ nào phù hợp với điều kiện, được thẩm tra đủ tư cách đều có thể ghi danh, cho nên nhân số vô cùng khủng bố. Trường thi Quốc Tử Giám có hơn sáu ngàn thí sinh tham gia, nghe nói trường thi ở phủ Khai Phong nhân số có thể vượt qua mười ngàn.
Cho nên dù có bốn chỗ tắm, một trăm người đồng thời tắm rửa, nhưng đến khi tất cả mọi người kiểm tra xong rồi xếp thành hàng ở quảng trường thì cũng đã quá giờ Ngọ.
Sau khi đốt pháo, vị Chí công (xưng hô đối với quan chủ khảo, tỏ rõ chí công vô tư) bày ra hương án, lần này thi Hương ở Quốc Tử Giám chủ khảo là Tạ học sĩ, đội mũ mềm có đuôi (mũ làm từ lụa mềm, có hai đuôi vải thả xuống phía sau mũ, khi di chuyển đuôi vải phất phơ, được quan văn và học sĩ ưa dùng), mặc quan bào màu đỏ thẫm đang đứng trước mặt các thí sinh.
Sau khi thắp hương trước cho Chí Thánh tiên sư, Tạ học sĩ liền đứng dậy, dùng hai thanh che nắng trên mặt. Vị Thư biện (chuyên xử lý văn thư) quỳ thỉnh Đại đế tam giới phục ma Quan thánh Đế quân (*) vào trường thi trấn áp, mời Chu tướng quân (*) đến tuần tra trường thi. Bỏ ra mấy thanh che nắng, Tạ học sĩ lại hành lễ. Thư biện lại thỉnh Thất khúc Văn Xương khai hóa Tử Đồng Đế quân (*) vào trường thi làm chủ, mời Khôi Tinh lão gia đến soi sáng. Sau khi thỉnh tất cả quỷ thần đến rồi, Tạ học sĩ nói lời giáo huấn với thí sinh, dĩ nhiên là những lời như trân trọng cơ hội, dụng tâm thi cử, vv…
(*) Đại đế tam giới phục ma Quan thánh Đế quân: tức Quan Vũ, ông được mọi người tôn sùng cúng bái, tương truyền ông dụng thần oai trừ tà khử quái, tiêu diệt yêu ma.
* Chu tướng quân: chỉ Chu Thương, là nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa. Ông là một trong bộ ba thần thánh, cùng với Quan Vũ và con nuôi là Quan Bình, hiển thánh giúp dân.
* Thất khúc Văn Xương khai hóa Tử Đồng Đế quân: là hợp nhất của Văn Xương Đế quân và Tử Đồng Đế quân - thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.
* Khôi Tinh là vị thần Thủ Hộ của học trò và người đi thi.
Khó khăn chịu đựng được đến lúc Tạ học sĩ diễn giải xong mới mở phong đề thi công khai. Y mở ống trụ bọc vải vàng dán đầy niêm phong ra, đề thi Giải tại Quốc Tử Giám vào năm Gia Hữu đầu tiên rốt cuộc đã được công bố.
Trọng điểm là thơ và phú, vì dễ dàng cho bình phán, thơ là cách luật thơ, phú là luật phú, hơn nữa yêu cầu vô cùng hà khắc. Tỷ như phú, từ đời Đường, thi khoa cử hay dùng luật phú. Nhưng luật phú đời Tống lại khác với đời Đường, nó không chỉ có hạn vận, hơn nữa phải hạn dùng thứ tự của vận; không chỉ phải chú ý “khởi, thừa, chuyển, hợp” (bắt đầu, kế tiếp, chuyển tiếp, kết thúc), hơn nữa phải bát vận thông suốt thấu đáo, vô cùng nghiêm khắc. Chỉ cần một chữ vô ý liền bị truất tư cách, đã có người đem nó so sánh với điền từ, nhưng trên thực tế nó so với điền từ còn khó hơn.
Ứng thí cách luật thơ cũng tương tự, khảo nghiệm toàn diện về khả năng văn học và kiến thức cơ bản của thí sinh.
Hơn nữa, thơ, phú cũng không phải tự do ra đề mà là tìm kiếm xuất xứ đề mục từ “Thập tam kinh”, không thể tùy ý tự nghĩ. Việc này làm phát sinh một vấn đề, thí sinh không thể học thuộc lòng toàn bộ “Thập tam kinh”, khả năng đề đưa ra từ đâu cũng không thể biết chứ đừng nói đến phá đề. Ở trường thi lại không được đặt câu hỏi, chỉ có thể nhắm mắt đáp cho qua...
Chuyện này coi như là một chuyện tốt, trước khi Khánh Lịch cải cách, những quan chủ khảo vì thể hiện học vấn của mình nên lấy đề từ tiểu thuyết, cổ nhân văn tập, hoặc di hợp kinh chú khiến thí sinh há hốc mồm. Cũng may Khánh Lịch tân chính quy định thơ, phú, luận chỉ có thể ra đề theo “Thập tam kinh”, bằng không Trần Khác cũng chỉ có thể khẩn cầu ông trời phù hộ ...
Đề bài của cuộc thi này là “Thiên đức Thanh Minh thi”. Có người nói thi thơ chính là dùng để ca tụng công đức, nếu không ba trăm năm lưỡng Tống (Nam Tống và Bắc Tống), mấy trăm ngàn bài ứng thí thơ tại sao cho tới nay tên bài gần như không lưu truyền? Lần này cũng không ngoại lệ.
Ứng thí thơ không phải thơ từ bình thường, nó là một trong những mục sàng lọc, càng là thơ thiếu sót tư tưởng nội dung lại càng phải trau chuốt về hình thức nghệ thuật. Làm ra thơ nhất định phải hợp quy củ, sát đề, dùng vận, đối vế, không thể phạm một chút sai lầm, còn phải viết mỹ miều mới có thể trổ hết tài năng.
Tỷ như bài thơ này, yêu cầu lấy “Chữ thanh bằng trong đề là vận, giới hạn trong ngũ ngôn lục vận” . Nếu thí sinh dùng vận sai lầm thì mọi chuyện đều kết thúc, trực tiếp bị truất.
Cũng may đối với người trải qua huấn luyện nghiêm khắc như Trần Khác mà nói, hắn thiếu đi linh cảm nghệ thuật, song lại khéo thanh vận cách luật. Tại cuộc thi cứng nhắc này có thể nghênh ngang che dấu yếu điểm, tựa như cuộc thi chuyên môn thiết lập riêng cho hắn.