Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 6280 : Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng

Ngày đăng: 01:24 20/04/20


Dù đã chậm lên đường mấy ngày, nhưng sứ đoàn vẫn được hưởng đãi ngộ cao nhất của dịch trạm. Dọc theo đường đi đều có đoàn ngựa phía trước dẫn đường, đến trạm dịch ăn cơm, mỗi ngày đổi ngựa. Trên đường lớn rộng rãi bằng phẳng của triều Đại Tống, một ngày nhiều nhất đi được 200 dặm.



Bảy ngày sau, bọn họ đuổi kịp cha con họ Tô phong trần mệt mỏi. Tô Tuân trong tay cũng có giấy phép qua trạm của Bộ Binh cấp. Song từ khi nhận được ba con la tại trạm dịch khi rời kinh thành, bọn họ không hề được đổi la nữa. Đi mãi, họ cũng phải bỏ lại những con la đã kiệt sức, và Trần Khác đã bắt kịp họ.



Trần khác cho người mang qua ba con ngựa cho bọn họ cưỡi. Dọc đường đi, tâm trạng Tam Tô nặng nề, không nói lời nào, cứ lặng lẽ cưỡi ngựa.



Vượt qua Tần Lĩnh, xuyên Kiếm Các, trèo đèo lội suối mấy ngàn dặm, đến cuối tháng ba mới đến dưới chân Thành Đô. Nếu không làm sao nói đi sứ là một việc khổ sai, thực tại đã quá khảo nghiệm sức lực và ý chí của con người rồi.



Đến Thành Đô.

Cuối cùng cũng đến quê nhà của Vương Khuê. Thứ nhất là ông ta muốn nghỉ ngơi. Thứ hai, ông ta muốn về thăm quê. Thứ ba cũng là để chiếu cố Trần Khác một chút. Vì vậy mà ông ta đề xuất xin nghỉ ba ngày.



Trần Khác cùng với nhạc phụ và anh vợ đi trước. Còn đám người Lã Huệ Khanh và Tăng Bố thì ở lại nghỉ ngơi, sắp xếp. Hai người ở lại Cẩm Quan Thành của Thành Đô du ngoạn ba ngày mới xuất phát đuổi theo Trần Khác.



Sáng ngày hôm sau, sương mù bao phủ thành Mi Sơn. Thuyền quan mà Trần Khác và cha con nhà họ Tô ngồi đã lẳng lặng tiến tới bên tàu, bởi vì bọn họ đến quả thực quá nhanh nên về phía quan phủ và dân chúng nơi này vẫn không hay biết gì. Vì vậy không hề có cảnh vạn người ra đón.



Nhưng tiểu thương nhập hàng ở bến tàu vẫn nhận ra là Tô Lão Tuyền sinh và lớn lên ở nơi này.



-Này. Kia không phải là lão Tô sao?

Đám lái buôn bất ngờ vô cùng, vui vẻ tiến lên hỏi thăm. Cùng lúc với nghi thức xướng danh bảng vàng, Lễ Bộ cũng đã cho người báo tin đỗ đạt về quê của Tiến sĩ tân khoa. Toàn bộ dân chúng Mi Châu đều biết cha con Tô Lão Tuyền đều trúng tên bảng vàng. Thậm chí, con rể của lão cũng là Trạng Nguyên khoa năm nay.



Bởi đây chính là Trạng Nguyên đầu tiên của toàn bộ vùng Tứ Xuyên.



Việc trọng đại như vậy đương nhiên toàn bộ vùng Tứ Xuyên đều vui mừng. Những ngày này, nha môn, nhà giàu có từ khắp nơi đều đến chúc mừng. Dân chúng Mi Sơn cảm thấy tự hào vô cùng. Nhưng khắp nơi không phải là treo đèn đỏ lúc có việc mừng mà lại treo cờ trắng, kéo chướng…



Tô Tuân vừa xuống thuyền liền nhìn thấy mấy chữ: “đào mận thơm ngát, đức ân thiên hạ” trên chướng, hai chân liền run rẩy, bắt lấy một người hỏi.

-Vợ ta…



-Lão Tô đừng quá đau lòng…



-Trời ơi…

Hi vọng cuối cùng trên cả đoạn đường tiêu tan. Tô Tuân giống như bị đánh phải một gậy, hai chân khụy xuống, hai mắt tối sầm lăn ra bất tỉnh.



Trần Khác sớm nhìn thấy cha vợ hắn chao đảo sắp ngã, vội vươn tay ôm lấy lão.



-Mẹ, chúng con đã về rồi đây…

Tô Thức và Tô Triệt nói xong liền vứt tay nải, gào khóc chạy về nhà.





Trong ngõ Sa Cấu đã biến thành một biển trời màu trắng. Dựa theo tập tục, những người làm quan, phú hộ đến viếng đều mang đến một tấm trướng viếng. Trong linh đường đã không đủ chỗ để, phải bày ở trong sân. Trong sân không đủ, liền dựng đến tận ngoài cổng. Về sau cả một con ngõ nhỏ đã để đầy trướng viếng.



Lúc Trần Khác đỡ Tô Tuân xuống xe ngựa đã cảm thấy cha vợ run rẩy cả người, hai mắt đăm đăm, không ngờ bi thương đến mức muốn ngất đi, vội vàng đến bấm vào nhân trung (tên huyệt vị) của ông ta, Tô Tuân mới thở ra một hơi dài, nước mắt đổ xuống. Gạt tay Trần Khác ra, lão bước thấp bước cao đi vào nhà. Miệng lẩm bẩm:

-Đều tại ta… đều do ta hại nương tử…



Trong sân, hai anh em Tô Thức đã ngã nhào trên đất, khóc lóc bò đến bên linh cữu của mẹ.

-Mẹ. Mẹ ơi. Mẹ tỉnh lại đi. Đứa con trai bất hiếu của mẹ đã về rồi này. Trước khi mẹ đi, không phải mẹ đã nói muốn nhìn chúng con đỗ cao, ngẩng cao đầu trở về hay sao? Nhưng giờ chúng con đã đỗ cao trở về, mẹ lại nằm ở đây, không thèm nhìn chúng con, chúng con còn chưa báo hiếu cho mẹ được ngày nào…



Tiếng khóc đau thương từ trong truyền tới như chim quyên nghẹn ngào khóc không thành tiếng, làm những nữ quyến trong phòng khóc lóc thương cảm.



Trần Khác cũng bị làm cho hai mắt chứa chan lệ. Nhưng ánh mắt hắn không ở trên linh cữu, mà là ở trên thân ảnh người con gái mặc áo xanh gầy yếu tiều tụy.



Người con gái đó cũng nước mắt thành dòng nhìn hắn. Trần Khác rất muốn ôm cô, muốn an ủi cô. Nhưng bây giờ, hắn chỉ có thể kìm nén cảm xúc đến bên cô, nắm chặt lấy bàn tay lạnh lẽo của cô, truyền cho cô hơi ấm.



Cảm nhận được sự ấm áp của người yêu, khiến nước mắt đã ngưng lại chảy xuống lần nữa. Nàng dựa trên vai Trần Khác, nước mắt rơi trong im lặng.





Bọn hắn rất nhanh đổi áo tang trắng, băng đầu, để chân trần. Ngay cả Trần Khác cũng không ngoại lệ. Sau khi tế bái trước linh đường, vợ của Tô Thức là Vương Phất nói cho bọn hắn mọi chuyện, từ lúc mẹ chồng mắc bệnh đến lúc qua đời.



Hoá ra, từ khi đàn ông trong nhà rời đi vào kinh thành thi cử, trong nhà chỉ còn vợ Tô Tuân, hai đứa con gái, hai đứa con dâu sống. Bà Trình, vợ Tô Tuân sau khi tiễn chồng con, thân thể liên tục đổ bệnh, cho đến lúc mắc bệnh nặng không trị được mà qua đời.



Tiếc nuối lớn nhất của bà là lúc chết đi không đợi được tin vui các con đỗ đạt. Bà ngậm đắng nuốt cay chịu bao khổ cực chăm sóc chồng con, dạy bảo con cái, lại không thể có được một ngày báo đáp đã đi trước một bước. Đời là thế đấy!



Mà thực tế, từ trước lúc chồng con rời nhà đi thi, bà cũng đã đau ốm triền miên. Truy cứu gốc bệnh, lại phải lội ngược dòng đến lần khánh thành tấm “Tô thị gia phả đình bia” kia, sự đả kích lần đó đối với Trình gia rất tàn khốc!



Về sau, Trình thánh nhân đặt ra “tam tòng tứ đức” bây giờ mới vừa đậu đồng tiến sĩ. Con gái triều Tống sau khi lấy chồng, mặc dù lấy nhà chồng và con cái làm trọng, song vẫn giữ quan hệ thân thiết với nhà mẹ đẻ. Điều này trong pháp luật cũng có quy định. Không chỉ là gái chưa chồng, nếu ly hôn, hoặc chưa có con, ở góa về nhà mẹ đẻ đều có quyền kế thừa tài sản.



Hơn nữa, dù cho là con gái đã lấy chồng cũng có thể kế thừa gia sản. Chỉ có điều là giới hạn ở phần thuộc về mình, đó chính là của hồi môn, những thứ mà trước đó đã được cho. Cho nên đồ cưới của con gái thời Tống có khi còn nhiều hơn cả gia sản nhà chồng. Nhưng quyền sử dụng, chi phối đồ cưới tất cả đều thuộc về nhà gái. Nếu bên gái không may mất trước, nhà trai phải trả lại đồ cưới cho nhà mẹ đẻ.



Vì vậy, con gái đời Tống không giống những triều đại sau, con gái đã cưới chồng giống như bát nước đã đổ đi. Về quan hệ với nhà mẹ đẻ, ngược lại có chút giống thời đại trước kia của Trần Khác. Cho dù đồ cưới của bà Trình sớm đã dùng cho cả nhà chồng, nhưng tình cảm bà dành cho nhà mẹ đẻ không vì thế mà mất đi.



Nhưng Tô Tuân tính tình cao ngạo đến cực đoan lại sử dụng phương thức kịch liệt nhất báo thù nhà họ Trình. Lão công khai tuyên bố đoạn tuyệt mọi quan hệ với bên nhà vợ, và làm thơ nguyền rủa Trình gia. Nhưng như vậy vẫn không làm cho Tô Tuân nguôi đi nỗi hận trong lòng, lão lại dùng bia đình, đưa Trình gia vĩnh viễn đóng lên cột sỉ nhục muôn đời.



Bản thân lão thoải mái, nhưng lại bỏ qua suy nghĩ của vợ lão. Như vậy cũng là sỉ nhục cả con gái nhà họ Trình. Trình phu nhân kẹp ở giữa vừa thương cảnh ngộ của con gái lại đau lòng chuyện hai nhà thành thù, đoạn tuyệt quan hệ với nhà mẹ đẻ. Tâm thần bị dày vò khiến bà ngày đêm bị tra tấn, cứ thế tích thành bệnh, nhiều năm không dời khỏi thuốc. Nhưng vẫn phải chăm sóc chồng, lo liệu cưới hỏi cho hai đứa con trai, bà chỉ có thể dùng ý chí mà chống đỡ. Bọn họ rời đi, nhàn rỗi hơn bà lại ngã bệnh. Một năm nay liên tục mời danh y đến khám nhưng cũng không cứu chữa được.



Nhưng lúc lâm trung không có chồng, không có một đứa con trai nào bên người, bà làm sao có thể an tâm nhắm mắt.



Hai ngày tiếp theo, cha con nhà họ đều sống trong đau buồn. Đối với Tô Thức và Tô Triệt mà nói, hơn hai mươi năm này họ đều là được mẹ nuôi nấng dạy bảo, nhớ khi mẹ ngồi dưới ánh đèn may quần áo, nghĩ đến khi họ còn nhỏ, tình thương của mẹ đối với họ tựa như biển lớn, vô cùng vô tận. Nhưng bây giờ chỉ trong gang tấc, sinh tử cách biệt, nhìn thấy quan tài lại nhớ tới người, như vậy sao lại không làm cho con người ta lòng đau như cắt, nước mắt như mưa?



Nhất là đối với Tô Tử Chiêm (Tô Thức) trọng tình trọng nghĩa mà nói, anh ta đi học là vì thỏa mãn sự kì vọng của cha mẹ, nay đã đậu tiến sĩ, hoàn thành tâm nguyện của cha mẹ, lại không thể sớm báo hiếu cho mẹ. Như vậy làm sao anh ta có thể chịu được. Từ lúc về nhà anh ta không ăn không uống, không chịu rời khỏi linh đường nửa bước, cũng đã khóc bất tỉnh mấy lần.



Việc chôn cất đã được định vào hai ngày sau. Hai ngày này, có không ít láng giềng và quan viên địa phương đến cúng viếng. Gia đình bọn họ đều vô cùng đau lòng, việc tiếp đón người đến viếng đều là Trần Khác làm. Đương nhiên bọn quan viên sẽ không cảm thấy thất lễ. Trên thực tế, hơn nửa lý do bọn họ đều đến vì Trần Khác.



Vất vả chịu đừng qua hai ngày là mùng 3 tháng 4, linh cữu đã được rời khỏi phủ. Là con cả, Tô Thức dẫn đường đưa tang. Tô Tuân và Trần Khác cũng mặc đồ tang theo sát phía sau. Địa vị của nhà họ Tô nay đã khác, ngày này toàn tộc họ Tô đều đến đưa tang. Đoàn đưa tang dài đến hai dặm, thậm chí còn rầm rộ hơn cả đám tang Tô lão gia năm đó.



Nhạc buồn bi thương, tiền giấy bay đầy trời, đoàn đưa tang chậm rãi ra khỏi thành, đến phần mộ tổ tiên của Tô gia ngoài thành. Lúc trước lập bia, lão Tô đã chọn vị trí mộ cho mình, nhưng không nghĩ đến, vợ lão lại đi trước nằm ở đó.



Trong núi non xanh nước biếc, hoa cỏ um tùm, gia phả đình kia vẫn như mới, bên trong là tấm bia đá đó. Tô Tuân cũng không dám quay sang nhìn tấm bia đó một cái, quay đầu đi qua “kiệt tác” khiến lão phải trả giá đắt.



Mộ đã được đào xong, chỉ cần đến giờ, sẽ đưa quan tài xuống mộ, đổ đất, đắp lại là xong… còn về phần xây mộ lập bia, đều phảo đợi tương lai lão Tuyền nằm xuống đó rồi mới tính đến.



Không có bia mộ, nhưng có văn tế. Tô Tuân vịn quan tài, đốt cháy tờ văn tế được viết bằng máu. Vừa đốt vừa đau buồn đọc.

-Hỡi ôi! Cùng tử chung sống, hẹn ước trăm năm. Không biết giữa đường, bỏ ta đi trước. Ta lên kinh sư, ngàn dặm xa xôi tới ngày trở về, than khóc tử ra đi. Không lời trăn trối, tử đi không về, lòng ta quặn đau…




-An Đạo Công xem ra phong độ hơn xưa!

Vương Khuê vội vàng đáp lễ. Trần Khác đứng bên cạnh y nhưng hơi lùi về phía sau một chút, cũng thi lễ theo.



Trương Phương Bình tiến về phía trước một bước, đỡ lấy hai người, nói:

-Vị này chính là tân khoa Trạng nguyên đó à?



-Đúng là bổn khoa Trạng nguyên Trần Trọng Phương đó ạ!

Vương Khuê vinh dự giới thiệu:

-Trọng Phương, vị này chính là Trương An Đạo Công danh tiếng lẫy lừng!



-Hạ quan bái kiến Trương tướng công!

Trần Khác đành phải thi lễ một lần nữa, đối phương bây giờ điều hành Ích Châu phủ với tư cách là Tam Ti sứ, điều khiển quân vụ Lưỡng Xuyên, tất nhiên xứng đáng được gọi là ‘tướng công’.



Trương Phương Bình thân mật đỡ hắn dậy, nói:

-Tốt tốt tốt, Trạng nguyên không cần đa lễ. Lão phu nghe đại danh đã lâu, như sét đánh bên tai rồi. Chúng ta đều nghe danh nhau đã lâu, hay là cứ xưng hô huynh đệ đi.



-Trần công chiếu cố cho hạ quan rồi!

Lời này của Trần Khác có ý tứ là, thế thì sẽ không gọi lão là tướng công, nhưng tùy tiện hơn nữa thì quá đáng quá. Thân trong quan trường thì phải nói những lời quan thoại giả tạo, điều này khiến hắn trong lòng thấy khó chịu vô cùng.



-Chúng ta vào trong nói chuyện.

Trương Phương Bình một tay kéo Trần Khác, một tay kéo Vương Khuê, thân thiết đưa bọn họ vào trong phủ.



Người hầu mang trà và điểm tâm lên, Trương Phương Bình cười nói với Trần Khác:

-Năm ngoái Tô Lão Tuyền dẫn hai tiểu tử đến gặp ta, nghe nói đệ cũng đã tới Thành Đô, nhưng lại tránh không gặp mặt ta, đệ nói thế có nên hay không?



Trần Khác áy náy cười nói:

-Quả thật không nên, tuy nhiên Trương công công vụ bề bộn, hạ quan chỉ sợ người đông quá sẽ làm phiền tới ngài.



Trương Phương Bình có tính cách thẳng thắn cởi mở của đàn ông Trung Nguyên, lão cười nói:

-Đây không phải lời nói thật lòng. Đệ là vì chuyện ta và thầy của đệ bất hòa, lo bị tỏ thái độ nên mới tránh mặt ta, có đúng không?



-Tuyệt đối không có việc này.

Cho dù bị nói trúng, nhưng Trần Khác cũng không thể thừa nhận, vẫn lắc đầu nói:

-Trương công độ lượng cao thượng, làm sao có thể làm khó cho hậu bối được.



Trương Phương Bình cười nói:

-Ha ha ha, thật là biết cách ăn nói. Nghe nói đệ phải viết trước mười vạn chữ mới được tham gia thi hội, có việc này sao?



Trần Khác cười khổ nói:

-Nghĩ lại mà sợ, nhưng quả thật là như thế.



-Tên tiểu tử Vương Giới Phủ luôn không coi ai ra gì, đệ có thể gắng gượng qua được, cũng là để cho hắn biết như thế nào gọi là ‘nhân ngoại hữu nhân’ (tức là người giỏi còn có người khác giỏi hơn).

Trương Phương Bình cười vô cùng vui vẻ, giơ cao ngón tay cái lên khen:

-Lợi hại, lợi hại!



Trần Khác cười khổ nói:

-Vẫn không thể bằng Trương Công được. Hạ quan mười năm ròng mới thuộc mười vạn chữ, Vương Công chỉ dùng có mười ngày mà đã có thể thuộc được ‘tam sử’, ánh sáng của hạt gạo làm sao dám so sánh với ánh sáng của mặt trăng?



Câu tâng bốc này khiến Trương Phương Bình thấy vô cùng dễ chịu, lão cười tươi như hoa. Vì nếu luận thông minh trí nhớ tốt thì lão tuyệt đối là người số một Triều Tống, biết bao thần đồng, thiên tài không là gì so với lão cả.



Nghe nói lão có khả năng đọc nhanh như gió, đã đọc là không quên. Khi còn trẻ đã từng mượn người ta ‘tam sử’, mười ngày sau lập tức trả lại, từng câu trong đó đều có thể nhớ rất kỹ. ‘Tam sử’ là bao gồm “Sử ký”, “Hán thư” và “Hậu Hán thư”, chỉ riêng cuốn “Sử ký’ đã hơn năm mươi vạn chữ, lão có thể đọc được tất cả trong mười ngày thì ngươi đi đâu để nói lý đây?



Trần Phương Bình cười nói:

-Ta là do nhà quá nghèo, muốn đọc sách chỉ có thể đi mượn nên mới bắt buộc phải đọc hết. Nói ra thì buồn cười, về sau khi làm quan những sách mua về đọc rồi đều không thể nhớ hết được, chỉ có mỗi sách đi mượn năm đó là nhớ rõ ràng toàn bộ, đệ thấy có buồn cười không.



.....



Bên này lão cứ hăng hái không ngừng kể chuyện cũ, bên kia Trần Khác và Vương Khuê đều lộ vẻ bất đắc dĩ. Thật đúng là cấp cứu lại gặp thầy thuốc chậm. Họ đang vô cùng sốt ruột, lửa thiêu tới thành Nhã An đến nơi rồi, ai ngờ rằng vị trưởng quan quân chính tối cao của nước Thục lại không hề có vẻ lo lắng gì.



Mà không chỉ là ngoài miệng không vội, nhìn cảnh tượng các thương nhân thành Nhã An vẫn đang buôn bán tấp nập, không hề có chút phòng bị nào thì biết ngay lão thực sự không cấp bách.



Vương Khuê rốt cục không kìm được lên tiếng hỏi:

-An Đạo công, theo tiểu đệ được biết, triều đình đã ra lệnh cho Kiềm hạt tư phong tỏa các con đường buôn bán với Đại Lý. Vậy tại sao xem ra hoạt động buôn bán vùng biên vẫn chưa chịu ảnh hưởng?



Trương Phương Bình lại lơ đễnh cười nói:

-Ha ha, đóng cửa thương lộ thì chỉ mang lại tổn thất cực lớn cho thương nhân, lại còn gây ra khủng hoảng không cần thiết, khiến người ta thừa cơ giậu đổ bìm leo, không hề có điểm tốt nào cả. Bởi vậy, tướng ở bên ngoài, quân mệnh có cái không nghe.

Đại thần của triều Tống thường ngạo mạn như vậy mà gặp được Trương Phương Bình có tài sai khiến như vậy thì tất nhiên là phúc của xã tắc, nhưng chỉ e có những kẻ “thành sự không có bại sự có dư” làm loạn.



- Nhưng, làm sao lại có tin đồn rằng quân của Mã Chí Thư đã vượt sông tiến vào địa phận Đại Tống ta rồi.

Vương Khuê mặt hiện vẻ ưu tư nói.



- Tin tức này ta cũng đã nghe rồi.

Trương Phương Bình gật đầu nói.

- Bởi vậy hôm nay ta mời đến, đầu tiên thăm dò các thủ lĩnh của Cung bộ phận xuyên đã báo cáo tin tức này, chờ lát nữa ta muốn mời ông ta đi ăn cơm, nhị vị khâm sai nếu không chê thì cùng dự tiệc.



- Vậy thì tốt.



- Tuy nhiên đến lúc đó, tất cả đều nhìn ánh mắt của lão phu.

Trương Phương Bình giảo hoạt cười nói.



- Mong mỏi chờ đợi.

Vương Khuê cười nói.





Đợi tới khi ba người chuyển tới chính đường liền gặp ngay một người trung niên trên đầu quấn vải đen, mặc chiếc áo đuôi ngắn màu đen, đi chân đất, da ngăm đen, đang ngồi trên ghế làm bộ làm tịch uống trà.



Vừa nhìn thấy Trương Phương Bình tới, cả năm người vội vã đứng dậy hành lễ, dùng thứ Hán ngữ cứng nhắc hỏi thăm ông ta.



Trương Phương Bình giới thiệu với bọn họ, nói cho Vương Khuê và Trần Khác, năm vị này là thổ quan (quan chủ quản đất và nước) của Cung Bộ Xuyên ở Lê Châu và Nhã Châu, nhưng đối với những người cầm đầu này, chỉ nói tới bọn họ là những khâm sai được được triều đình phái tới, chứ không nhắc tới bọn họ phải đi sứ Đại Lý này nữa.