Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 5252250 : Kế hoạch

Ngày đăng: 01:24 20/04/20


- Không phải lo…

Trải qua lần đả kích trước, Triệu Doãn Nhượng càng trở nên trầm ổn.



Chỉ nghe thấy lão thản nhiên nói:

- Âu Dương Vĩnh Thúc là trung thần do chính Khổng phu tử dạy dỗ.

Dừng một chút, vẫn là nhịn không được nói:

- Nói trắng ra là ngu trung. Đây là nguyên nhân mà quan gia lựa chọn ông ta. Người như thế làm giám khảo, còn tốt hơn những kẻ gió theo chiều nào thì theo chiều ấy nhiều.

Nói xong, khoát tay nói:

- Không cần phải diễn nữa, tất cả giải tán đi.



“Nhiều con nhiều cháu càng thêm nhiều ân oán.” Những lời này bỗng nhiên xuất hiện trong đầu của lão Vương gia. Hiện giờ ông ta nhìn rất nhiều con cháu đứng trước mặt này, trong lòng chỉ cảm thấy phiền não.



Các con khẩn trưởng đứng dậy thi lễ, nối đuôi nhau rời khỏi. Đi ra khỏi thư phòng của phụ thân, Triệu Tông Huy vừa định quay trở lại chỗ ở của mình…

Bác Nghệ Hiên của y đã bị đóng cửa, hiện giờ chỉ có thể ở trong Vương phủ. Tuy nhiên, vẫn còn tốt hơn lão Thập Lục. Triệu Tông Hán bị điều đi Duyên Châu trông coi, không biết năm tháng nào mới có thể quay trở về nhà.



Thì bị một người gọi lại nói:

- Tam ca, đệ muốn mời huynh tới phòng uống trà.



Không cần quay đầu lại cũng biết là lão Thập Tam. Triệu Tông Huy cười ha hả nói:

- Rất vinh hạnh.

Nhưng trong lòng lại cười lạnh. Thằng nhãi này chắc hẳn có chuyện gì mới ân cần như vậy.



Quay đầu nhìn lại, ngoại trừ Thập Tam, còn có lão Tứ. Y liền biết đây là chuyện mà không thể để cho bên ngoài biết.



Ba người đi tới thư phòng của Triệu Tông Thực. Thư phòng của vị ưu tú nhất trong số tôn thất Đại Tống này, đúng với danh xưng ‘Mọt sách’, bởi vì trong này toàn là sách vở. Nhiều thêm ra cũng chỉ là cái bàn và vài dụng cụ đơn giản. Trên bàn có bày văn phong tứ bảo. Đều là thứ bình thường nhất, không có gì sang quý.



Đường đường một vị vương tử, thư phòng lại bày biện đơn giản như vậy, không khỏi có chút mất thân phận. Đây cũng là nguyên nhân mà y không muốn tới chỗ này…Lão đệ, ngươi diễn cũng có phần quá a!



Sau khi ngồi xuống, Triệu Tông Thực lấy một hộp trà rồi cho người hầu pha trà. Triệu Tông Huy lại khoát tay nói:

- Ta không uống quen những loại trà thô. Hãy bảo hạ nhân lấy trà Tiểu Long Đoàn tới.



- Đây là trà Tiểu Long Đoàn.

Triệu Tông Thực nói:

- Trà năm ngoái huynh cho đệ vẫn còn để ở đây.



- Ta nói này Thập tam đệ, đệ cũng không nên làm khổ mình quá, có được không hả?

Triệu Tông Huy nhịn không được nói:

- Đệ uống những thứ quý giá một chút, người ngoài cũng không có ai nói gì.



- Hơn mười năm sống kham khổ đã quen rồi.

Triệu Tông Thực thản nhiên nói:

- Huynh bảo đệ ăn ngon mặc đẹp, ngược lại lại khiến đệ không quen.



- Không hổ là Thập tam a, huynh phục đệ.

Triệu Tông Huy chịu phục nói:

- Nói đi, đệ tìm ta có chuyện gì.



- Đệ muốn hỏi một chút, việc kia huynh an bài như thế nào?

Triệu Tông Thực trầm ngâm trong chốc lát, mới nói:

- Làm sao mà đến bây giờ vẫn không có động tĩnh?



- Việc nào?

Triệu Tông Huy sửng sốt một lúc, rồi mới phản ứng nói:
- Vậy tại sao còn phải phân chia văn ngôn và bạch thoại?

Triệu Trinh hỏi.



- Nguyên nhân rất đơn giản. Sách của cổ nhân không phải là dùng bằng giấy, mà là bằng thẻ tre hoặc sách lụa.

Âu Dương Tu cười rộ lên nói:

- Vi thần lúc còn trẻ đã thử qua. Dùng đao khắc viết chữ ở trên thẻ trúc, chưa viết được mấy chữ đã đau nhừ hai tay. Huống chi trên thẻ tre cũng không thể viết được nhiều. Cổ nhân dạy là chữ đầy đầu sách đầy bồ, kỳ thực cũng chỉ gói gọn trong vài cuốn sách. Lúc trước, Khổng Tử chọn lọc ra ba trăm bài thơ, viết lên thẻ tre, đã tràn đầy ba cỗ xe ngựa. Cái này khiến cho người xưa lúc viết văn không thể viết dông dài. Mà biến phức tạp thành đơn giản, dùng ít từ nhất, để biểu đạt ý tứ, đây chính là “văn ngôn”.



- Về phần viết trên sách lụa. Tuy có ưu điểm là viết được nhiều, lại nhẹ. Nhưng vì nó quá đắt, nhà nghèo không thể mua được. Cho nên cũng chỉ có thể dùng văn ngôn viết.



Sự khôi hài bác học của Âu Dương Tu, nói chuyện luôn có thể khiến người nghe mê mẩn. Triệu Trinh chợt nói:

- Hóa ra nguồn gốc của văn ngôn là như vậy.



- Văn ngôn cổ đại vừa ngắn gọn lại dễ hiểu. Chẳng hạn như "Luận Ngữ", "Mạnh tử", Mặc tử", "sử ký". Những cuốn sách này đều dễ gần dễ hiểu hơn bạch thoại. Nhưng càng về sau thì mới càng khó hiểu.

Âu Dương Tu gật đầu nói.



- Ngẫm lại quả thực có chuyện như vậy.

Quan gia cười nói:

- Vì sao càng về sau thì lại càng khó hiểu?



- Đó là bởi vì các văn nhân đều thích khoe khoang tài học của mình.

Âu Dương Tu nói.



- Ha ha..

Quan gia cười rộ lên nói:

- Ngươi đang nói tới Tống Tử Kinh phải không?



Tống Tử Kinh còn gọi là Tống Kỳ, là vị văn nhân nổi tiếng của triều Tống. Ông ta cũng giống như Vương An Thạch, thi đỗ Trạng Nguyên, nhưng bị người ám hại mới rớt. Nguyên nhân là bào huynh của ông ta Tống Tường cũng thi đậu đồng khoa. Lúc ấy Lễ Bộ đề cử Tống Kỳ đứng thứ nhất, Tống Tường đứng ba. Nhưng Thái Hậu Chương Hiến không muốn đệ đứng trước huynh, nên cho Tống Tường đứng thứ nhất, mà bố trí Tống Kỳ đứng thứ mười. Cho nên lúc đó hai huynh đệ có danh xưng là ‘Song Trạng Nguyên’.



Bởi vậy, Tống Tường đã trở thành đại tam nguyên, đứng đầu ba kỳ thi, thi hương, thi hội, thi đình. Còn Tống Kỳ thì không chỉ đánh mất danh Trạng Nguyên, mà còn không tiến vào tam giáp (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa), trong lòng sao lại không có khúc mắc? Ông ta lại không giống Vương An Thạch, coi công danh như cặn bã, mà những ngày tháng sau, ở khắp nơi khoe khoang tài học của mình… Đương nhiên ông ta vốn là nhân tài Trạng Nguyên, cho nên rất có tiếng tăm trong chốn văn đàn và chính đàn. Cũng chỉ có Âu Dương Tu có khả năng trên ông ta một bậc.



Năm ngoái, quan gia cảm thấy “Đường thư” được soạn thời Ngũ Đại quá nông cạn, nên hạ chiếu trùng tu. Ở bất cứ triều đại nào, việc trùng tu sách sử đều là vinh dự cao nhất đối với người đọc sách. Chỉ có những người được công nhận tài năng mới có thể đảm nhiệm việc này. Không ngoài sở liệu, Âu Dương Tu được bổ nhiệm làm Tổng tài quan, Tống Kỳ làm phó, rồi lại triệu tập một đám văn sĩ xuất sắc, tu chỉnh lại “Đường thư”.



Âu Dương Tu bắt đầu nhậm chức, liền triệu tập thuộc hạ tuyên bố bố cục sửa chữa. Các câu chữ trong đó đều đơn giản, rõ ràng dễ hiểu. Nhưng băng dày ba thước, không phải chỉ do một ngày lạnh có thể đông thành. Mọi người đều có phong cách văn chương của riêng mình, nói sửa là có thể sửa được sao?



Huống chi, còn có người coi đây là quang vinh, càng muốn cùng ông ta đối nghịch. Cầm đầu chính là phó tổng tài Tống Kỳ, Âu Dương Tu quyết định cảnh cáo thằng nhãi này một chút.



Một ngày, Âu Dương Tu đang làm việc ở phòng làm việc, viết tới tám chữ “Tiêu mị phỉ trinh, trát thát hồng hưu” trên tường. Các quan viên xung quanh đều xem không hiểu ý nghĩa của nó. Nhưng cái này không làm khó được Tống Kỳ. Ông ta cười nói:

- Tổng tài, tám từ này có nghĩa là “Đêm mơ điềm xấu, sáng gặp chuyện vui ” chứ gì? Cần gì phải dùng từ thâm thúy như vậy để thay thế?



Âu Dương Tu nghe vậy cười nói:

- Ta chính là học được từ lão huynh.



- Học được từ ta?



- Trong “Lý Tĩnh truyền” mà lão huynh viết, những câu như “Chấn đình bất hạ yểm thông” nội dung không phải còn thiếu sao?

Âu Dương Tu cười tủm tỉm nói:

- Cái này không có cũng biết, như thế không tốt sao, vậy sao còn phải dùng?



Tống Kỳ bị ông ta nói tới mặt đỏ tía tai, nhanh chóng trở về viết lại… Kỳ thực văn chương của Tống Kỳ tuy khó hiểu, nhưng rất thực tế.

Âu Dương Tu là người phúc hậu, không thích nói bậy sau lưng của Tống Kỳ:

- Nhưng trong thiên hạ, những người tài như Tống Kỳ đâu có mấy người? Đại đa số người viết văn, khi văn chương còn chưa học tốt đã đem toàn bộ tinh lực của mình đặt vào những văn tự theo đuổi những cái lạ, khó hiểu, gây choáng váng cho người đọc. Viết ra những bài văn sáo rỗng, hoa mắt ù tai. Như thế thì triều đình làm sao có thể chọn lựa nhân tài? Sự thật thường mất lòng, nhưng những người viết văn như vậy, đều là những kẻ chỉ biết trục lợi. Làm quan chắc chắn sẽ không phải là quan tốt.