Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 119 : Quan phác

Ngày đăng: 01:20 20/04/20


Mấy ngày sau đó, Trần Hi Lượng đều đi sớm về muộn, khi về nhà thì toàn thân mệt mỏi, nhưng không hề lơ là chuyện học hành của các con, cho dù mệt như thế nào cũng đích thân kiểm tra, và giải thích những chỗ khó hiểu.



Ngày nào Trần Khác cũng lẩn ra ngoài, Nhị Lang can ngăn cũng không can ngăn được. Thấy ngày mình phải về thư viện đã đến, cậu nghĩ cần phải nói chuyện với tiểu đệ.



Hôm nay Trần Hi Lượng vừa bước chân ra khỏi cửa, Trần Khác cũng định đi luôn nhưng bị Trần Thầm kéo lại:

-Đệ khoan hãy đi.



-Lại muốn ra ngoài làm gì?

Trần Thầm sa sầm mặt nói.



-Không phải đã nói với huynh rồi sao, có việc.

Trần Khác hất tay cậu ra nhưng cũng đứng lại.



-Rút cục là việc gì?

Trần Thầm nghi ngờ nói:

-Cả ngày tỏ ra thần bí, hỏi đệ cũng không chịu nói.



-Vẫn chưa phải lúc.

Trần Khác nói:

-Đến lúc đó đệ sẽ nói với huynh đầu tiên.



-Không được, hôm nay cần phải nói rõ với ta.

Trần Thầm kiên quyết nói:

-Ta phải về thư viện bây giờ, đệ cả ngày không ở nhà như vậy, Ngũ Lang và Lục Lang phải làm thế nào?



-Ôi, được rồi...

Trần Khác không có cách nào đành nói thật:

-Mấy ngày hôm nay đệ ra ngoài là để điều tra mấy nhà đang nợ tiền nhà chúng ta.



-Điều tra bọn họ...

Trần thầm không thể tin nổi nói:

-Đệ muốn làm gì?



-Phí lời, đòi tiền!

Trần Khác bĩu môi nói:

-Nợ tiền trả tiền, là điều đương nhiên!



-Càn quấy!

Trần thầm tức giận nói:

-Cha còn không đòi được, đệ là phận con dựa vào đâu mà đòi tiền người ta?!

Nói bằng điệu bộ của một người lớn:
Tam Lang nói cảm ơn, và cũng bảo Lục Lang cảm ơn.



-Đừng khách sáo, đừng khách sáo.

Thợ mộc Phan lấy từ trong túi ra bộ chìa khóa, bước đến quầy bán hàng nói:

-Nói đến tiền, ghế mũ quan (một loại ghế có hình giống mũ quan) đó của cậu đã đặt vượt qua mười chiếc rồi, trận này ta thua.

Nói rồi ông mở ngăn kéo lấy ra năm xâu tiền sắt Đương Thập nói:

-Đây là năm xâu tiền của cậu, còn thứ mà cậu muốn làm cũng đã làm xong cho cậu rồi. Lát nữa ra ngoài đừng quên nhờ láng giềng làm chứng nhé.



Tuy rằng miệng thì nói là thua rồi, nhưng trên mặt lại phảng phất nụ cười phát ra từ nội tâm nói:

-Tam Lang lần sau còn bản vẽ nào như vậy nhớ tới tìm ta so tài.



-Ai biết là liệu có còn nghĩ ra hay không? Cháu sẽ cố gắng hết sức.

Tam Lang nhét tiền vào trong ngực, nhấc cái hòm gỗ đặt ở góc nói

-Chính là cái này à?



-Đúng vậy, tinh sảo và tỉ mỉ, mất hai ngày công phu của ta đó.

Thợ mộc phan hiếu kỳ nói:

-Ngươi cần cái lò rèn này làm gì?



-Rèn sắt.

Chỉ một câu nói khiến thợ mộc Phan nghẹn chết.



Trần Khác vừa tới cửa, các vị thương gia gần đó đều kéo nhau đến cười nói:

-Trần gia Tam Lang, thắng hay thua?



Đạo lý có tài không lộ, Trần Khác đương nhiên là biết, nhưng ngành có quy tắc của ngành, người thắng cuộc tiền thì phải công bố cho công chúng được biết, để chứng minh người thua không nuốt lời. Hắn đành lấy tiền từ trong túi ngực ra giơ lên cao, mọi người bèn tung hô, y như là chính mình là người thắng cuộc vậy.



Nhị Lang vốn không biết chuyện này, thấy vậy lập tức hiểu ra vấn đề nói:

-Tam Lang đệ vẫn cá cược với người ta à?!



-Đừng ngạc nhiên như vậy.

Trần Khác ném tiền cho cậu nói:

-Qua phía trước nói chuyện.



Cái gọi là “quan phác” chính là đấu tranh tư tưởng, nói trắng ra là giống như lực sĩ đấu võ cược tiền vậy. Người Tống đánh cuộc đã trở thành một thói quen, từ vương công đại thần cho tới dân thường, dường như không ai là không đánh không ai là không cược.



Nếu như dùng luật của hậu thế để bắt kẻ đánh bạc thì dự đoán tất cả đều bị bắt. Cảm tưởng này được nảy sinh do đây là lần đầu tiên Trần Khác thấy cảnh toàn dân đánh bạc hỗn loạn như vậy. Đi dạo một vòng quanh phố họ mới biết, tất cả các sản phẩm của các cửa hàng trên phố vừa bày bán nhưng cũng có thể cá cược... Chỉ cần hai bên mua bán căn cứ vào chất lượng sản phẩm để định giá.



Ví dụ như một cái thùng đựng nước phải mua mất mười đồng, nhưng nếu đánh cược thì chỉ mất năm đồng. Người thắng thì được đồ còn người thua thì mất tiền, đơn giản dễ thực hiện, chỉ cần có tiền có đồ là được